Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 12/11/2018

Trẻ sơ sinh thở nhanh, có phải viêm phổi đang ghé thăm?

Trẻ sơ sinh thở nhanh, có phải viêm phổi đang ghé thăm?
Trẻ sơ sinh thở nhanh, thở mạnh, khò khè thỉnh thoảng ngủ hay giật mình là những dấu hiệu khiến nhiều mẹ lo lắng. Liệu có phải bệnh viêm phổi đang ghé thăm?

Vấn đề trẻ sơ sinh thở nhanh có thể do đặc điểm sinh lý cơ thể hoặc chỉ là tạm thời. Bởi trẻ sơ sinh cũng có chu kỳ thở với đặc điểm cấu trúc nổi bật là nhanh và sâu. Sau đó trẻ thở chậm và nông hơn. Đôi khi vào ban đêm khi đang ngủ, trẻ cũng thở nhanh hoặc khò khè.

Nguyên nhân phổ biến

Lý giải nguyên nhân của biểu hiện thở bất thường này trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh, các chuyên gia cho rằng nguyên nhân đến từ hệ thống hô hấp chưa ổn định của trẻ. Em bé sơ sinh thường thở bằng mũi nhưng giai đoạn dưới 12 tháng tuổi bé hay bị nghẹt mũi do nước mũi tồn đọng bên trong.

trẻ sơ sinh thở nhanh 1
Trẻ thở nhanh, mạnh đôi khi chỉ là do tư thế nằm ngủ chưa đúng

Ngoài ra, các nguyên nhân đến từ hệ miễn dịch kém, chưa thể tự điều khiển được hơi thở của bản thân cũng sẽ khiến trẻ dễ bị cảm cúm và hô hấp khó khăn hơn.

Đây sẽ không phải vấn đề đáng lo ngại nếu trẻ vẫn tăng cân đúng chuẩn WHO, ăn uống bình thường. Nhưng nếu trẻ bắt đầu có những dấu hiệu suy yếu dần về sức khỏe, nhịp thở ngày càng không ổn định và làn da tím tái dần, có thể nguy cơ mắc các bệnh viêm phổi, viêm phế quản là rất cao.

Dấu hiệu nhận biết

Để biết bé sơ sinh đang thở nhanh hơn bình thường mẹ có thể nhận diện bằng dấu hiệu sau:

  • Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi: Nhịp thở hơn 60 lần/phút
  • Trẻ sơ sinh từ 2 tháng – 11 tháng tuổi: Nhịp thở hơn 50 lần/phút

Lưu ý, nhịp thở khi bé vừa ngủ dậy sẽ nhanh hơn bình thường thậm chí có những quãng ngừng thở ngắn (dưới 10 giây). Sự bất thường này chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn, sau đó nhịp thở của bé lại trở về bình thường.

Nhịp thở bất thường xuất hiện cùng những triệu chứng sau thì khả năng cao trẻ bị viêm phổi: Sốt nhẹ, ho vừa đến ho nặng, có lõm ngực (phần giữa bụng và ngực lõm xuống khi trẻ hít vào), thở mệt, cơ thể tím tái quanh môi và mặt do thiếu ô-xy, thở khò khè hay thở rít khi nằm yên, co giật hoặc ngủ li bì khó đánh thức…

Cách đếm nhịp thở đoán bệnh

Nhịp thở của trẻ sơ sinh trung bình sẽ từ 40-60 lần/phút, so với 12-20 lần/phút ở người trưởng thành, cho thấy nhịp thở của bé thường nhanh hơn thông thường.

Để đếm chính xác nhịp thở của bé mẹ có thể chủ động ôm con vào lòng khi bé đang trạng thái thư giãn và không quấy khóc. Tiếp theo, các mẹ nhẹ nhàng vén áo bé lên khỏi phần ngực và theo dõi nhịp thở thông qua bụng hay ngực. Mỗi lần hít thở của con được tính là 1 nhịp, bạn từ từ đếm trong vòng 1 phút và có thể đếm lại từ 2 đến 3 lần để có được kết quả chính xác nhất.

Trẻ sơ sinh thở nhanh có sao không?

Trường hợp trẻ sơ sinh thở nhanh, khó thở, lồng ngực rung lên, thở bằng mũi thì rất có thể trẻ gặp vấn đề về đường hô hấp như: Chứng suy hô hấp hay khó thở thanh quản.

Trường hợp trẻ bị khó thở, thanh quản có những dấu hiệu như hít thở khó, thở chậm, nghe có tiếng rít thanh quản khi thở, xuất hiện các cơn co kéo hô hấp nhất là tình trạng lõm ức và rút lõm lồng ngực.

trẻ sơ sinh thở nhanh 2
Trẻ thở nhanh có thể liên quan đến các bệnh đường hô hấp

Trẻ sơ sinh thở gấp, ngủ hay giật mình

Bé sơ sinh thường hay thở gấp và nhịp thở hơn 60 lần/phút, bé ngủ hay giật mình nhưng không tỉnh ngủ cũng đáng lo ngại, nhất là với những trẻ sinh ra với cân nặng lớn so với tuổi thai. Trẻ nặng ký thường tăng nhu cầu dinh dưỡng, chuyển hóa nên trẻ thường có tim nhanh, nhịp thở nhanh (nhỏ hơn 60 lần/phút) hơn trẻ sinh ra với cân nặng chuẩn.

Trẻ sơ sinh thỉnh thoảng có những cơn giật mình vài giây, không gây tím tái, cơn ngưng thở ít hơn 10 giây do hệ thần kinh trẻ chưa trưởng thành, còn non yếu, triệu chứng này sẽ hết khi trẻ đạt 3-4 tháng tuổi. Nhưng nếu trẻ bạn có nhịp thở nhiều hơn 60 lần/phút là bất thường nên bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên về nhi để kiểm tra tìm nguyên nhân.

Trẻ sơ sinh thở nhanh phải làm sao?

Khi thấy tình trạng bé thở nhanh, nếu bé bú mẹ cần tiếp tục cho bé bú đều, lớn hon một chút, khoảng 6 tháng tuổi cho bé uống đầy đủ nước. Nếu trẻ đang bị khó thở và kèm theo môi, miệng, mặt tím tái hoặc xanh nhạt, thì cần phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Lưu ý tuyệt đối không điều trị bằng mẹo dân gian hoặc tự mua thuốc về cho bé uống, có thể gây nguy hiểm tính mạng trẻ.

Điều quan trọng nhất khi nhận thấy trẻ sơ sinh thở nhanh là phải quan sát triệu chứng đi kèm để kịp thời thông báo đến bác sĩ và đưa đến viện trước khi quá muộn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x