Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hương Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 12/04/2021

Thang điểm apgar cho biết gì về tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh?

Thang điểm apgar cho biết gì về tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh?
Bạn có bao giờ thắc mắc chữ “apgar” trong sổ khám sức khỏe của bé sơ sinh? Tất cả những em bé vừa chào đời đều được đánh giá tình trạng sức khỏe thông qua thang điểm apgar.
thang điểm apgar
Bạn biết gì về chỉ số apgar và thang điểm apgar?

Chỉ số apgar được tính theo thang điểm từ 0 đến 10. Thang điểm apgar nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể của bé sơ sinh ngay sau khi chào đời tại khắp nơi trên thế giới. Apgar cũng chính là tên của người đã thiết kế nên bài kiểm tra này vào năm 1952. Đó là nữ bác sĩ gây mê Virginia Apgar.

Một cách trùng hợp, 5 chữ cái có trong chữ apgar cũng chính là 5 yếu tố sức khỏe cần được kiểm tra ở bé sơ sinh. Đó là:

A: Appearance (biểu hiện bên ngoài).

P: Pulse (mạch).

G: Grimace (nhăn mặt).

A: Activity (sự hoạt động).

R: Respiration (hô hấp).

Thang điểm apgar

Bài kiểm tra apgar gồm 5 phần, mỗi phần có thang điểm apgar từ 0-2. Tổng điểm cao nhất của 5 phần là 10.

Cách tính điểm apgar

Các yếu tố tính điểm 0 1 2
Màu da Toàn thân màu xanh hoặc nhợt nhạt Nhợt nhạt ở các chi, thân hồng hào Toàn thân hồng hào.

Nhịp tim Nhịp tim dưới 80 nhịp/phút Nhịp tim trong khoảng 80-100 nhịp/phút Nhịp tim ổn định, duy trì nhiều hơn 100 nhịp/phút

Phản ứng với kích thích Không phản ứng với kích thích Phản ứng yếu hoặc nhăn nhó khi bị kích thích Phản xạ tốt, cử động tứ chi

Cử động Thiếu lực, không cử động Vài cử động gập, duỗi ở chân và cánh tay nhưng cử động yếu Cử động tích cực cả tay, chân

Hô hấp Không thở Thở chậm, thở không đều, thở nông, khóc yếu Thở mạnh đều đặn, khóc to sau sinh

Cách tính thang điểm apgar ở trẻ sơ sinh

Thang điểm apgar cho biết gì về tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh?

– Thường các nữ hộ sinh sẽ tiến hành bài kiểm tra apgar cho bé sơ sinh 2 lần. Lần đầu vào 1 phút sau sinh và lần hai vào 5 phút sau sinh.

– Dựa trên thang điểm apgar, những trẻ sơ sinh có tổng điểm apgar trên 7 ở lần đầu tiên cho thấy tình trạng sức khỏe của bé bình thường.

– Điểm apgar thấp hơn 7 báo hiệu bé cần được chăm sóc y tế ngay lập tức như ủ ấm, hút dịch đường thở, cho thở oxy. Đặc biệt, bé sơ sinh có chỉ số apgar thấp hơn 4 cần đặt trong tình trạng cấp cứu.

– Tuy nhiên chỉ số apgar này không báo hiệu trẻ sẽ gặp vấn đề sức khỏe về sau. Nhất là nếu điểm apgar ở lần đánh giá thứ hai lúc 5 phút được cải thiện trên 7. Nếu ở lần hai, điểm apgar tiếp tục dưới 7 thì việc kiểm tra sẽ lặp lại mỗi 5 phút cho đến 20 phút.

– Nhưng nếu chỉ số apgar ở trẻ bé hơn 3 vào những thời điểm 5-10-20 phút, bé có nguy cơ bị tổn thương thần kinh lâu dài.

Lưu ý khác về chỉ số apgar

– Bé sơ sinh có điểm apgar thấp so với thang điểm apgar cũng có thể được sinh ra bởi một trong các trường hợp sau: Trẻ sinh mổ, trẻ sinh non hoặc trẻ trải qua một cuộc sinh nở khó.

– Như bạn thấy chỉ số này chỉ đơn thuần giúp nhân viên y tế đánh giá tình trạng sức khỏe của bé sơ sinh ngay sau chào đời để có những hỗ trợ y tế kịp thời. Rõ ràng, chỉ số apgar không nhắm đánh giá tình trạng sức khỏe lâu dài, nhận thức hay trí tuệ ở trẻ.

Chăm sóc bé sơ sinh trong 24 giờ đầu tiên

Chăm sóc bé sơ sinh trong 24 giờ đầu tiên

Những trẻ khỏe mạnh vẫn có thể đạt điểm thấp ở lần đánh giá đầu tiên của bài kiểm tra sức khỏe apgar. Vì cơ thể bé chưa kịp thích nghi ngay sau khi ra khỏi cơ thể mẹ, chẳng hạn thường bị tím tái ngay sau sinh.

Tuy nhiên, việc chăm sóc bé đúng cách trong 24 giờ đầu tiên vô cùng quan trọng, là nền tảng quyết định trẻ có phát triển tốt về sau hay không.

1. Tiếp xúc da kề da

Phương pháp da kề da (skin to skin) không chỉ thắt chặt tình mẫu tử mà còn mang lại nhiều lợi ích:

  • Trẻ ổn định thân nhiệt, nhịp thở, đường huyết
  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Kích thích nhiều giác quan tốt cho sự phát triển não bộ
  • Làm giảm hàm lượng cortisol giúp trẻ hấp thu tốt thức ăn và có hệ tiêu hóa khỏe mạnh…

2. Cho trẻ bú mẹ sớm nhất có thể

Trong quá trình da kề da, do bản năng trẻ sẽ tìm vú mẹ. Điều này kích thích cơ thể mẹ sản xuất oxytocin và prolactin giúp sữa về sớm cũng như nhiều hơn. Thêm nữa, bé còn được hưởng lợi từ nguồn sữa non nhiều kháng thể. Nhờ đó trẻ khỏe mạnh, được bảo vệ trước các nguy cơ nhiễm trùng và các virus gây bệnh.

Có lẽ từ những thông tin trên, bạn đã hiểu chỉ số apgar cũng như thang điểm apgar rồi phải không. Kiến thức này chắc chắn sẽ là bước chuẩn bị tâm lý cần thiết cho ngày chào đón bé yêu ra đời.

Hương Lê

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
https://kidshealth.org/en/parents/apgar.html https://www.rchsd.org/health-articles/what-is-the-apgar-score/ https://www.healthline.com/health/apgar-score https://www.pregnancybirthbaby.org.au/apgar-score https://www.verywellfamily.com/apgar-score-for-newborns-2759307
x