Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 16/06/2021

Trẻ sơ sinh tiêu tiểu thế nào là bình thường?

Trẻ sơ sinh tiêu tiểu thế nào là bình thường?
Một đứa trẻ sơ sinh luôn là cả một thế giới khó hiểu với những người mới lần đầu làm mẹ. Đối mặt với con, bạn sẽ có hàng loạt câu hỏi vì sao, chẳng hạn như "vì sao mà bé lại "xả nước" và đi tiêu hoài như thế?". Thử lượm lặt các thông tin ở đây và xem chúng sẽ giúp ích cho bạn biết trẻ sơ sinh đi vệ sinh như thế nào nhé!

Những ngày đầu sau sinh, vấn đề trẻ sơ sinh đi tiêu đi tiểu như thế nào, bao nhiêu lần một ngày là bình thường rất quan trọng. Thời điểm này trẻ chỉ ăn, ngủ và đi vệ sinh nên quan sát càng kỹ mẹ càng dễ nhận biết dấu hiệu trẻ có đang bị bệnh hay không.

Trẻ sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần một ngày

Trẻ sơ sinh đi tiểu bao nhiêu lần một ngày?

Mỗi 1 đến 3 giờ, bé yêu của bạn lại làm ướt tã. Trung bình, mỗi ngày bé sẽ tiểu khoảng 6 lần hoặc nhiều hơn. Nếu bé đang bệnh hay đang sốt, hay khi trời quá nóng, bé đi tiểu ít hơn, có thể chỉ còn 1 nửa so với thường lệ.

Đây là một quá trình hết sức bình thường và không bao giờ gây đau đớn cho bé. Nếu bé có dấu hiệu đau khi tiểu, mẹ nên đưa con đi khám bệnh ngay vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh trẻ em thường gặp được gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu.

Bảng màu nước tiểu của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

  • Ở một trẻ sơ sinh khỏe mạnh, nước tiểu có màu trong suốt cho đến vàng, vàng sẫm. Nước tiểu càng đặc càng có màu sẫm và nó cho thấy bé không uống đủ chất lỏng.
  • Đôi khi bạn thấy một vệt màu hồng trong tã và đó không phải là máu, mà là nước tiểu cô đặc. Nếu tình trạng này kéo dài, bé cần được kiểm tra, dù vẫn đều đặn “xả nước” từ 4 lần mỗi ngày trở lên.
  • Nếu trong tã có vệt màu hồng hay một chút máu thì đó cũng có thể là biểu hiện của hăm tã. Nhưng thông thường, nó cho thấy một vấn đề nghiêm trọng hơn. Nếu bạn thấy bé bị chảy máu kèm theo đau bụng hoặc chảy máu ở cả những vùng khác thì nên đưa con đến bệnh viện ngay lập tức.

Bạn biết trẻ sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần một ngày chưa?

Mẹ biết đấy, mỗi trẻ là một cá thể hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, việc trả lời cho câu hỏi trẻ sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần một ngày sẽ hơi phức tạp một chút. Điều hiển nhiên là số lần đi ngoài của mỗi trẻ sẽ có khác biệt. Điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào việc bé bú sữa mẹ hay ăn sữa công thức. Đồng thời, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến số lần đại tiện của bé.

Khoảng 6-12 tiếng đồng hồ sau sinh, các bé đều đại tiện phân su có màu xanh đậm, dạng lỏng mà người ta vẫn hay so sánh nó giống như “nhựa đường”. Sau khoảng 2-3 ngày, lượng phân su sẽ hết. Bắt đầu từ đây, màu phân sẽ thay đổi khi bé bú sữa mẹ hay sữa công thức. Phân của trẻ sơ sinh có thể có màu nâu nhạt, vàng hoặc vàng lục. Bạn có thể xem chi tiết cụ thể hơn ở phần sau đây.

♦ Trẻ bú sữa mẹ

Thông thường, với những bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, số lần đại tiện trong một ngày là khoảng 5-10 lần. Số ít các bé có thể 2-3 ngày mới đi cầu 1 lần. Trẻ 1 tháng tuổi đi ngoài sẽ có kết cấu phân hơi sệt, đặc mịn như kem nhưng có lúc sẽ lỏng, có lợn cợn li ti giống hoa cà hoa cải. Nhưng mẹ chớ lo, bởi đây là điều bình thường chứ không phải bệnh lý.

♦ Trẻ bú sữa công thức

Ngược lại, với những bé bú sữa công thức, số lần đại tiện sẽ ít hơn so với những bé bú sữa mẹ khoảng 1-3 lần. Đặc biệt, phân của những bé này sẽ có màu vàng xanh hoặc nâu nhạt, tùy thuộc vào loại sữa mà bé uống. Khác với trẻ bú sữa mẹ, phân của bé bú sữa công thức sẽ hơi nhão, giống bơ đậu phộng và có mùi nặng hơn. Tuy nhiên, bé bú sữa công thức thường dễ bị táo bón.

Trẻ sơ sinh đi ngoài phân rắn, khô có sao không?

Dù bé uống sữa công thức hay sữa mẹ, tình trạng phân rắn, khô đều chỉ ra rằng con không uống đủ chất lỏng và đã mất nước nhiều do bệnh, sốt hay nhiệt độ môi trường.

Một khi bé đã chuyển sang ăn dặm, phân cứng còn cho thấy bé đã ăn quá nhiều thức ăn gây táo bón như ngũ cốc, sữa bò trước khi hệ tiêu hóa đủ cứng cáp để xử lý chúng. Sữa nguyên kem không hề được khuyến nghị dùng cho trẻ dưới 12 tháng đầu, mẹ nhé!

Trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài có sao không?

