Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Thông tin kiểm chứng bởi Đỗ Khánh Linh
Cập nhật 31/05/2022

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là do đâu? Cách chăm sóc bé

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là do đâu? Cách chăm sóc bé
Thấy con mắc các vấn đề về da như khô rát, bong tróc, nỗi mẩn.... chắc hẳn cha mẹ nào cũng không khỏi lo lắng. Một trong những vấn đề về da khiến con có hết tất cả các triệu chứng này là viêm da cơ địa. Viêm da cơ địa khá phổ biến ở trẻ sơ sinh nên cha mẹ nào cũng cần nắm rõ về căn bệnh này để điều trị cũng như phòng ngừa cho con. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng MarryBaby tìm hiểu các vấn đề liên quan đến bệnh viêm da ở trẻ này nhé!

1. Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là gì?

Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis) hay còn gọi là viêm da dị ứng là một tình trạng mãn tính xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh. Viêm da cơ địa khiến da trẻ sơ sinh bị kích ứng, đỏ, khô, sần sùi và ngứa ngáy. Tình trạng này xảy ra nhiều ở trẻ từ 3 tháng đến 6 tháng tuổi.

2. Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh. Trong đó bao gồm:

2.1 Yếu tố gen di truyền

Trong gia đình có cha hoặc mẹ bị viêm da cơ địa, bệnh chàm da, bệnh viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng hay bệnh hen suyễn… thì khả năng cao trẻ sinh ra cũng sẽ mắc phải những căn bệnh này.

2.2 Miễn dịch kém dẫn đến viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa được phát triển hoàn thiện và còn rất yếu. Chính vì thế, khi có những yếu tố kích thích, tác động đến làn da sẽ khiến con bị dị ứng. Điều này dẫn đến viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh.

2.3 Các yếu tố bên ngoài

Bên cạnh những nguyên nhân do cơ địa gây ra, viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như:

  • Trẻ không được bú sữa mẹ.
  • Trẻ gặp phải tác dụng phụ sau khi tiêm phòng.
  • Sống trong thời tiết hanh khô và nhiệt độ thấp cũng dễ gây ra viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh.
  • Trẻ thường xuyên mặc quần áo có chất liệu len hay dạ.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng: Nên và không nên làm gì?

3. Những triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Những triệu chứng viêm da

Bất kỳ vùng da nào ở trên cơ thể trẻ nhỏ cũng có thể bị viêm da dị ứng. Ở trẻ sơ sinh, các triệu chứng viêm da cơ địa thường xuất hiện ở mặt, cổ, da đầu, khuỷu tay và đầu gối. Ở trẻ lớn hơn, các triệu chứng thường ảnh hưởng đến da bên trong khuỷu tay, mặt sau của đầu gối, hai bên cổ, quanh miệng và trên cổ tay, mắt cá chân và bàn tay.

Các triệu chứng có thể xảy ra khác nhau ở mỗi trẻ tùy vào độ tuổi. Chúng có thể bao gồm:

  • Da khô, có vảy.
  • Ngứa dữ dội.
  • Đỏ và sưng.
  • Da dày lên.
  • Da mặt nhợt nhạt.
  • Các vết sưng nhỏ, nổi lên có thể trở nên đóng vảy và rỉ dịch nếu bị trầy xước.
  • Các nốt sần trên mặt, cánh tay trên và đùi.
  • Sạm da mí mắt hoặc quanh mắt.
  • Thay đổi da quanh miệng, mắt hoặc tai.
  • Các khu vực nổi lên, màu đỏ (phát ban).

Các triệu chứng của viêm da dị ứng có thể giống như các tình trạng sức khỏe khác. Để biết chắc chắn con có bị viêm da dị ứng hay không, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện khám sớm nhất có thể.

>> Mẹ có thể xem thêm: Bé bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân cảnh báo bệnh gì?

4. Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có đáng lo không?

Viêm da cơ địa có thể gây dày da, nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh do vi khuẩn và viêm da liên quan đến dị ứng khác. Nó cũng có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ của trẻ, ngủ không sâu vì ngứa dữ dội. Nặng hơn nữa, triệu chứng ngứa của viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến tâm trạng của bé chán nản, thụ động, thiếu năng lượng. Lạm dụng quá nhiều kem steroid để điều trị viêm da có thể dẫn đến mỏng da và mỏng mô bên dưới da.

5. Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Để tránh những trường hợp trên xảy ra với con do bị viêm da lâu ngày; cha mẹ nên nắm một số biện pháp để điều trị kịp thời.

5.1 Phương pháp điều trị viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh

Việc điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh sẽ tùy thuộc vào các triệu chứng, tuổi tác và sức khỏe chung của con. Nó cũng sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng.

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh và người lớn. Nhưng các mẹ có thể tham khảo những biện pháp dưới đây để giảm ngứa và viêm; bổ sung độ ẩm và ngăn ngừa nhiễm trùng cho trẻ.

Để điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh cha mẹ cần nhớ:

  • Cho trẻ tránh xa các chất kích thích; những chất độc hại như thuốc tẩy, thuốc trừ sâu…
  • Tắm bằng sữa tắm có chất tẩy rửa nhẹ nhàng hoặc sữa tắm với sự cho phép của bác sĩ.
  • Giữ móng tay của trẻ ngắn để tránh gãi, gây kích ứng da và nhiễm trùng.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm đặc trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

5.2 Các loại thuốc sau đây được sử dụng phổ biến nhất để điều trị viêm da dị ứng

Các loại thuốc dưới đây thường được sử dụng phổ biến để điều trị viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, cha mẹ không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc vào cho bé mà không trao đổi hoặc có sự tư vấn từ bác sĩ nhé.

