Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Thóp trẻ sơ sinh (còn gọi là “cửa đỉnh đầu” hay “thóp đỉnh”) đóng vai trò quan trọng với sự phát triển não bộ vì giúp tạo không gian phát triển mở rộng hộp sọ. Tuy nhiên, đôi khi bạn có thể nhận thấy vùng thóp của con bị lõm xuống và không biết liệu đó có phải là dấu hiệu bất thường hay không. Trong bài viết này của MarryBaby, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các đặc điểm chung về thóp trẻ sơ sinh, nguyên nhân gây thóp bị lõm cũng như cách xử trí và điều trị hiệu quả.
Thóp là điểm mềm nằm giữa các xương sọ của trẻ, được hình thành khi các xương sọ chưa nối liền với nhau. Điều này giúp phần đầu có thể “co giãn” trong quá trình sinh nở, hỗ trợ bé chào đời dễ dàng hơn, đồng thời cho phép não bộ có không gian phát triển đến kích thước hoàn chỉnh. Dù vậy, thóp vẫn được bảo vệ bởi lớp da và một lớp màng cứng bên ngoài nên vẫn vị trí này khá ổn định, cứng cáp nếu không bị tác động mạnh từ bên ngoài. Thông thường, trẻ sơ sinh có hai thóp chính:
Trong vòng 2 – 3 tháng đầu tiên, thóp thường bị kéo căng ra rồi xương sọ bắt đầu liền lại, không còn thóp mềm trên đầu nữa. Trong suốt quá trình liền xương, thóp sẽ luôn có trạng thái hơi bẹp, không quá lõm cũng không phồng lên.
Nhờ có thóp, não của trẻ có đủ không gian để phát triển mạnh mẽ trong hai năm đầu đời, nhanh chóng đạt được kích thước như người trưởng thành. Khi não phát triển, xương sọ dần mở rộng và thóp giúp hộp sọ giãn ra một cách linh hoạt, dễ dàng.
Ngoài ra, thóp cũng là vị trí để bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng quát của trẻ, thông qua việc quan sát độ căng phồng hay lõm xuống của vùng này. Trạng thái của thóp có thể là dấu hiệu cảnh báo về những nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Thóp trẻ sơ sinh bị lõm bất thường có thể là biểu hiện của một số vấn đề hay bệnh lý, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bình thường, cảm giác khi chạm vào thóp sẽ thấy không quá cứng cũng không quá mềm, thường hơi phập phồng do mạch máu đập tại đó. Nếu nhận thấy thóp bị lõm xuống nhiều, sờ vào mềm hơn bình thường thì là dấu hiệu cho thấy thóp bị trũng hoặc lõm. Lúc này, bạn cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị phù hợp. Những nguyên nhân phổ biến khiến thóp trẻ sơ sinh bị lõm bao gồm:
Trẻ sơ sinh bị mất nước khi cơ thể không có đủ lượng chất lỏng cần thiết để duy trì chức năng sinh lý bình thường, xảy ra do:
Phần lớn trường hợp thóp trẻ sơ sinh bị lõm là do mất nước. Đây là tình trạng hết sức nguy hiểm cho trẻ và cần được can thiệp điều trị ngay lập tức, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ đóng vai trò quan trọng giúp trẻ tăng trưởng và phát triển tốt. Nếu trẻ tăng cân kém và phát triển chậm có thể dẫn đến thóp bị lõm. Trẻ bị suy dinh dưỡng thường có dấu hiệu khác kèm theo như thiếu cân, tóc khô rụng, mệt mỏi, không chịu bú, độ đàn hồi của da kém.
Nếu trẻ có dấu hiệu mất nước cùng với tình trạng suy dinh dưỡng sẽ khiến việc thóp bị lõm trở thành dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.
