Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 15/03/2023

Trẻ sơ sinh trằn trọc khó ngủ, gắt gỏng, khóc đêm có đáng lo?

Trẻ sơ sinh trằn trọc khó ngủ, gắt gỏng, khóc đêm có đáng lo?
Trẻ sơ sinh trằn trọc khó ngủ, thức giấc liên tục là một tình trạng rất đáng quan tâm. Thói quen này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của bé mà còn làm mẹ mệt mỏi. Các mẹ bỉm sữa sẽ dễ rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh hơn. Vì thế mẹ cần tìm hiểu để nhanh chóng giúp bé thoát khỏi tình trạng này.

Sau sinh cho tới khoảng 3 tháng tuổi; trẻ sơ sinh thường chỉ ăn – ngủ – đi vệ sinh. Trẻ sơ sinh trằn trọc khó ngủ; hoặc ít ngủ về đêm kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển sau này.

1. Vì sao trẻ sơ sinh trằn trọc khó ngủ?

trẻ sơ sinh trằn trọc khó ngủ
Trẻ sơ sinh trằn trọc khó ngủ: Mẹ làm thế nào để khắc phục cho con?

Rất hiếm trẻ sơ sinh vừa sinh ra đã ngủ thẳng đêm. Trẻ sơ sinh hay vặn mình trằn trọc và khó ngủ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy mỗi giai đoạn giấc ngủ bé sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài lẫn bên trong khác nhau.

1.1 Thời gian ngủ bình thường của trẻ sơ sinh

  • Giai đoạn 0 – 3 tháng đầu đời: Trẻ sơ sinh ngủ khoảng 12-18 tiếng một ngày. Sau 6 tuần mới có thể vào nếp.
  • Giai đoạn 3 – 6 tháng tuổi: Thời điểm khoảng 3-6 tháng, chu kỳ ngủ của bé dần tuân theo quy luật nhất định. Bé giai đoạn này thường ngủ khoảng 14-15 tiếng (trong đó 4-5 tiếng ban ngày; và 9-10 tiếng vào ban đêm).
  • Từ 6 tháng đến 1 tuổi, trẻ cần ngủ khoảng 14 tiếng mỗi ngày. Khoảng 9 tháng tuổi, 70-80% trẻ sẽ ngủ thẳng đêm.

>> Mẹ xem thêm: Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi

1.2 Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh 0-6 tháng trằn trọc khó ngủ về đêm

Trong giai đoạn dưới 0 – 6 tháng tuổi, nếu thời gian ngủ của trẻ sơ sinh bất thường có thể do một trong các nguyên nhân sau:

  • Bé được tạo thói quen phải dỗ con mới ngủ.
  • Bé quá mệt.
  • Đói hoặc cảm thấy khó chịu.
  • Ướt tã.
  • Không có các thói quen trước giờ ngủ.
  • Trẻ không chịu đi ngủ đúng giờ.
  • Cố tình tạo lý do để ngủ muộn hơn.
  • Không ngủ đủ vào ban ngày.
  • Do tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ (khi đường hô hấp bị chặn, thường do amidan và các mô mũi phì đại…).
  • Ngáy ngủ.
  • Gặp ác mộng và nỗi sợ ban đêm.
  • Mộng du.
  • Dị ứng.
  • Hen suyễn.

2. Lý giải hiện tượng trẻ sơ sinh trằn trọc khó ngủ về đêm

Bé khó ngủ - lý giải
Trẻ sơ sinh trằn trọc khó ngủ có thể là do bé bị mệt hoặc đang đói đó mẹ!

Theo các chuyên gia, tâm lý trẻ sơ sinh thường rất khó nắm bắt. Đó là lý do các mẹ luôn đặt ra một chuỗi các câu hỏi: Vì sao con khóc, tại sao bé khó ngủ, điều gì đã xảy ra khiến trẻ sơ sinh trằn trọc khó ngủ?

Không phải em bé nào cũng ngoan ngoan lên giường và ngủ ngon lành. Một vài bé hay khóc đêm, dỗ dành sao cũng không nín. Mẹ cũng đã ru, hát, kể chuyện, bật nhạc nhưng trẻ sơ sinh vẫn trằn trọc khó ngủ.

Lý giải hiện tượng này, chuyên gia cho rằng; trẻ sơ sinh thường có nhiều giấc ngủ ngắn và không sâu. Đặc biệt với các bé bú mẹ thì giấc ngủ lại càng ngắn hơn; do đó bé hay tỉnh dậy và khóc.

Đó là vì sữa mẹ dễ tiêu khiến trẻ nhanh đói. Một số ít khác là do trẻ bị bệnh. Bé khó ngủ có thể là hiện tượng không quá đáng lo lắng mẹ nhé. Mẹ hãy bình tĩnh xem xét các nguyên nhân để biết cách xử lý phù hợp.

3. Trẻ sơ sinh trằn trọc khó ngủ về đêm ảnh hưởng như thế nào?

Tình trạng trẻ sơ sinh trằn trọc khó ngủ về đêm kéo dài sẽ ảnh hưởng đến nhịp sinh học; và sự phát triển toàn diện của bé. Đồng thời, điều này sẽ hình thành thói quen thức khuya khi trẻ mới lớn.

Trẻ sơ sinh trằn trọc khó ngủ còn rút ngắn thời gian ngủ của trẻ khiến trí não trẻ không được nghỉ ngơi đủ và kém minh mẫn. Các nhà khoa học cũng đã chỉ ra khoảng thời gian hormone tăng trưởng chiều cao của trẻ sản xuất nhiều nhất trong giấc ngủ sâu và vào khung giờ 22h – 0h.