  • Kem hoặc thuốc mỡ corticosteroid: giúp giảm ngứa chỗ viêm và sưng tấy.
  • Thuốc kháng sinh: trẻ có thể uống thuốc dạng lỏng hoặc thuốc rắn để điều trị nhiễm trùng.
  • Thuốc dị ứng: Con có thể cần dùng thuốc này trước khi ngủ để giúp giảm ngứa và cải thiện giấc ngủ. Nó có dạng lỏng hoặc thuốc viên và được dùng bằng đường uống.
  • Kem hoặc thuốc mỡ ức chế calcineurin: cũng giúp giảm ngứa và sưng tấy do viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh gây ra.
  • Thuốc mỡ thay đổi hệ thống miễn dịch: bác sĩ thường kê đơn kem bôi ngoài da.
  • Quang trị liệu (liệu pháp điều trị bằng ánh sáng): Liệu pháp ánh sáng có thể được thực hiện tại bệnh viện cũng như tại nhà.
  • Thuốc điều hòa miễn dịch: Đây là một chất lỏng hoặc thuốc viên uống có ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Nó được sử dụng khi các phương pháp điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh khác không thể chữa được. Nhưng, thuốc này có thể có tác dụng phụ. Con sẽ phải xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra các tác dụng phụ.
  • Thuốc sinh học: Trong những trường hợp nghiêm trọng, con cần một loại thuốc mới chẳng hạn như Dupilumab. Thuốc này ở dạng tiêm.

6. Cách chăm sóc da cho trẻ đúng cách

Để ngăn ngừa viêm da cơ địa xảy ra ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần biết cách chăm sóc da trẻ nhỏ.

6.1 Không nên tắm bé hằng ngày

tắm cho con

Việc cho trẻ tắm hằng ngày, một ngày tắm nhiều lần có thể làm mất các vi khuẩn tốt trên da trẻ nhỏ. Điều này làm mất cân bằng vi khuẩn cho trẻ nhỏ. Lượng vi khuẩn có hại sẽ tăng lên. Đồng thời làm tăng nguy cơ da trẻ nhiễm khuẩn.

6.2 Không tắm lá mát cho trẻ mắc viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Quan niệm sai lầm của các bà các mẹ tắm lá giúp mát da, tốt cho da trẻ. Nhưng thực sự tắm lá khiến da khô hơn do làm thay đổi độ PH da và có chứa nhiều vi khuẩn. Chất bẩn gây nhiễm trùng trên da, làm hàng rào bảo vệ da bị tổn thương.

Vì vậy, tắm các loại nước lá, đặc biệt là vào mùa đông; là nguy cơ tiềm ẩn gây nên viêm da cơ địa. Do đó, để tránh những tổn thương cho da của trẻ, mẹ chỉ nên tắm cho trẻ bằng nước đun sôi để nguội, đồng thời pha nước có nhiệt độ vừa phải để bé tắm.

6.3 Lưu ý khi lựa chọn dầu gội, sữa tắm cho con

Cha mẹ nên sử dụng dầu gội đầu và sữa tắm không gây dị ứng. Hãy rửa mặt bé bằng nước ấm và tắm bé ở nơi có nhiệt độ ấm áp.

Hãy nhớ là không dùng thử bất kỳ sản phẩm mới nào trên da của bé hoặc sử dụng xà phòng kháng khuẩn vì chúng quá mạnh. Tốt nhất là nên lau người bé bằng khăn bông một cách nhẹ nhàng để hạn chế những vết xước.

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì để nhanh ‘đuổi’ bệnh đi ngay

6.4 Lựa chọn phấn rôm phù hợp để phòng viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh

viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Cha mẹ nên chọn các sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh, tránh sử dụng các loại phấn rơm có mùi thơm và các hóa chất khác vì chúng có thể gây kích ứng da. Tốt nhất cha mẹ nên tránh dùng phấn rôm ở vị trí mặc tã vì có thể dẫn đến các biến chứng trong tương lai hoặc nhiễm trùng.

Tóm lại, viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh (atopic dermatitis) là tình trạng da bé bị kích ứng, đỏ, khô, sần sùi và ngứa ngáy. Viêm da cơ địa xảy ra nhiều ở trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi. Nguyên nhân gây ra chứng viêm da ở trẻ có thể là do yếu tố di truyền, hệ thống miễn dịch trẻ sơ sinh kém và do một số tác động bên ngoài.

Triệu chứng viêm da cơ địa thường xuất hiện ở mặt, cổ, da đầu, khuỷu tay và đầu gối. Nó bao gồm: da khô, có vảy, ngứa dữ dội, đỏ và sưng, da dày lên… Mẹ có thể sử dụng 1 số kem dưỡng ẩm, sữa tắm ít chất tẩy hoặc một số thuốc do bác sĩ đồng ý để điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, mẹ cũng nên đề phòng trẻ bị viêm da bằng cách chăm da cho bé kỹ.

>> Mẹ có thể xem thêm: Rốn trẻ sơ sinh bị lồi có cần điều trị không? Điều mẹ nên biết!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Pediatric Eczema (Atopic Dermatitis)
https://childrensnational.org/visit/conditions-and-treatments/allergies-immunology/eczema-atopic-dermatitis
Ngày truy cập: 30/5/2022

2. Eczema (Atopic Dermatitis)
https://kidshealth.org/en/parents/eczema-atopic-dermatitis.html
Ngày truy cập: 30/5/2022

3. Atopic Dermatitis in Children
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=atopic-dermatitis-in-children-90-P01675
Ngày truy cập: 30/5/2022

4. Atopic eczema
https://www.nhs.uk/conditions/atopic-eczema/
Ngày truy cập: 30/5/2022

5. How to treat eczema in babies
https://www.aad.org/public/diseases/eczema/childhood/treating/treat-babies
Ngày truy cập: 30/5/2022

x