- Lùn do di truyền.
- Chậm tăng trưởng từ trong tử cung.
- Bị mắc bệnh mạn tính.
- Bé bị suy dinh dưỡng.
- Bất thường nhiễm sắc thể.
Những cột mốc quan trọng của bé mà mẹ cần biết
Không chỉ biết chiều dài, cân nặng của trẻ sơ sinh; mẹ chú ý thêm các cột mốc phát triển quan trọng của bé:
- Kỹ năng vận động thô: Bé có khả năng sử dụng các nhóm cơ lớn của cơ thể, như chân, tay…
- Kỹ năng vận động tinh: Bé có thể sử dụng các nhóm cơ nhỏ đòi hỏi sự linh hoạt. Chẳng hạn bé có thể cầm, vẽ, mặc quần áo, viết… Kỹ năng này cũng liên quan đến sự phối hợp giữa tay và mắt.
- Ngôn ngữ: Bé có thể nói, sử dụng ngôn ngữ cơ thể; cử chỉ để hiểu và diễn tã cho người khác hiểu.
- Nhận thức: Kỹ năng suy nghĩ, hiểu biết, giải quyết vấn đề, lý luận và ghi nhớ.
- Xã hội: Kết nối và biết cách tạo dựng các mối quan hệ, biết hợp tác và ứng phó với cảm xúc của mọi người xung quanh.
Dựa trên cột mốc chuẩn, mẹ có thể so sánh, tham khảo để có thể sớm nhận ra những bất thường. Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ có tốc độ phát triển riêng. Mẹ đừng lo nếu bé chậm hoặc nhanh hơn so với mốc chuẩn. Tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nếu cảm thấy bé cưng cân nặng, chiều dài trẻ sơ sinh có dấu hiệu bất thường.
Cột mốc phát triển quan trọng của trẻ từ 3 tháng tuổi
Bé 3 tháng tuổi trở lên sẽ trải qua những cột mốc quan trọng như sau; ngoài những cột mốc về cân nặng, chiều dài của trẻ sơ sinh:
Vận động thô:
- Cuộn mình từ trước ra sau.
- Có thể tự điều khiển đầu và cổ khi được bế ngồi hoặc đứng.
- Tự nâng đầu và ngực lên khi nằm sấp.
- Duỗi chân thẳng và đá lại chân mình khi nằm sấp hoặc ngửa, trườn xuống bằng chân khi nằm.
Vận động tinh:
- Đụng hai tay vào nhau.
- Nắm và xòe hai tay.
- Đưa tay lên miệng.
- Với tay lên.
Ngôn ngữ, xã hội:
- Tự cười hoặc cười với mẹ.
- Biểu cảm của gương mặt gây nên bởi thay đổi của cơ thể bé.
- Bắt chước một số chuyển động cơ thể và nét mặt của người khác.
Nhận thức:
- Thích nhìn mặt đối mặt.
- Dõi theo vật chuyển động.
- Nhận biết đồ vật và người lớn.
>> Mẹ xem thêm trẻ 3 tháng và trẻ 4 tháng tuổi nặng bao nhiêu là chuẩn?
Cột mốc phát triển quan trọng của trẻ từ 8 tháng tuổi
Vận động thô:
- Lăn từ trước ra sau và từ sau ra trước điệu nghệ hơn.
- Có thể tự ngồi.
- Có thể đứng vững trên hai chân khi được vịn tay.
- Kiểm soát cơ thể và cánh tay.
Vận động tinh:
- Giữ và lắc đồ chơi bằng tay.
- Di chuyển đồ chơi từ tay này sang tay kia.
- Dùng tay khám phá đồ vật mới lạ.
Ngôn ngữ, xã hội:
- Nhớ một vài người thân quen.
- Mỉm cười với mình trong gương.
- Phản ứng khi người khác bày tỏ cảm xúc.
- Bắt chước theo tiếng động.
Nhận thức:
- Theo dõi chuyển động của mọi điều xung quanh.
- Khám phá thế giới bằng tay và miệng.
- Khó chịu khi không với được thứ ngoài tầm với.
- Để ý xem người khác đang theo dõi điều gì và nhìn theo.
Ngoài bảng chiều dài, cân nặng của trẻ sơ sinh như trên, ở những độ tuổi nhất định, trẻ sẽ phát triển những kỹ năng như: khả năng vận động tĩnh, vận động thô, ngôn ngữ và nhận thức. Vì vậy bảng chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh giúp mẹ tham khảo để giúp bé phát triển tốt.
Bình luận
Đăng ký hoặc Đăng nhập để bình luận ngay!