Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đỗ Khánh Linh
Thông tin kiểm chứng bởi Linh Hồ
Cập nhật 08/04/2022

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh có cần nhổ bỏ?

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh có cần nhổ bỏ?
Bé cưng của mẹ chào đời được vài tuần và xuất hiện những nốt trắng nho nhỏ trên lợi. Nhiều mẹ lo lắng không biết đây là tình trạng gì; có phải là bé mọc răng nanh hay không.

Hiện tượng xuất hiện đốm trắng trên lợi của bé có tên gọi là nanh sữa. Trong bài viết này, mẹ cùng MarryBaby khám phá nanh sữa ở trẻ sơ sinh là gì; liệu đây có phải là tình trạng đáng lo ngại hay không và cách xử trí khi bé có nanh sữa nhé.

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh là gì?

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh (Gingival cysts) hay còn được gọi là nang lá răng (Dental Lamina Cyst); đây là tổn thương niêm mạc miệng của bé; và thường bé chỉ bị trong một thời gian ngắn. Đây là một tổn thương phổ biến trong vòng 3 tuần đến 6 tuần tuổi sau sinh.

Bản chất của nanh sữa ở trẻ sơ sinh là một loại nang có vỏ mỏng trong lòng chứa đầy chất keratin. Đây là một sản phẩm thoái hóa của biểu mô sừng hóa. Nanh sữa thường có màu trắng do các mảnh vụn tế bào trong quá trình hình thành răng sữa còn sót lại ở xương hàm.

>> Mẹ có thể quan tâm: Bé bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân cảnh báo bệnh gì?

Các biểu hiện khi bé mọc nanh sữa

Khi quan sát bé, mẹ sẽ thấy những nốt tròn hoặc hình oval màu trắng đến hơi vàng; kích cỡ từ 2-3mm ở nông ngay dưới bề mặt niêm mạc lợi hàm trên; và hàm dưới của trẻ. Đây là biểu hiện của nanh sữa.

Thông thường, nanh sữa ở trẻ sơ sinh sẽ có thể gia tăng về số lượng; nhưng hiếm khi to ra về kích thước; và tình trạng này sẽ mất đi sau vài tuần đến vài tháng. Trung bình là khoảng 2 tuần đến 5 tháng tuổi.

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Bé mọc nanh sữa có phải điều đáng lo

Nanh sữa là một tổn thương tuy khá phổ biến đối với trẻ sơ sinh; nhưng lại lành tính. Cho đến thời điểm hiện nay, chưa có tài liệu nào ghi nhận những biến chứng nguy hiểm; hoặc vấn đề sức khỏe khi trẻ sơ sinh mọc nanh sữa.

Tuy nhiên, nếu mẹ thấy bé sau khi có nanh sữa mà bỏ bú, quấy khóc thường xuyên, không chịu ngủ,… thì mẹ cần đưa bé đi thăm khám bác sĩ nhi khoa ngay nhé! Bé có thể bị viêm nhiễm lợi; hoặc một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng khác.

>> Mẹ có thể quan tâm: 3 tuyệt chiêu mẹ nên áp dụng ngay khi bé không chịu bú bình

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh có gây vàng da?

Các tài liệu khoa học cho thấy tác động của nanh sữa chỉ biểu hiện trên lợi của trẻ sơ sinh. Do đó, nanh sữa ở trẻ sơ sinh không gây vàng da cho bé. Tuy nhiên, vàng da ở trẻ sơ sinh cũng là một tình trạng phổ biến. Nên khi bé vừa có nanh sữa, vừa vàng da; nhiều mẹ có thể đã lầm tưởng hai yếu tố này liên quan đến nhau.

Vàng da ở trẻ sơ sinh thường vô hại. Các triệu chứng nhận biết bao gồm:

  • Vàng da và lòng trắng của mắt.
  • Nước tiểu màu vàng sẫm (nước tiểu của trẻ sơ sinh phải không màu).
  • Phân của bé màu nhạt (nó phải có màu vàng hoặc cam).

Các triệu chứng vàng da ở trẻ sơ sinh thường phát triển 2 ngày sau khi sinh và có xu hướng thuyên giảm mà không cần điều trị khi trẻ được khoảng 2 tuần tuổi.

Có nên nhổ nanh sữa cho bé?

Việc chẩn đoán nanh sữa ở trẻ sơ sinh rất quan trọng vì nó giúp loại bỏ sự can thiệp y tế không cần thiết. Vì đây là một tổn thương lành tính, không có gì đáng lo ngại. Hơn nữa, nanh sữa không gây ra những triệu chứng đau đớn; và tự biến mất theo thời gian. Do đó, phần lớn các tài liệu y khoa đều đồng ý rằng nanh sữa không cần điều trị.

Vậy có trường hợp nào bác sĩ phải can thiệp nhổ răng cho trẻ sơ sinh không?

Khi kiểm tra rằng miệng cho bé, các bác sĩ sẽ phân biệt giữa tình trạng nanh sữa ở trẻ sơ sinh và răng mới sinh (natal teeth). Răng mới sinh này không có cấu trúc chân răng phù hợp, rất lỏng lẻo và có thể gây thương tích cho cả trẻ sơ sinh và bà mẹ trong quá trình bú. Để tránh trường hợp bé nuốt phải răng mới sinh và cản trở đường thở; các bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật để nhổ bỏ ngay sau khi bé được sinh ra.

>> Mẹ có thể quan tâm: Trẻ sơ sinh ngã trên giường xuống đất? Tìm hiểu ngay!

Cách chăm sóc răng miệng cho bé

cách chăm sóc răng miệng cho bé sơ sinh

Tuy nanh sữa ở trẻ sơ sinh không cần điều trị và can thiệp; nhưng việc vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh là rất quan trọng. Sau đây là một số gợi ý từ CDC để mẹ chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con tốt hơn.

  • Lau nướu hai lần một ngày bằng khăn mềm, sạch vào buổi sáng sau lần bú đầu tiên và ngay trước khi đi ngủ. Điều này giúp lau sạch vi khuẩn và đường có thể gây sâu răng cho trẻ.
  • Khi răng bé mọc, hãy bắt đầu chải răng hai lần một ngày bằng bàn chải đánh răng lông mềm, nhỏ và nước lã.
  • Hãy đến gặp nha sĩ trước ngày sinh nhật đầu tiên của con để phát hiện sớm các dấu hiệu của vấn đề răng miệng.
  • Nói chuyện với nha sĩ hoặc bác sĩ về việc bôi dầu bóng có chứa fluor lên răng của con ngay khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện.
  • Chỉ sử dụng nước để đánh răng cho đến khi trẻ được 18 tháng tuổi, trừ khi nha sĩ yêu cầu khác.

Qua bài viết, mong là mẹ đã hiểu hơn về tình trạng nanh sữa ở trẻ sơ sinh. Đồng thời, biết thêm về một số cách chăm sóc răng miệng cho bé cưng của mình.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Gingival Cysts in Newborns

https://www.news-medical.net/health/Gingival-Cysts-in-Newborns.aspx

Ngày truy cập: 06.04.2022

2. Gingival Cyst of Newborn

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4999644/#:~:text=

Ngày truy cập: 06.04.2022

3. Gingival cyst

https://radiopaedia.org/articles/gingival-cyst

Ngày truy cập: 06.04.2022

4. Dental lamina cysts in a newborn infant

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4544414/

Ngày truy cập: 06.04.2022

5. Children’s Oral Health

https://www.cdc.gov/oralhealth/basics/childrens-oral-health/index.html#:~:text=

Ngày truy cập: 06.04.2022

x