Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đỗ Khánh Linh
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 10/05/2022

Vì sao cần tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh giúp con khỏe mạnh?

Vì sao cần tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh giúp con khỏe mạnh?
Vitamin K là yếu tố cần thiết để giúp hình thành cục máu đông và cầm máu. Trẻ sơ sinh có một lượng rất nhỏ vitamin K dự trữ trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề chảy máu nghiêm trọng như chảy máu do thiếu vitamin K.

Thiếu vitamin K thậm chí có thể khiến bé bị tổn thương não và tử vong. Do đó, cha mẹ cần hiểu tầm quan trọng của việc tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh. Đồng thời, biết những phương pháp để đảm bảo con có đủ liều lượng Vitamin K cần thiết.

Tại sao phải tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh?

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh là cách chủ động phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh như xuất huyết não, viêm màng não.

Trong cơ thể trẻ sơ sinh có một lượng dự trữ vitamin K nhất định; và lượng vitamin này được cơ thể sử dụng ngay trong những ngày đầu tiên để ngăn chặn tình trạng xuất huyết.

Một lý do khác cha mẹ cần tiêm Vitamin K cho trẻ sơ sinh là do hàm lượng vitamin K trong sữa mẹ cũng không cao; và vì vậy, trẻ sơ sinh dễ bị thiếu hụt loại vitamin này.

>> Cha mẹ xem thêm 5 mẹo trị cứt trâu cho trẻ đơn giản và hiệu quả

vitamin k cho trẻ sơ sinh

Điều gì xảy ra khi trẻ sơ sinh có lượng vitamin K thấp?

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh cực kỳ quan trọng để giúp bé tránh bị thiếu hụt loại vitamin này.

Thiếu vitamin K có thể khiến cơ thể bé dễ bị bầm tím hoặc chảy máu tự nhiên trong 12 tuần đầu sau sinh. Máu có thể xảy ra từ mũi, miệng hoặc chảy máu từ gốc rốn.

  • Thiếu vitamin K1: Cơ thể bé bị xuất huyết trong 24 giờ đầu sau sinh.
  • Thiếu vitamin K2: Chảy máu trong tuần đầu tiên sau sinh.
  • Thiếu vitamin K3: Chảy máu khi con được 2−12 tuần tuổi.

Trường hợp thiếu vitamin K3 rất hiếm nhưng lại đáng lo ngại nhất vì tỷ lệ gây tử vong rất cao. Nếu bé bị thiếu vitamin K3, nhiều khả năng con sẽ bị chảy máu trong; thường gặp nhất là xuất huyết não. Trẻ sơ sinh bị xuất huyết não có thể dẫn tử vong.

Dấu hiệu thiếu vitamin K ở trẻ sơ sinh

Các biểu hiện có thể cho thấy bé bị thiếu vitamin K như sau:

  • Phân trẻ sơ sinh có lẫn máu. Phân của bé có màu đen như hắc ín, sẫm màu và có mùi tanh.
  • Có máu trong nước tiểu của bé.
  • Chảy máu mũi hoặc cuống rốn.
  • Dễ bị bầm tím hơn bình thường; nhất là xung quanh đầu và mặt.
  • Ngủ li bì hay quấy khóc.
  • Co giật, nôn nhiều có thể là dấu hiệu trẻ bị xuất huyết não.

Các bé có nguy cơ cao bị chảy máu do thiếu vitamin K là:

  • Bé sinh non trước 37 tuần.
  • Bé sinh mổ.
  • Trẻ bị khó thở sau khi sinh ra.
  • Trẻ có bệnh về gan; hay trải qua quá trình sinh nở nguy hiểm.

Trẻ sơ sinh bú mẹ dễ gặp tình trạng xuất huyết hơn những trẻ bú sữa bột vì sữa bột được bổ sung vitamin K nhiều hơn. Do đó, đối với các bé bú mẹ; để giảm thiểu nguy cơ thiếu vitamin K; cha mẹ nên cho con bú ngay khi chào đời và khi trẻ đói. Sữa non của mẹ chứa nhiều loại vitamin này hơn, do đó, cha mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt.

>> Cha mẹ xem thêm 3 lời khuyên đắt giá khi sử dụng vitamin tổng hợp cho bé

Hướng dẫn bổ sung vitamin K cho trẻ sơ sinh

Hướng dẫn bổ sung vitamin K cho bé

1. Liều tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh là cách bổ sung thường được các bác sĩ khuyến cáo. Đây là phương pháp hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi tình trạng xuất huyết. Bé sau khi sinh cần tiêm một mũi vitamin K1 hoặc K3.

