Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vinh An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 21/05/2021

Vì sao con từ 6 tháng tuổi vẫn đổ mồ hôi lạnh ở lưng và đầu dù không mắc bệnh gì cả?

Vì sao con từ 6 tháng tuổi vẫn đổ mồ hôi lạnh ở lưng và đầu dù không mắc bệnh gì cả?
Bạn có thể lo lắng khi thấy bé từ sau 6 tháng tuổi có những lúc đổ mồ hôi lạnh, nhất là phần đầu và lưng. Tuy nhiên, hiện tượng này đa số là bình thường, không nhất thiết là dấu hiệu của bệnh lý.

Vì sao con từ 6 tháng tuổi vẫn đổ mồ hôi lạnh ở lưng và đầu dù không mắc bệnh gì cả? Chúng ta hãy điểm qua những lý do gây nên tình trạng đổ mồ hôi lạnh ở trẻ nhé!

Đổ mồ hôi lạnh là một dấu hiệu của căng thẳng đột ngột, có thể là do thể chất hoặc tâm lý hoặc kết hợp cả hai.

đổ mồ hôi lạnh ở trẻ

Một người bình thường có từ 2 đến 4 triệu tuyến mồ hôi. Có hai loại tuyến mồ hôi khác nhau: tuyến ngoại tiết (eccrine) có trên khắp cơ thể, giúp kiểm soát nhiệt độ và tuyến đầu tiết (apocrine) nằm chủ yếu ở vùng bẹn và dưới cánh tay.

Mồ hôi do tuyến eccrine tiết ra chủ yếu là nước, giúp hạ nhiệt cơ thể. Mặc dù sức nóng của môi trường bên ngoài đôi khi có thể kích hoạt tuyến mồ hôi apocrine, nhưng các tuyến này thường được kích hoạt do căng thẳng và thay đổi nội tiết tố. Đó là lý do tại sao chúng đóng vai trò quan trọng đối với tình trạng đổ mồ hôi lạnh ở trẻ nói riêng và tất cả chúng ta nói chung

Vì sao bé đổ mồ hôi lạnh?

Khác với đổ mồ hôi thông thường (do nóng bức), lo lắng và căng thẳng là những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến phản ứng fight-or-flight (chiến đấu hoặc bỏ chạy), hoạt động thể chất nhiều dẫn tới đổ mồ hôi lạnh. Trẻ hay bị mồ hôi ở lưng và đầu vì nơi đây tập trung nhiều tuyến mồ hôi.

Các tình huống và điều kiện khác dẫn đến đổ mồ hôi lạnh ở trẻ bao gồm:

1. Cơ thể mất nước

Thiếu nước cũng có thể dẫn đến xuất mồ hôi lạnh. Mẹ hãy chú ý xem bé có bị khô nứt môi, người lờ đờ, bớt linh hoạt hay không.

2. Hạ đường huyết

Tình trạng này xảy ra khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường. Trẻ bị đói có thể dẫn đến hạ đường huyết. Lúc này, bé sẽ khóc nhiều để cảnh báo ba mẹ.

Nếu con được bú no và lau khô người, sau đó không đổ mồ hôi lạnh nữa, bạn có thể yên tâm.

3. Thiếu oxy

Hypoxia là thuật ngữ chuyên môn chỉ tình trạng thiếu oxy, có thể phát triển khi các vùng trong cơ thể không nhận đủ oxy, do tắc nghẽn, chấn thương hoặc tiếp xúc với chất độc, chất gây dị ứng. Thiếu oxy có thể gây đổ mồ hôi lạnh và cần điều trị ngay lập tức.

4. Rối loạn lo âu

Đổ mồ hôi lạnh có thể là triệu chứng của các cơn hoảng loạn, lo âu. Nếu bạn nhận thấy bé thường gặp tình trạng này, hãy ở cạnh con nhiều hơn và cho trẻ đi khám để được tư vấn kịp thời.

5. Đau và sốc hoặc đau tim, nhiễm trùng

Đổ mồ hôi lạnh kèm theo đau (do chấn thương) có thể là dấu hiệu của nhịp tim tăng, máu chuyển đến các cơ quan chính và huyết áp thấp. Tình huống này cần phải hỗ trợ y tế kịp thời.

Đổ mồ hôi lạnh có thể là dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim. Nếu trẻ đã được kiểm tra tim mạch và không có vấn đề gì, bạn có thể loại bỏ nguyên nhân này.

Đổ mồ hôi có thể là dấu hiệu phản ứng của cơ thể đối với nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau. Bạn cần theo dõi thêm các triệu chứng khác để đưa con đi khám kịp thời.

Khắc phục hậu quả của tình trạng đổ mồ hôi lạnh

Nếu đã loại trừ các nguyên nhân bệnh lý, đổ mồ hôi lạnh ở trẻ không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, đổ mồ hôi lưng và đầu khiến bé khó chịu do cảm giác ẩm ướt, nhất là khi bé chưa đến tuổi tập đi, còn nằm nhiều trong nôi. Nếu xảy ra vào ban đêm khi đang ngủ, bé có thể thức giấc kèm theo khóc quấy. Ngoài ra, nếu không được người lớn phát hiện sớm, bé đổ mồ hôi nhiều sẽ dễ bị nhiễm lạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Để khắc phục tình trạng đổ mồ hôi lạnh ở trẻ, ba mẹ cần xác định đúng nguyên nhân và có cách xử trí thích hợp.