Số lần đi ngoài trong ngày ở mỗi trẻ sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu trẻ 3 ngày không đi ngoài nhưng sau đó vẫn đi ị được, phân mềm và bé vẫn ăn uống khỏe mạnh thì mẹ hoàn toàn có thể yên tâm. Đơn giản vì bé chưa muốn ị thôi mà!

Nếu lo lắng, mẹ có thể kích thích bé đi ngoài bằng cách: Dùng bông tăm nhúng một ít dầu ăn hoặc vaseline cho trơn rồi đưa vào hậu môn của bé khoảng chừng 1cm, đưa ra đưa vô nhẹ nhàng. Thực hiện 2 ngày một lần và trẻ sẽ tự đi ngoài dễ dàng hơn.

Nếu 3 ngày trẻ không đi ngoài kèm theo các dấu hiệu như: Đau bụng, chướng bụng, rặn đỏ mặt tía tai, phân cứng vo tròn, có lẫn máu mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ. Có thể bé bị táo bón hoặc mắc bệnh lý nào đó.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đi ngoài

Để dễ dàng nhận biết sớm tiêu chảy mẹ hãy để ý, đột nhiên bé đi ngoài nhiều hơn so với những ngày khác, phân lỏng hơn cho đến rất lỏng, loãng hoặc chỉ toàn nước và màu sắc thay đổi, mùi tanh hoặc nhợn hơn.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nặng do nhiễm trùng đường tiêu hóa thì phân còn có thể lẫn cả máu. Kèm theo đó trẻ có biểu hiện khó chịu, hay quấy khóc, bú kém, có thể sốt hoặc không, nôn ói nhiều hơn.

Màu phân của trẻ sơ sinh nói lên điều gì?

Sự biến đổi của phân cũng là chuyện hết sức bình thường. Nếu bé ăn nhiều ngũ cốc, phân có thể có màu xanh. Nếu bé được uống bổ sung sắt, bé sẽ thải ra phân màu nâu sẫm.

Nếu có một kích thích nào đó ở hậu môn, như phân cứng chẳng hạn, thì bạn sẽ thấy trong phân có thể lẫn các vệt máu. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy có lượng lớn máu, chất nhầy, hay nước thì nên đưa con đi khám bệnh nhé.

Phân của bé có thể hơi chảy nên mẹ cũng rất khó phân biệt liệu bé có bị tiêu chảy hay không. Nhưng thường thì tiêu chảy sẽ làm cho con đi tiêu thường xuyên hơn. Điều này có thể xảy ra do bé bị nhiễm trùng hoặc người mẹ có sự thay đổi trong chế độ ăn. Tiêu chảy thường làm bé mất nước nên mẹ cần cho con bú thường xuyên hơn.

Việc bé đi tiêu ít và thưa hơn các bé cùng tháng tuổi cũng không đáng lo ngại. Mẹ biết không, có những bé bú mẹ chỉ đi tiêu đúng 1 lần mỗi tuần. Đó là vì, sữa mẹ để lại rất ít chất thải dạng đặc trong đường tiêu hóa của bé. Chỉ cần phân bé vẫn mềm, không cứng hơn bơ đậu phộng thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

Tuy nhiên, các bé bú sữa công thức thường đi tiêu 1 lần mỗi ngày. Nếu nhịp độ này bị trì hoãn, mẹ nên chú ý xem bé có bị táo bón hay không và tìm biện pháp khắc phục.

Mẹ hãy luôn luôn quan sát phân của trẻ khi thay tã cho bé và đừng chủ quan nếu thấy một trong những dấu hiệu sau:

  • Phân có lẫn một chút máu.
  • Phân có màu đen, mặc dù bé đã qua giai đoạn phân su.
  • Phân có một lượng lớn chất nhầy và nước.
  • Phân màu xanh lá, có thể là do bé bú không đủ lượng sữa cần thiết.
  • Phân nhạt màu. Đây cũng có thể là dấu hiệu bé bị vàng da.
  • Phân bé khô, cứng hoặc 5 ngày chưa đại tiện, có thể bé bị táo bón. Lúc này, mẹ cần xem lại chế độ ăn uống, tăng cường bổ sung chất xơ. Hoặc đối với bé bú sữa công thức, mẹ có thể đổi sữa cho con.

Với các chia sẻ như trên, hẳn mẹ đã biết được trẻ sơ sinh đi vệ sinh như thế nào một ngày là bình thường với các chế độ dinh dưỡng của mẹ và sữa dành cho bé hiện nay.

Tâm Thúy

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ – Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Thạc sĩ bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Bằng cấp: Thạc sĩ Sản phụ khoa tại Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 12: Năm

Thạc sĩ – bác sĩ Huỳnh Kim Dung hiện đang công tác tại Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ, là người yêu thích học hỏi, luôn muốn nâng cao kiến thức y khoa. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp Y đa khoa chính quy 2012, bác sĩ tiếp tục học Định hướng chuyên khoa Sản phụ khoa tại Bệnh viện Từ Dũ. Không dừng lại ở đó, bác sĩ tiếp tục tham dự các lớp học:

  • Siêu âm bụng tổng quát, siêu âm sản phụ khoa (Y khoa Phạm Ngọc Thạch)
  • Phẫu thuật nội soi sản phụ khoa (Bệnh viện Từ Dũ)
  • Bệnh lý sàn chậu (Bệnh viện Từ Dũ)

Hiện nay, bác sĩ Huỳnh Kim Dung đã tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Sản phụ khoa tại Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh (khóa 2017-2019). Thạc sĩ – bác sĩ Huỳnh Kim Dung là tham vấn y khoa cho MarryBaby các bài viết về chuyên đề sản phụ khoa.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x