Bé bị nghẹn dễ dàng bởi bất cứ thứ gì nhỏ hơn cục pin đại, bao gồm các mẩu thức ăn, hạt, quả nhỏ… Đây là tai nạn nguy hiểm có thể đe dọa sinh mạng của trẻ ăn dặm và trẻ tập đi. Thông thường, khi 3 tuổi, bé mới đủ lớn để nhận […]
Ban chắc chắn muốn đăng xuất?
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bé bị nghẹn dễ dàng bởi bất cứ thứ gì nhỏ hơn cục pin đại, bao gồm các mẩu thức ăn, hạt, quả nhỏ… Đây là tai nạn nguy hiểm có thể đe dọa sinh mạng của trẻ ăn dặm và trẻ tập đi. Thông thường, khi 3 tuổi, bé mới đủ lớn để nhận […]
Bé bị nghẹn dễ dàng bởi bất cứ thứ gì nhỏ hơn cục pin đại, bao gồm các mẩu thức ăn, hạt, quả nhỏ… Đây là tai nạn nguy hiểm có thể đe dọa sinh mạng của trẻ ăn dặm và trẻ tập đi.
Thông thường, khi 3 tuổi, bé mới đủ lớn để nhận thức nguy hiểm và ít có khả năng bị mắc nghẹn hơn. Từ lúc bé ở độ tuổi ăn dặm cho tới khi đó, bạn nên cố gắng giữ các vật nhỏ ngoài tầm với của con. Nếu cần, mẹ có thể lên một danh sách những vật mà bé phải tạm thời “tránh xa”. Với trí tò mò của một đứa trẻ, những thứ như kẹo, sỏi, đồng xu, pin… rất dễ hấp dẫn bé “nếm thử”. Và hậu quả thì mẹ cũng biết rồi đấy!
Nhóc quậy nhà bạn có thường chạy nhảy lung tung trong khi ăn không? Nếu có, mẹ nên cẩn thận vì khả năng bé bị mắc nghẹn sẽ cao hơn rất nhiều đấy! Vì vậy, vào giờ ăn, mẹ nên cho bé ngồi đàng hoàng trên bàn ăn. Nếu như bé có hơi khó chịu vì cảm giác “tù túng”, mẹ có thể ngồi cùng bé và trò chuyện hoặc làm trò cho bé vui, bé sẽ ít đứng dậy và chạy loanh quanh hơn.
Khi con nhai tốt, mẹ có thể thử cho bé các mẩu thức ăn chỉ nhỏ hơn một hạt đậu. Bất cứ thứ gì lớn hơn như vậy đều sẽ ít an toàn cho bé bởi đường hô hấp vẫn còn nhỏ và con đang ở giai đoạn học cách nuốt.
Đặc biệt là trái cây và rau củ cứng như cà rốt và táo.
Thông thường, chỉ khi 5 tuổi, trẻ mới có thể tự ăn các loại hạt một cách an toàn. Vì vậy, đối với những trẻ nhỏ, mẹ nên hạn chế cho bé ăn các loại hạt. Bánh ngô, kẹo, nho cũng có thể là nguyên nhân gây nghẹn cho bé.
Vì tò mò, trẻ sẽ dễ dàng tìm thấy những vật bất thường và cho vào miệng. Mẹ nên kiểm tra xem sàn nhà có vật nhỏ nào không bằng cách cúi xuống theo cùng chiều cao của trẻ và tìm kiếm xung quanh.
Cho bé chơi đồ chơi bền và chắc chắn. Kiểm tra xem đồ chơi của bé có bị bung bông, lỏng vít hay nút không.
Dặn dò trẻ lớn để các loại đồ chơi nhỏ như lego, quần áo búp bê, các hột tròn, bộ phận xe hơi… vào thùng riêng, tránh xa tầm với của trẻ nhỏ.
Ba mẹ có thể tham khảo thêm các cách sơ cứu khi trẻ bị nghẹn. In chúng ra và dán lên chỗ thuận tiện, dễ thấy như tủ lạnh.
Các nghiên cứu cho biết trẻ dễ bị mắc nghẹn hơn nếu bị một khuyết tật nào đó như bại não hay động kinh, thiểu năng trí tuệ, hen suyễn mãn tính hoặc bệnh trào ngược dạ dày, thực quản. Nếu bé bị các trường hợp trên, mẹ có thể gặp bác sĩ để được tư vấn cách chống nghẹn cho bé.
Khi bé có các dấu hiệu bị nghẹn hay ngạt thở, bạn hãy bình tĩnh, yêu cầu bé nhả vật trong miệng ra. Nếu việc này không hiệu quả, bạn có thể làm theo các bước sau để bé hết nghẹn.
• Gập người bé về phía trước và dùng gót bàn bay vỗ mạnh vào giữa xương bả vai bé. Kiểm tra xem vật nghẹn đã ra chưa trước khi thực hiện lần nữa. Sau 5 lần thực hiện, nếu bé vẫn chưa hết nghẹn, chuyển qua động tác ép ngực.
>>> Xem thêm: Làm gì nếu bé phải đi cấp cứu?
Lưu ý:
MarryBaby
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Bình luận
Đăng ký hoặc Đăng nhập để bình luận ngay!