Biểu hiện cụ thể của trẻ sơ sinh bị hội chứng Skeeter và cả người lớn là vết đốt sẽ bị viêm gây sưng, đỏ, ngứa hoặc đau. Một số biểu hiện nghiêm trọng hơn như mặt bị sưng phù, mắt, chân tay bầm tím, nôn mửa, khó thở và sốt…
Đây là một hội chứng không thể xem nhẹ, nếu trẻ sơ sinh bị muỗi đốt có các tình trạng như trên thì bố mẹ nên đưa con đi khám ngay tại các bệnh viện để có phương pháp chữa trị kịp thời.

4. Bé bị muỗi đốt sưng to phải làm sao?
Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt là tình trạng rất bình thường, khi trẻ không có các biểu hiện sốt hay khó thở thì bố mẹ có thể thử áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà hết sức đơn giản như sau.
4.1 Hạn chế gãi vết muỗi đốt
Điều đầu tiên các mẹ nên làm khi trẻ sơ sinh bị muỗi đốt là hạn chế cho bé gãi vết muỗi đốt để tránh bị nhiễm trùng da. Giữ vùng da bị muỗi đốt luôn sạch sẽ bằng cách dùng băng quấn hoặc lau sạch bằng khăn ướt.
4.2 Chườm đá
Nếu trẻ sơ sinh bị muỗi đốt trong tình trạng khóc quấy vì khó chịu thì cách nhanh nhất là bố mẹ có thể chườm đá cho bé. Lưu ý không lấy đá để trực tiếp lên da bé vì cách này dễ bị bỏng lạnh, nên dùng khăn vải bọc bên ngoài và chườm sơ lên da bé.
4.3 Nha đam
Nha đam là loại cây mọng nước, chất gel trong lá của nó có chứa axit salicylic, có tác dụng giảm ngứa và giảm đau. Nha đam hoàn toàn lành tính và không gây dị ứng với da của trẻ, các mẹ có thể thoa gel lô hội trực tiếp lên vết muỗi đốt để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
4.4 Mật ong
Mật ong có nhiều đặc tính làm giảm ngứa và giảm đau, bên trong mật ong có chứa một loại enzyme gọi là catalase có khả năng giảm viêm nhẹ. Khi trẻ sơ sinh bị muỗi đốt, các mẹ có thể cho một lượng vừa đủ mật ong chưa qua chế biến lên vết muỗi đốt hoặc cho ít mật ong lên băng dán cho trẻ.
