Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Oanh
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 08/12/2023

Nguyên nhân trẻ sinh mổ bị khò khè và hướng khắc phục

Nguyên nhân trẻ sinh mổ bị khò khè và hướng khắc phục
Nếu so với bé sinh thường, bé sinh mổ sẽ có nguy cơ có miễn dịch kém hơn [23]. Không những vậy, các bé sinh mổ còn có nguy cơ gặp phải các vấn đề về hô hấp, chẳng hạn như thở khò khè. Vậy nguyên nhân đến từ đâu?

Tại sao trẻ sinh mổ bị khò khè?

Có 2 nguyên nhân chính liên quan đến vấn đề này, xuất phát từ những điều kiện mà trẻ sinh mổ trải qua như sót dịch ối trong phổi và nguy cơ miễn dịch kém hơn.

1. Trẻ sinh mổ khò khè do phổi còn sót lại dịch ối

Ở trẻ sinh thường, khi đi qua ngả âm đạo của mẹ, quá trình chuyển dạ sẽ giúp tống chất lỏng trong phổi của bé ra ngoài. Trái lại ở trẻ sinh mổ, do không trải qua quá trình này nên phổi của bé không được lực co thắt mạnh của cổ tử cung ép chặt để tống sạch nước ối. Chính vì thế, nhiều bé còn tồn dịch phổi, khiến trẻ bị khò khè… [1]. Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy, bé sinh mổ có nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn 1,3 lần [2].

2. Bé mắc bệnh về hô hấp do miễn dịch kém

Bé mắc bệnh viêm hô hấp

So với trẻ sinh thường, trẻ sinh mổ dễ mắc các bệnh về hô hấp, điển hình như nguy cơ hen suyễn… dẫn đến thở khò khè [3]. Nguyên nhân là do trẻ sinh mổ có nguy cơ có miễn dịch kém hơn trẻ sinh thường [4]:

  • Về cơ bản, có khoảng 70 – 80% tế bào miễn dịch hiện diện ở đường ruột [6]. Nói cách khác, vi khuẩn đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển hệ thống miễn dịch của trẻ sau sinh. Thế nhưng, trẻ sinh mổ không tiếp nhận được vi khuẩn có lợi từ âm đạo của mẹ dẫn đến việc dễ thiếu hụt các vi sinh vật có lợi ở đường ruột. Thậm chí, rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột ở trẻ sinh mổ có thể kéo dài đến 6 tháng [5]. Điều này giải thích vì sao trẻ sinh mổ có nguy cơ có miễn dịch kém, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn [1], [3]
  • Sản phụ sinh thường trong quá trình chuyển dạ sẽ sản sinh ra nhiều hormone giúp củng cố hệ miễn dịch ở trẻ sinh thường. Trong khi đó, trẻ sinh mổ không nhận được các hormone này từ mẹ. [9], [24]

    Mặt khác, mẹ sinh mổ thường chậm trong việc da kề da sau sinh với em bé, việc cho con bú mẹ lần đầu tiên cũng chậm hơn và dễ gặp nhiều khó khăn. Điều này có thể khiến trẻ sinh mổ không nhận được các lợi ích tuyệt vời của sữa mẹ ngay sau sinh và có nguy cơ miễn dịch kém. [1], [7].

  • Ngoài ra, thời tiết nắng nóng cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng các bệnh về hô hấp. Bởi khí hậu nóng ẩm sẽ tạo điều kiện khiến vi khuẩn sinh sôi và dễ lây bệnh [22], đặc biệt là với trẻ sinh mổ có nền tảng miễn dịch kém nên ba mẹ cần lưu ý.

Cách khắc phục tình trạng trẻ sinh mổ khò khè

Cách khắc phục tình trạng trẻ sinh mổ khò khè

Sau đây là một số lời khuyên về việc chăm sóc bé sinh mổ giúp khắc phục tình trạng thở khò khè ở trẻ:

– Theo tiến triển tự nhiên, hiện tượng khò khè do sót dịch trong phổi ở trẻ sinh mổ sẽ tự hết, mẹ không phải quá lo lắng, nhất là nếu bé vẫn ăn, ngủ và lên cân tốt. [8]

– Trong trường hợp bé khò khè kèm theo các triệu chứng như ho, sốt, nôn ói, khó thở… thì mẹ nên cho bé đi khám sớm nhất có thể để bệnh không diễn tiến nguy hiểm. [10]

– Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bởi sữa mẹ là nguồn dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong đó, 3 thành phần quan trọng nhất của sữa mẹ có thể kể đến là HMO, Nucleotides và Bifidobacterium. HMO là dưỡng chất với hàm lượng nhiều thứ ba trong sữa mẹ, đã được chứng minh là có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn và nâng cao khả năng miễn dịch [11]. Bên cạnh đó, Nucleotides là thành phần giúp tăng cường sản sinh tế bào miễn dịch và kháng thể [12]. Bifidobacterium là chủng lợi khuẩn có thể hỗ trợ củng cố hệ tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ [13].