Hướng dẫn tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh theo Bộ Y tế là:

  • Đối với trẻ sơ sinh trên 1500 gram: Bé sẽ được liều tiêm bắp với liều lượng 1mg vitamin K1.
  • Đối với trẻ dưới hoặc bằng 1500 gram: Bé sẽ được tiêm bắp với liều lượng 0,5 mg vitamin K1.

Việc tiêm vitamin K1 thực hiện ngay sau khi trẻ được chăm sóc thiết yếu sau đẻ/mổ lấy thai.

>> Cha mẹ xem thêm Bé bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân cảnh báo bệnh gì?

2. Liều uống vitamin K cho trẻ sơ sinh

Ngoài cách tiêm, vitamin K cho trẻ sơ sinh còn được bổ sung bằng dạng uống. Nếu bổ sung vitamin K cho trẻ sơ sinh theo cách này thì cha mẹ cần đảm bảo cho bé uống đủ liều. Nếu bổ sung không đủ thì trẻ dễ bị xuất huyết do thiếu vitamin K khởi phát muộn.

Trẻ sơ sinh cần uống 3 lần vitamin K1: lần thứ nhất sau sinh; lần thứ hai lúc trẻ 7 ngày tuổi; lần thứ ba lúc trẻ 30 ngày tuổi. Liều dùng vitamin K1 cho trẻ sơ sinh phụ thuộc vào việc bé bú bình hay bú mẹ.

Sau đây là cách uống vitamin k cho trẻ sơ sinh:

  • 3 giọt vitamin K trực tiếp qua đường miệng nếu bé bú mẹ. Trong tuần đầu tiên chào đời, bố mẹ cần cho bé uống 2 giọt và 1 giọt còn lại khi con được một tháng tuổi;
  • Nếu bé bú bình, cha mẹ có thể cho con uống trực tiếp hai liều trong tuần đầu tiên sau sinh.

>> Cha mẹ xem thêm Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi có bình thường không?

Một số câu hỏi thường gặp về bổ sung vitamin k cho trẻ sơ sinh

một số câu hỏi thường gặp về vitamin k

1. Liều tiêm vitamin K có an toàn với trẻ sơ sinh không?

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh đã được minh chứng là an toàn trên khắp toàn cầu trong suốt 40 năm. Liều tiêm chủ yếu chỉ chứa thành phần vitamin K; ngoài ra, nó còn có các thành phần khác giúp liều tiêm trở nên an toàn hơn:

  • Một thành phần giúp vitamin K hòa lẫn với chất lỏng.
  • Một thành phần giúp liều tiêm không bị chua.
  • Và thành phần Benzyl Alcohol để bảo quản.

Vào những năm 1980, các bác sĩ nhận ra rằng trẻ sinh non nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt có thể bị ốm do ngộ độc Benzyl Alcohol. Vì nhiều loại thuốc và chất lỏng cần thiết cho việc chăm sóc đặc biệt của trẻ có chứa Benzyl Alcohol như một chất bảo quản.

Kể từ đó, các bác sĩ đã cố gắng giảm thiểu lượng thuốc có chứa benzyl-alcohol mà họ cho. Một lượng nhỏ Benzyl Alcohol trong thuốc tiêm vitamin K không đủ để gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.

2. Liều tiêm vitamin K có thể gây ung thư không?

Không (theo CDC). Vào đầu những năm 1990, một nghiên cứu nhỏ ở Anh đã tìm thấy “mối liên hệ” giữa việc tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh và bệnh ung thư ở trẻ em. Nhưng mối liên hệ này chỉ cho thấy hai điều đó xảy ra đồng thời đối với trẻ; không cho thấy vitamin k gây ra ung thư hay không.

Việc tìm hiểu xem liệu vitamin K có thể gây ung thư ở trẻ em hay không là rất quan trọng vì mọi trẻ sơ sinh đều phải được tiêm vitamin K. Các nhà khoa học đã xem xét liệu họ có thể tìm thấy mối liên quan tương tự ở những đứa trẻ khác hay không; nhưng mối liên quan này giữa vitamin K và ung thư ở trẻ em không bao giờ được tìm thấy trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.

