Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 31/05/2021

Cách nhận biết bé bị dính thắng lưỡi và hướng điều trị

Cách nhận biết bé bị dính thắng lưỡi và hướng điều trị
Dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh là dị tật bẩm sinh nhẹ ảnh hưởng đến việc bú, tăng trưởng của bé. Không những thế khi lớn lên bé sẽ khó phát âm, nói ngọng, răng mất thẩm mỹ.

Dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh (dân gian hay gọi là lưỡi chẻ ở trẻ sơ sinh) có hai dạng là dính thắng lưỡi một phần và dính thắng lưỡi hoàn toàn. Dị tật này không quá khó để phát hiện cũng như điều trị nhưng nhất thiết phải có sự can thiệp của bác sĩ.

Cách nhận biết bé bị dính thắng lưỡi

Dính thắng lưỡi còn được gọi là dính phanh lưỡi có tên khoa học là Ankyloglossiam xuất hiện do bẩm sinh hoặc di truyền.

Trẻ bị mắc dị tật này sẽ có dây thắng lưỡi (lớp màng mỏng nằm ở niêm mạc dưới lưỡi) ngắn, căng và dày hơn so với bình thường. Theo thống kê thì có khoảng 0,2 – 2% trẻ sơ sinh bị mắc dị tật này.

dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh

Dính thắng lưỡi có thể được phát hiện khi bác sĩ khám lâm sàng ngay sau khi sinh, hay khi khám sức khỏe tổng quát. Tuy nhiên, các mẹ có thể nhận biết được bé bị dính thắng lưỡi thông qua một số dấu hiệu sau đây:

Đối với trẻ sơ sinh:

  • Hai bên lưỡi cử động khó khăn, đầu lưỡi không đụng được nóc khẩu vì tình trạng lưỡi ngắn ở trẻ sơ sinh
  • Trẻ bú lâu và khi bú thường phát ra tiếng kêu
  • Đầu lưỡi không nhọn như bình thường mà vuông hoặc phẳng
  • Đầu lưỡi hình trái tim do lưỡi bị đẩy ra phía trước hoặc phía sau

dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh 3
Lưỡi trẻ sẽ có hình trái tim hoặc vuông

Đối với những trẻ lớn hơn:

  • Khi ăn dặm gặp phải tình trạng khó nuốt
  • Trẻ chậm nói, khó phát âm
  • Nói ngọng, phát âm sai các phụ âm như r, s, z
  • Có khe hở giữa hai răng cửa hàm dưới hoặc hai răng này bị nghiêng

Có thế thấy tật dính thắng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng gây khó khăn trong việc ăn uống khiến trẻ chậm tăng cân, chậm lớn. Khi trẻ lớn hơn thì sẽ thiếu tự tin vì có hàm răng mất thẩm mỹ, giọng nói khó nghe. Vì thế, cha mẹ cần phát hiện và điều trị sớm tật dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh.

Cách điều trị trẻ sơ sinh bị dính thắng lưỡi

Để điều trị dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh thì cách duy nhất là thực hiện thủ thuật cắt dây thắng lưỡi. Tùy vào mức độ ảnh hưởng đến việc ăn uống, phát triển, phát âm của bé mà lựa chọn thời điểm phù hợp.

Trước đây các bác sĩ sẽ chỉ định cắt thắng lưỡi càng sớm càng tốt sau sinh. Tuy nhiên hiện nay, các bậc cha mẹ được khuyến cáo chỉ nên thực hiện thủ thuật này khi bé được 3 – 4 tháng tuổi.

dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh 2
Dính thắng lưỡi gây khó khăn cho bé khi bú, ăn uống

Điều này để tránh tác dụng phụ của thuốc tê, hay chảy máu gây nhiễm trùng sau mổ ảnh hưởng đến sức khỏe và cơ lưỡi của bé.

Trường hợp tình trạng này quá lâu, phần dính thắng lưỡi sẽ hình thành nên những mạch máu. Lúc này nếu cắt sẽ chảy máu nhiều hơn và gây đau đớn cho bé.

Để xác định thời gian cắt dính thắng lưỡi cha mẹ nên cho bé đi khám các bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt.

Tùy vào mức độ dính mỏng hay dày, ảnh hưởng đến việc ăn uống của bé như thế nào mà bác sĩ sẽ chỉ định thời gian làm phẫu thuật.

Khi phẫu thuật dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh, các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê để tránh bé vùng vẫy ảnh hưởng đến quá trình thực hiện thủ thật. Sau khi cắt thắng lưỡi bé hoàn toàn có thể bú ngay.

Đối với trẻ lớn hơn thì bác sĩ phải dùng thuốc gây mê sau đó dùng máy laser để cắt đốt hoặc dao mổ để cắt thắng lưỡi rồi khâu lại. Vết thương sẽ lành sau vài tuần.

Theo các bác sĩ thì thủ thuật cắt thắng lưỡi khá đơn giản, không tốn nhiều thời gian và chi phí. Sau phẫu thuật bé có thể được chăm sóc ngay tại nhà.

Chăm sóc bé sau phẫu thuật dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh

Sau khi thực hiện thủ thuật thì phần cắt dính lưỡi sẽ xuất hiện những vết màu trắng. Đây là điều bình thường khi mổ bằng laser và sẽ lành sau một vài tuần nên mẹ hoàn toàn yên tâm.

Điều quan trọng nhất là cha mẹ cần theo dõi và chăm sóc bé cẩn thận, tuân thủ các lưu ý sau:

  • Không cho bé ngậm hoặc cắn vật cứng để tránh chảy máu
  • Không cho bé sờ tay vào vùng phẫu thuật tránh bị nhiễm trùng
  • Cho trẻ uống thuốc theo đơn và chỉ dẫn của bác sĩ

Về chế độ ăn uống, đối với trẻ sơ sinh thì có thể bú sữa mẹ ngay. Riêng với trẻ lớn hơn thì chỉ cho uống sữa, ăn thức ăn lỏng, mềm và nguội. Sau khi ăn vệ sinh miệng cho bé kỹ càng, cho bé uống nhiều nước.

Một điều quan trọng nữa là phải tập vận động lưỡi cho bé. Đối với những bé còn nhỏ thì mẹ phải vệ sinh dưới lưỡi, nâng lưỡi lên trên. Trẻ lớn hơn thì hướng dẫn thò lưỡi ra ngoài, uốn lên trên.

Như vậy, các mẹ không cần quá lo lắng với dị tật dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh. Chỉ cần phát hiện sớm, đưa trẻ đi thăm khám, thực hiện tách dính thắng lưỡi an toàn, hiệu quả là được.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
1. Ankyloglossiam https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17931-tongue-tie-ankyloglossia Ngày truy cập: 31.5.2021
2. Tongue-tie (ankyloglossia) https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tongue-tie/symptoms-causes/syc-20378452 Ngày truy cập: 31.5.2021 3. Tongue-Tie in Infants & Young Children https://www.healthychildren.org/English/healthy-living/oral-health/Pages/Tongue-Tie-Infants-Young-Children.aspx Ngày truy cập: 31.5.20214. 4. Clinical Consensus Statement: Ankyloglossia in Children https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32283998/ Ngày truy cập: 31.5.2021 5. Tongue-Tie (Ankyloglossia) https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/tongue-tie-ankyloglossia Ngày truy cập: 31.5.2021  
x