Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vinh An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/08/2020

Trẻ sơ sinh chụp X quang có hại không, hãy đọc bài này trước khi cho bé chụp, bạn nhé!

Trẻ sơ sinh chụp X quang có hại không, hãy đọc bài này trước khi cho bé chụp, bạn nhé!
Trẻ sơ sinh chụp X quang có hại không là câu hỏi của nhiều mẹ đang có con nhỏ. Khi gặp các vấn đề về sức khỏe cần hình ảnh để chẩn đoán thì các xét nghiệm, bao gồm cả chụp X quang, là an toàn cho trẻ em. Tuy nhiên có nhiều vấn đề […]

Trẻ sơ sinh chụp X quang có hại không là câu hỏi của nhiều mẹ đang có con nhỏ. Khi gặp các vấn đề về sức khỏe cần hình ảnh để chẩn đoán thì các xét nghiệm, bao gồm cả chụp X quang, là an toàn cho trẻ em. Tuy nhiên có nhiều vấn đề về chụp X quang cho trẻ nhỏ không giống như chụp X quang cho người lớn mà bạn cần phải biết!

Trẻ sơ sinh chụp X quang có hại không

Điều khiến các mẹ băn khăn về việc trẻ sơ sinh chụp X quang có hại hay không là vì trẻ em càng nhỏ, càng nhạy cảm hơn với bức xạ tia X. Vì thế, chỉ nên chụp X quang nếu trẻ sơ sinh gặp những vấn đề khó thấy khi khám sức khỏe.

Chụp X quang cho trẻ sơ sinh có cần thiết không?

Tia X là năng lượng bức xạ, tương tự như ánh sáng mặt trời hoặc sóng vô tuyến. Tuy nhiên, năng lượng bức xạ ở tia X cao hơn để xuyên qua cơ thể. Sau đó. hình ảnh của các cấu trúc bên trong của bộ phận cần chụp sẽ được in trên tấm phim ảnh hoặc trên màn hình máy tính để các bác sĩ nhìn thấy mà không cần phẫu thuật hoặc dùng các phương pháp xâm lấn khác. Hình ảnh y tế này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp cho con của bạn.

Chọn X quang giữa các phương pháp sử dụng hình ảnh y tế

Có nhiều loại hình ảnh y tế khác nhau và mỗi loại cung cấp một cái nhìn khác nhau bên trong cơ thể. Một số loại hình ảnh y tế sử dụng bức xạ gồm chụp X-quang, soi huỳnh quang, chụp CT và kiểm tra y học hạt nhân. Siêu âm và MRI không sử dụng bức xạ. Phương pháp hình ảnh không cần sử dụng bức xạ sẽ được sử dụng cho tất cả bệnh nhân, kể cả người lớn và trẻ em.

  • X-quang là phương pháp tốt nhất để chuẩn đoán hình ảnh xương và các mô dày đặc.
  • Nội soi huỳnh quang cung cấp một “phim” về các bộ phận cơ thể chuyển động hoặc quá trình hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
  • Chụp CT cung cấp hình ảnh mặt cắt ngang chi tiết, bao gồm hình ảnh 3D, của các cơ quan nội tạng, xương, mô mềm và mạch máu.
  • Y học hạt nhân được sử dụng để xem cấu trúc và chức năng của các cơ quan, mô, xương hoặc hệ thống của cơ thể ở cấp độ phân tử.
  • Siêu âm được sử dụng tốt nhất để xem các mô mềm như cơ, cơ quan nội tạng và lưu lượng máu trong thời gian thực.
  • MRI cung cấp chi tiết của các mô mềm trong cơ thể.

Trẻ sơ sinh chụp X quang có hại không

Điều gì xảy ra trong quá trình chụp X quang?

Trẻ sơ sinh chụp X quang có hại không còn liên quan tới quá trình chụp. Khi chụp, con yêu sẽ được đặt trên bàn và không có bất kỳ kim loại nào trên người. Vị trí chụp tùy thuộc vào vùng cơ thể cần chụp X quang. Phần còn lại của cơ thể bé sẽ được bao phủ để bảo vệ bé khỏi tia X. Đặc biệt, nếu vùng chụp X quang gần các bộ phận dễ ảnh hưởng bởi bức xạ là tuyến giáp, tinh hoàn ở bé trai và buồng trứng ở vùng bụng dưới của bé gái… sẽ được che chắn rất kỹ.

Trẻ sơ sinh chụp X quang có hại không?

Trả lời cho câu hỏi trẻ sơ sinh chụp X quang có hại không là một vấn đề khá cân nhắc. Việc chụp X quang là có hại, tuy nhiên bạn phải xét tới lợi ích mà nó mang lại còn lớn hơn nhiều.

Về rủi ro, việc tiếp xúc với bức xạ của quá trình chụp X quang cũng khiến các tế bào cơ thể bị gây hại, làm tổn thương cấu trúc vật liệu di truyền trong nhân tế bào là ADN. Đây cũng là một trong những nguy cơ có thể dẫn tới bệnh ung thư về sau. Tuy vậy, phương pháp chụp X quang cho bé đã được thiết kế để tiếp xúc với một lượng bức xạ thấp nhất có thể, chỉ tương đương với một lượng bức xạ trong môi trường bình thường trong 2 – 3 ngày. Những người thường xuyên làm việc bên ngoài trời, sinh sống ở những vùng cao sẽ có nguy cơ tiếp xúc với lượng bức xạ nhiều hơn.

Thực tế, phương pháp chụp X quang có lợi ích giúp bác sỹ chẩn đoán bệnh chính xác. Đây là một lợi ích vượt xa những rủi ro mà phương pháp này gây ra. Các bác sỹ cũng luôn cân nhắc để đảm bảo em bé chỉ nhận liều bức xạ nhỏ nhất mà vẫn có được hình ảnh chất lượng và quá trình này luôn được giám sát cẩn thận. Vì vậy, đừng quá lo lắng về vấn đề trẻ sơ sinh chụp X quang có hại không, mẹ hãy yên tâm trước các trường hợp bắt buộc phải cho con chụp X quang nhé!

Tuy nhiên ngoài việc thắc mắc trẻ sơ sinh chụp X quang có hại không, bạn cũng nên lưu ý:

  • Tuyệt đối không cho con đi chụp X quang hoặc chụp X quang lặp lại mà không có sự chỉ định của các bác sĩ.
  • Nếu con đã được chụp X quang nhiều lần trong khoảng thời gian ngắn ngủi, bạn phải thông báo cho bạn sĩ biết điều này.
  • Bạn có thể yêu cầu bác sĩ thông tin về việc vì sao con cần phải chụp X quang để được giải thích rõ ràng, tránh lo lắng thái quá về việc trẻ sơ sinh chụp X quang có hại không.
  • Bạn thông tin chính xác cho bác sĩ hoặc kỹ thuật viên biết về chiều cao, cân nặng của trẻ để người chụp điều chỉnh lượng phóng xạ sử dụng ở mức thấp nhất mà hình ảnh vẫn đạt yêu cầu.
  • Quan sát các ử dụng các dụng cụ che chắn khi có thể, đặc biệt đối với các khu vực rất nhạy cảm như tuyến giáp và bộ phận sinh dục.

Uyên Hồ

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x