Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hương Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 21/06/2021

Có nên chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong?

Có nên chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong?
Táo bón ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Khi con bị táo bón, mẹ có nên chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong?
chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong
Chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong chính là hại bé đấy!

Mật ong tốt cho sức khỏe là điều không thể chối cãi. Do chứa các chất chống vi khuẩn và chất chống oxy hóa tự nhiên nên mật ong không chỉ có tác dụng tăng sức đề kháng mà còn có thể chữa các chứng viêm.

Mỗi tối trước khi đi ngủ, với trẻ hơn 1 tuổi, mẹ chỉ cần cho bé uống 1 thìa cà phê mật ong là có thể ngừa ho, viêm họng ở bé. Khi con húng hắng ho, mẹ thường chưng tắc hoặc lê với mật ong để trị ho, viêm họng cho con.

Tuy nhiên, mẹ không nên chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong hay cho trẻ sơ sinh chậm đi tiêu uống mật ong.

Tại sao không nên chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong?

Mật ong thường được khuyến cáo không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi. Nguyên nhân là mật ong thường chứa vi khuẩn Clostridium botulinum, loại vi khuẩn có thể được tìm thấy trong phấn hoa. Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu nên vi khuẩn Clostridium botulinum khi vào đường ruột dễ phát triển và tiết ra độc tố thần kinh, đe dọa tính mạng của trẻ.

Vì vậy, mẹ không nên rơ miệng hay chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong theo kinh nghiệm dân gian. Hay nói cách khác, nếu mẹ thắc mắc có nên dùng mật ong cho trẻ sơ sinh thì câu trả lời là không bởi mật ong với trẻ sơ sinh chưa bao giờ là một chọn lựa đúng.

Hiểu đúng táo bón ở trẻ sơ sinh

Nếu hiểu rõ nguyên nhân con bị táo bón, chắc chắn mẹ sẽ không chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong.

Hầu hết trẻ sơ sinh thường đi ngoài phân xu trong 24 giờ đầu tiên sau chào đời. Trong tuần đầu tiên của cuộc đời, trẻ đi ngoài trung bình 4-8 lần/ngày. Trẻ bú mẹ thường đi ngoài nhiều hơn so với trẻ bú sữa công thức.

Tuy nhiên, không phải trẻ sơ sinh nào cũng đi ngoài dễ dàng như vậy. Nhiều bé thường 3-4 ngày hoặc cả tuần mới đi tiêu khiến mẹ rất lo lắng. Có mẹ còn áp dụng những kinh nghiệm chưa kiểm chứng như chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong.

Phần lớn đây chỉ là hiện tượng táo bón sinh lý vì theo chuyên gia nhi khoa, đường ruột của bé chưa phát triển hoàn toàn, nhu động ruột hoạt động còn hạn chế nên bé có thể không đi tiêu. Mặt khác, lượng chất thải trong sữa đôi khi không nhiều dẫn đến việc vài ngày bé mới đi ngoài một lần.

Nếu mẹ thấy bé đi tiêu bình thường, không có dấu hiệu đau hoặc khó chịu thì thậm chí 5 ngày bé mới đi một lần vẫn không sao.

Hiểu đúng táo bón ở trẻ sơ sinh

Khi nào thì nên cho trẻ đi gặp bác sĩ?

Nếu trẻ xuất hiện một số dấu hiệu sau thì có thể con gặp vấn đề về sức khỏe, mẹ cần cho con đi gặp bác sĩ ngay.

– Trẻ đi tiêu phân máu hoặc phân đen.

– Trẻ chướng bụng nhiều, ọc sữa.

– Trẻ chậm tăng cân hoặc không tăng cân.

– Trẻ quấy khóc, đau khi đi ngoài.

Một số nguyên nhân bệnh lý khiến trẻ gặp khó khăn khi đi tiêu như trẻ bị suy giáp, trẻ mắc bệnh phình đại tràng bẩm sinh (Hirschsprung) hoặc mắc một số rối loạn thần kinh…

Có nên thụt tháo cho bé thường xuyên?

Không chỉ chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong, một số mẹ còn dùng tăm bông, cọng hành thoa với chất bôi trơn (như mật ong, dầu dừa…) rồi ngoáy hậu môn của bé, sâu khoảng 1cm. Thực chất đây chỉ là giải pháp tình thế.

Việc thường xuyên kích thích trẻ đi ngoài bằng cách này có thể làm suy yếu cơ thắt vòng hậu môn. Hậu quả sau đó là trẻ có thể đi ngoài không kiểm soát.

Vì vậy, với bất kỳ vấn đế sức khỏe nào ở trẻ mà mẹ cảm thấy bối rối, chưa biết cách xử trí, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa nhé.

>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì cho bé “đi lại” dễ dàng?

Giải pháp cho trẻ sơ sinh bị táo bón sinh lý

Tốt nhất, khi con bị táo bón, mẹ đừng chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong mà hãy làm theo những cách sau:

– Mẹ dành 5 phút mỗi ngày massage bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ để kích thích nhu động ruột của bé hoạt động tốt hơn.

– Mẹ ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước để bé có đủ sữa và sữa có nhiều chất xơ, giúp bé đi tiêu dễ dàng hơn.

– Mặc dù sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng trong một số trường hợp bất khả kháng (như mẹ mắc bệnh, đã từng phẫu thuật ngực, mẹ không đủ sữa cho con bú…), mẹ phải nuôi bé bằng sữa ngoài.

Lúc này, mẹ nên kiểm tra lại quy trình pha sữa cho bé. Mẹ có làm đúng hướng dẫn ghi trên hộp sữa? Mẹ có pha sữa bằng thìa của nhà sản xuất? Mẹ có nén bột sữa quá chặt khi pha? Mẹ có pha sữa với lượng nước ít hơn khuyến nghị?

Nếu mẹ đã pha sữa đúng như hướng dẫn mà bé vẫn bị táo bón thì mẹ nên đổi sữa cho con.

Giải pháp cho trẻ sơ sinh bị táo bón sinh lý

Như vậy, khi con bị táo bón, mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân để giúp con cải thiện tình trạng, tránh chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong hoặc áp dụng cách thụt mật ong cho bé như kinh nghiệm truyền miệng nhé.

Hương Lê

Nguồn

1. 6 Effective Home Remedies for Constipation

https://food.ndtv.com/health/6-effective-home-remedies-for-constipation-1216545

Ngày truy cập 19/6/2021.

2. Can I Feed My Baby Honey?

https://kidshealth.org/en/parents/honey-botulism.html

Ngày truy cập 19/6/2021.

3. Constipation and poor feeding in an infant with botulism

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3503904/

Ngày truy cập 19/6/2021.

4. Constipation – Breastfeeding challenges https://www.nhs.uk/start4life/baby/breastfeeding/breastfeeding-challenges/constipation/

Ngày truy cập 19/6/2021.

5. Constipation in babies

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/constipation-in-babies

Ngày truy cập 19/6/2021.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x