3. Liều lượng của mũi tiêm Vitamin K cho trẻ sơ sinh có quá cao không?

Liều lượng trong mũi tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh là không quá nhiều. Liều lượng vitamin K trong mũi tiêm cao so với nhu cầu hàng ngày của vitamin K. Nhưng hãy nhớ trẻ sơ sinh không có nhiều vitamin K khi mới sinh; và sẽ không được cung cấp đầy đủ vitamin K cho đến khi chúng gần 6 tháng tuổi. Điều này là do vitamin K không đi qua nhau thai và sữa mẹ có hàm lượng vitamin K rất thấp.

4. Mẹ có thể ăn gì để bổ sung vitamin K vào sữa mẹ?

CDC khuyến khích các bà mẹ ăn uống lành mạnh và bổ sung vitamin tổng hợp khi cần thiết. Mặc dù ăn thực phẩm giàu vitamin K hoặc uống bổ sung vitamin K có thể làm tăng nhẹ nồng độ vitamin K trong sữa mẹ; nhưng cũng không thể tăng nồng độ trong sữa mẹ đủ để cung cấp tất cả lượng vitamin K mà trẻ sơ sinh cần.

5. Làm thế nào để bé đỡ đau khi tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh?

Làm thế nào để bé đỡ đau khi tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh?

Trẻ sẽ đỡ đau hơn nếu được bế và cho phép bú. Cha mẹ có thể yêu cầu bế trẻ trong khi tiêm vitamin K để vỗ về bé. Cho con bú trong khi tiêm và ngay sau đó cũng có thể giúp bé thoải mái hơn.

Hãy nhớ rằng nếu em bé không được tiêm vitamin K; nguy cơ xuất huyết nghiêm trọng của bé cao hơn 81 lần so với khi bé được tiêm. Chẩn đoán và điều trị thiếu vitamin K thường bao gồm nhiều thủ thuật đau đớn (ví dụ như lấy máu nhiều lần).

6. Những rủi ro và lợi ích của việc tiêm vitamin K là gì?

Rủi ro của việc tiêm vitamin K bao gồm: đau hoặc thậm chí bầm tím hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm. Một số trường hợp bé bị để lại sẹo trên da tại . Chỉ có một trường hợp phản ứng dị ứng duy nhất ở trẻ sơ sinh đã được báo cáo; vì vậy trường hợp này cực kỳ hiếm.

Mặc dù đã có những lo ngại về một số rủi ro khác; như nguy cơ ung thư ở trẻ em hoặc rủi ro do các thành phần bổ sung; nhưng các rủi ro này đều không được chứng minh bởi các nghiên cứu khoa học.

Lợi ích chính của việc tiêm vitamin K là nó có thể bảo vệ con bạn khỏi tình trạng thiếu hụt vitamin K (VKDB); một tình trạng nguy hiểm có thể gây tàn tật lâu dài hoặc tử vong. Ngoài ra, chẩn đoán và điều trị VKDB thường bao gồm nhiều thủ thuật và đôi khi gây đau đớn, chẳng hạn như lấy máu, chụp CT, truyền máu hoặc gây mê và phẫu thuật.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã khuyến nghị tiêm Vitamin K từ năm 1961; và đã nhiều lần tuân theo khuyến nghị đó vì rủi ro của việc tiêm ngừa không cao hơn nguy cơ mắc VKDB; dựa trên nhiều thập kỷ bằng chứng và nhiều thập kỷ kinh nghiệm với trẻ sơ sinh đã nhập viện hoặc chết vì VKDB.

Vitamin K rất quan trọng trong việc giúp quá trình đông máu diễn ra bình thường, tránh việc bé bị mất máu quá nhiều nếu lỡ bị thương. Bố mẹ cần quan tâm, tìm hiểu đầy đủ các thông tin cần thiết về loại khoáng chất này để có thể bổ sung đầy đủ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Frequently Asked Questions (FAQ’s): Vitamin K and the Vitamin K Shot Given at Birth
https://www.cdc.gov/ncbddd/vitamink/faqs.html
Ngày truy cập: 13.04.2022

2. Vitamin K Deficiency Bleeding in the Newborn
https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=90&ContentID=P02372
Ngày truy cập: 13.04.2022

3. Vitamin K
https://www.cdc.gov/breastfeeding/breastfeeding-special-circumstances/diet-and-micronutrients/vitamin-k.html#:~:text=
Ngày truy cập: 13.04.2022

4. What is Vitamin K Deficiency Bleeding?
https://www.cdc.gov/ncbddd/vitamink/facts.html#:~:text=
Ngày truy cập: 13.04.2022

5. Guidelines for Vitamin K Prophylaxis
https://med.stanford.edu/newborns/clinical-guidelines/vitamink.html
Ngày truy cập: 13.04.2022

x