Với các nguyên nhân do bệnh lý: Ba mẹ hãy đưa con đến bệnh viện nhi để kiểm tra và điều trị sớm.

Với các nguyên nhân do tâm lý: Khi lo âu, sợ sệt, trẻ nhỏ chưa biết nói với người lớn, chỉ có thể thông báo bằng tiếng khóc.

Bạn hãy vỗ về và cho con cảm giác yên tâm, nhất là khi con ngủ một mình vào ban đêm nhé!

Với các nguyên nhân như thiếu oxy, thiếu nước…: Luôn đảm bảo phòng trẻ và nhà bạn đủ thoáng sạch. Tránh để nhiều gối mền trong nôi của con, gây tù túng, ngột ngạt khi bé ngủ.

Nếu cảm thấy con thường xuyên bị thiếu nước, bạn hãy cho bé nhấp chút nước sau mỗi 15 – 30 phút để đảm bảo bé được cung cấp nước đầy đủ, nhất là vào mùa nóng.

>>> Bạn có thể quan tâm: Khi nào dùng tã quần cho bé? Mẹ ơi ghi nhớ lịch này nhé!

Đổ mồ hôi nhiều có thể gây hăm da, rôm sảy

Đổ mồ hôi nhiều có thể gây hăm da, rôm sảy

Tuyến mồ hôi hoạt động nhiều ở phần đầu. Đổ mồ hôi thường xuyên dễ khiến bé nổi rôm sảy vùng trán. Nếu bé cào xước vùng da này do ngứa ngáy, khó chịu, con rất dễ bị viêm da tiếp xúc, khiến cho việc điều trị thêm phức tạp, nhất là khi trẻ nhỏ cần hạn chế dùng thuốc.

Mồ hôi lưng cũng là một vấn đề không nhỏ, bởi diện tích vùng da này rộng nhất trên cơ thể. Tình trạng đổ mồ hôi trộm ở lưng nhiều khiến bé khó chịu, đặc biệt là khi bé bị nổi rôm sảy, hăm da, đặc biệt ở những vùng tiếp xúc chặt với quần áo, tã. Không dừng lại ở đó, nếu để mồ hôi trộm đổ nhiều và lâu trong một thời gian dài, con có thể bị viêm phổi. Nước và chất khoáng cần thiết cho cơ thể bị thoát ra ngoài theo mồ hôi không kiểm soát được có thể dẫn tới tình trạng bé yêu bị thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể phát triển, ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài của con.

Ngoài việc thường xuyên lau mồ hôi cho con bằng khăn khô, mẹ nên chọn loại tã quần thấm hút tốt không chỉ nước tiểu mà còn cả mồ hôi trên lưng con. Ngoài ra, phần thun co giãn tốt ở vùng thắt lưng và đùi cũng giúp làm hạn chế tình trạng mồ hôi và cọ xát gây hăm đỏ.

Từ 3 tháng tuổi tới 24 tháng tuổi, trẻ nên mặc tã 100%, do bé chưa biết thông báo khi đi vệ sinh. Đặc biệt vào ban đêm, con nên mặc tã quần thấm hút tốt khi ngủ để không thức giấc nhiều lần vì ẩm ướt. Tuy nhiên trong giai đoạn này, từ sau 3 tháng tuổi, mẹ nên cho con mặc tã quần vì chúng có khả năng thấm hút tốt hơn, kết cấu ôm vào cơ thể nên đỡ bị tràn, phù hợp với sự phát triển và vận động của con.

Phần lớn thời gian này, con “làm bạn” với chiếc tã quần. Do đó, “chọn bạn” cho con là việc hết sức quan trọng mà ba mẹ không nên bỏ qua.

“Người bạn” tã quần Bobby thế hệ mới sở hữu phần đệm lưng thấm mồ hôi chắc chắn sẽ giúp mẹ thổi bay nỗi lo mồ hôi trộm vùng lưng của con. Nhờ ứng dụng công nghệ green-tissue trên hệ thun lưng mềm mại, tã quần Bobby giúp thấm mồ hôi hiệu quả, từ đó giữ cho vùng lưng bé luôn khô thoáng, tránh tình trạng mồ hôi thấm ngược gây cảm sốt, ngủ không sâu giấc ở trẻ… Nhờ vậy, mẹ cũng không còn quá mệt mỏi thức thâu đêm để lau mồ hôi trộm cho bé nữa.

trẻ đổ mồ hôi lạnh

Ngoài ra, tã quần Bobby nay cải tiến bề mặt với 3.000 lỗ thấm siêu tốc và rãnh thấm kim cương giúp chất lỏng thấm nhanh tức thì và được dàn đều, tránh tình trạng vón cục. Bề mặt tã khô thoáng tuyệt đối và ngăn thấm ngược trở lại.

Thêm nữa, tã quần Bobby còn có phần hệ thun bụng hông-đùi mềm mại không gây hằn da và tinh chất trà xanh giúp ngăn ngừa tình trạng hăm da để bạn nhỏ của chúng ta tha hồ bú ngoan, chơi vui, ngủ ngon suốt cả ngày.

Tạm biệt mồ hôi lưng nhé!

Đường Thiên Khuê

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x