Đây là một tình trạng hiếm gặp khi thận không có khả năng giữ nước khiến trẻ đi tiểu thường xuyên, dẫn đến mất nước và làm cho thóp trẻ sơ sinh bị lõm. Các triệu chứng đái tháo nhạt khá giống với đái tháo đường type 1, ngoại trừ việc nước tiểu không có hàm lượng đường cao. Trẻ sẽ có những biểu hiện như khát bú nhiều, đi tiểu nhiều bất thường, da khô, sụt cân, nhịp tim nhanh.
Căn bệnh này còn được gọi là hội chứng thiếu đa dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, do thiếu các protein cung cấp năng lượng. Điều đáng lo ngại là khi trẻ đã được điều trị bệnh lý này cũng sẽ khó đạt được khả năng phát triển tốt như bình thường. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị thì trẻ có thể bị khuyết tật vĩnh viễn về thể chất lẫn tinh thần. Trường hợp không được điều trị, trẻ có nguy cơ bị hôn mê, sốc và dẫn đến tử vong. Triệu chứng thường nhận thấy ở trẻ bị Kwashiorkor là thóp bị lõm, cáu kỉnh, thiếu hứng thú với mọi thứ, một số vùng da cũng bị lõm (như bẹn, mông, mặt và đùi).
Thóp trẻ sơ sinh bị lõm có thể do viêm đại tràng nhiễm độc cấp tính gây ra, nhưng hiếm gặp. Nếu trẻ mắc phải căn bệnh này sẽ cần được phẫu thuật điều trị nhanh chóng vì bệnh có nguy cơ đe dọa đến tính mạng. Bệnh thường do nhiễm trùng hoặc biến chứng từ bệnh viêm ruột gây ra.
Để đưa ra chẩn đoán thóp trẻ sơ sinh bị lõm, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng kết hợp với việc hỏi về các triệu chứng bất thường ở trẻ. Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu làm một số xét nghiệm để biết được nguyên nhân cụ thể dẫn đến thóp bị lõm là gì để có phương pháp điều trị phù hợp. Khi đưa trẻ đến thăm khám, bạn có thể thấy các bước thực hiện như sau:
Tùy theo nguyên nhân mà sẽ có cách thức điều trị phù hợp tương ứng. Nếu trẻ bị lõm thóp do mất nước, việc bù nước là ưu tiên hàng đầu:
Nếu con mắc phải các bệnh lý khác, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp trẻ phát triển lại bình thường.
Để tránh tình trạng thóp bị lõm, bạn cần đảm bảo trẻ được bú đầy đủ, tránh để bị mất nước vì đó là nguyên nhân phổ biến nhất gây lõm thóp. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng cần được đảm bảo, cung cấp đầy đủ dưỡng chất và năng lượng theo nhu cầu từng độ tuổi. Do đó, mẹ cần:
Nếu thấy thóp trẻ sơ sinh bị lõm không cải thiện dù đã thực hiện các biện pháp bù dịch, bù nước hoặc xuất hiện những triệu chứng bất thường khác thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay. Thóp bị lõm thường dễ điều trị khi mới phát hiện nhưng nếu cha mẹ không chú ý hoặc chủ quan bỏ qua dấu hiệu này có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
What To Know About Baby’s Fontanelles (aka Soft Spots) https://health.clevelandclinic.org/fontanelle-baby-soft-spot Ngày truy cập 19/5/2025
Baby Sunken Fontanelle (Soft Spot): Signs, Causes & Treatment https://www.momjunction.com/articles/baby-soft-spot-sunken-fontanelle-pictures-causes-treatment_00672278/ Ngày truy cập 19/5/2025
Baby’s Soft Spot (Sunken Fontanelles) – Causes, Treatments & Prevention https://parenting.firstcry.com/articles/baby-sunken-fontanelles-causestreatments-prevention/ Ngày truy cập 19/5/2025
The Abnormal Fontanel https://www.aafp.org/pubs/afp/issues/2003/0615/p2547.html Ngày truy cập 19/5/2025
About the fontanelle https://www.pregnancybirthbaby.org.au/about-the-fontanelle Ngày truy cập 19/5/2025