– Nhìn chung, mẹ cần ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý, giữ cho tinh thần thoải mái để đảm bảo duy trì nguồn sữa mẹ cho bé cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, những mẹ sinh mổ thường gặp khó khăn trong việc cho con bú [14] do vết mổ đau hoặc mẹ không thể cho bé bú vì lý do bệnh lý thì có thể lựa chọn các công thức sữa được thiết kế phù hợp cho bé sinh mổ để bổ sung cho bé.

– Cuối cùng, để giúp con phát triển khỏe mạnh, mẹ cần thường xuyên cho bé tắm nắng để cơ thể tổng hợp vitamin D giúp bé ngủ đủ, ngủ sâu và tránh còi xương. Đây là căn bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, có thể khiến trẻ chậm biết đi, biến dạng, gãy xương, dễ mắc viêm phổi… [15].

Tình trạng trẻ sinh mổ bị khò khè có thể gây lo lắng. Thế nhưng, khi đã biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, mẹ có thể có những phương hướng tốt để giúp con yêu khỏe mạnh.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. What to Know About Babies Born by C-section – And What You Can Do

https://www.lamaze.org/Giving-Birth-with-Confidence/GBWC-Post/what-to-know-about-babies-born-by-c-section-and-what-you-can-do Ngày truy cập: 07/06/2023

2. Pediatrics Consequences of Caesarean Section—A Systematic Review and Meta-Analysis

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7662709/ Ngày truy cập: 07/06/2023

3. C-Section Birth Associated with Numerous Health Conditions

https://www.center4research.org/c-section-birth-health-risks/ Ngày truy cập: 07/06/2023

4. Sevelsted et al. (2015)

5. Cesarean versus Vaginal Delivery: Long term infant outcomes and the Hygiene Hypothesis

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3110651/ Ngày truy cập: 07/06/2023

6. The Interplay between the Gut Microbiome and the Immune System in the Context of Infectious Diseases throughout Life and the Role of Nutrition in Optimizing Treatment Strategies

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33803407/ Ngày truy cập: 07/06/2023

7. Risks of Caesarean Birth https://www.pregnancyparenting.org.au/birth/risks-caesarean-birth Ngày truy cập 29/05/2021.

8. Cesarean Sections (C-Sections) https://kidshealth.org/en/parents/c-sections.html Ngày truy cập: 07/06/2023

9. Consequences of cesarean delivery for neural development

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6243277/ Ngày truy cập: 07/06/2023

10. Trouble Breathing

https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/trouble-breathing/ Ngày truy cập: 07/06/2023

11. Human Milk Oligosaccharides: Health Benefits, Potential Applications in Infant Formulas, and Pharmacology

12. Effect of dietary ribonucleotides on infant immune status. Part 2: Immune cell development

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15496603/ Ngày truy cập: 07/06/2023

13. Bifidobacterium animalis subsp.lactis BB-12 in reducing the risk of infections in early childhood

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26372517/ Ngày truy cập: 07/06/2023

14. Caesarean section https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/caesarean-section Ngày truy cập 29/05/2021.

15. Vitamin D & Your Baby

https://www.kidshealth.org.nz/vitamin-d-your-baby Ngày truy cập: 07/06/2023

16. Reverri et al (2018)

17. Rousseaux et al (2021)

18. Merolla et al (2000)

19. Yau et al (2003)

20. Pickering et al (1998)

21. Mohan et al (2006)

22. Hạn chế nhiễm khuẩn hô hấp cho trẻ mùa nắng nóng Trời nóng, dễ nguy kịch vì ngộ độc thức ăn https://trungtamytethuduc.medinet.gov.vn/chuyen-de-suc-khoe/han-che-nhiem-khuan-ho-hap-cho-tre-mua-nang-nong-troi-nong-de-nguy-kich-vi-ngo-c16802-91114.aspx Ngày truy cập: 07/06/2023

23. Sevelsted et al. (2015)

24. The Role of Hormones in Childbirth https://nationalpartnership.org/childbirthconnection/maternity-care/role-of-hormones/

* Khảo sát Mintel 3/2023 trên cơ sở dữ liệu GNPD

x