Nếu trẻ sơ sinh khó ngủ và bỏ lỡ khung giờ ngủ tốt nhất này bé sẽ chậm phát triển hơn trẻ khác; chiều cao khi trưởng thành cũng hạn chế hơn bạn bè.

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé mà mẹ cũng cảm thấy mệt mỏi hơn. Hơn ai hết, mẹ cần được nghỉ ngơi nhiều để phục hồi sau sinh. Nếu trẻ khó ngủ, quấy khóc mẹ mất ngủ triền miên. Sự mệt mỏi kéo dài còn có thể khiến các mẹ bỉm sữa rơi vào stress hoặc trầm cảm sau sinh.

ảnh hưởng khi bé ít ngủ
Trẻ sơ sinh trằn trọc khó ngủ về đêm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ

4. Trẻ sơ sinh trằn trọc, quấy khóc khó ngủ phải làm sao?

Quan sát kỹ lịch trình giấc ngủ của bé; nếu trẻ không ngủ đủ thời gian cần thiết mỗi ngày mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân tại sao. Nếu cần thiết nên đưa bé đi khám bác sĩ để xác định vấn đề thuộc về sức khoẻ của bé hay do thói quen gia đình.

Nhìn chung, để cho bé có giấc ngủ ngon, mẹ cần:

  • Tạo cho bé một thời gian biểu riêng về ăn ngủ để điều chỉnh dần.
  • Cố gắng nhận biết xem con thường ngủ sâu và dài thời gian nào thời điểm nào, lý do tại sao bé ngủ sâu.
  • Tạo điều kiện môi trường tốt cho phòng ngủ, đảm bảo ánh sáng vừa phải theo sở thích của trẻ, không có tiếng ồn, vệ sinh sạch sẽ, nhiệt độ phòng khoàng 28 – 2 độ C.
  • Quan tâm đến sức khỏe, kiểm tra xem trẻ có bệnh gì không. Nếu có thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để chữa trị, có hết bệnh và cơ thể bình thường thì trẻ mới ngủ ngon.
  • Tập cho trẻ đi ngủ đúng giờ; không hẳn là đến khi buồn ngủ dúi dụi rồi mới cho trẻ ngủ. Nhiều khi cơn buồn ngủ quá mạnh mẽ cũng không khiến giấc ngủ của bé được khỏe mạnh đâu.
  • Tạo thói quen tự ngủ và ngủ trong sự vui vẻ, trò chuyện để bé hiểu việc tự ngủ tốt như thế nào, có thể dụ khị rằng con tự ngủ sẽ xinh hơn, thông minh hơn, lời nói dối ngọt ngào mà!
  • Không nên cho trẻ ăn quá no vào ban đêm nhưng cũng không để bụng đói mà bắt trẻ đi ngủ. Dạ dày bị làm việc không điều độ cũng khiến bé khó chìm vào giấc ngủ nhanh.
  • Mùa lạnh nên đắp chăn cotton cho trẻ ngủ ngon, nếu trời nóng quá thì bật quạt điện. Tuy nhiên phải để số vừa phải thôi và cho quạt ở chế độ xoay, tránh quạt thẳng vào mặt tré nhé.

>> Mẹ xem thêm: Mẹo chữa trẻ ngủ ngày thức đêm hiệu quả để mẹ và con cùng có giấc ngủ ngon

5. Giấc ngủ bình thường của bé

Dù cách nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa công thức thì nếu trẻ sơ sinh bú đều thì giấc ngủ của bé sẽ kéo dài từ 2-3 tiếng. Với trẻ 6 tháng tuổi có thể bắt đầu ngủ xuyên đêm.

Từ 1-3 tuổi thì cứ hai trẻ lại có một trẻ thức dậy lúc nửa đêm. Theo các chuyên gia, đó là điều bình thường vì mỗi trẻ có cách ngủ của riêng mình giống như khẩu vị món ăn vậy, bé này ngủ muộn, bé kia ngủ sớm.

cách xử lý
Thời điểm dưới 6 tháng tuổi, trẻ chỉ ăn và ngủ là chính

Có một điều phụ huynh cần chú ý trẻ tỉnh dậy liên tục hoặc chỉ ngủ được khi nằm giữa cha và mẹ, ngủ mê sản cả đêm. Các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo rối loạn giấc ngủ chiếm 1/3 dấu hiệu liên quan đến bệnh lý của trẻ.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít: Mẹo nào cho mẹ?

Trẻ sơ sinh trằn trọc khó ngủ thường là do bé bị mệt mỏi quá độ hoặc ngủ thừa giấc. Vì thế, mẹ nên lập thời gian biểu càng kỹ để càng dễ nhận biết vấn đề giúp giải quyết tình trạng trẻ sơ sinh trằn trọc khó ngủ nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. SIDS and Other Sleep-Related Infant Deaths: Updated 2016 Recommendations for a Safe Infant Sleeping Environment
https://publications.aap.org/pediatrics/article/138/5/e20162938/60309/SIDS-and-Other-Sleep-Related-Infant-Deaths-Updated
Ngày truy cập: 15/03/2023

2. Newborn Sleep Patterns
https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/newborn-sleep-patterns
Ngày truy cập: 15/03/2023

3. Uninterrupted Infant Sleep, Development, and Maternal Mood
https://publications.aap.org/pediatrics/article/142/6/e20174330/37494/Uninterrupted-Infant-Sleep-Development-and
Ngày truy cập: 15/03/2023

4. On the development of sleep states in the first weeks of life
https://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0224521
Ngày truy cập: 15/03/2023

5. How Much Sleep Do Babies and Kids Need?
https://www.sleepfoundation.org/children-and-sleep/how-much-sleep-do-kids-need
Ngày truy cập: 15/03/2023

x