Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Kiều Vân
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 14/11/2022

Mẹ cho con bú có uống được paracetamol? Uống panadol và panadol extra có sao không?

Mẹ cho con bú có uống được paracetamol? Uống panadol và panadol extra có sao không?
Thành phần paracetamol trong thuốc mang đến tác dụng giảm đau, hạ sốt. Song song đó, caffeine hỗ trợ tăng cường công dụng giảm đau của paracetamol. Nhìn chung, đối với mẹ, paracetamol giúp hạ sốt và giảm đau từ nhẹ đến vừa, được áp dụng trong các trường hợp đau do viêm xương khớp, nhức răng, đau sau khi nhổ răng hoặc tiêm vacxin, đau cơ, đau họng, đau nửa đầu và đau đầu.

Tuy nhiên, đối với bé, trong những tháng đầu đời, các cơ quan như gan, thận của bé vẫn chưa hoàn thiện nên thời gian thải thuốc ra ngoài sẽ lâu hơn, do đó, tác động mà bé chịu cũng nhiều hơn, theo Mayo Clinic. Vậy thực chất, mẹ cho con bú có uống được paracetamol? Và liều lượng thích hợp cho một lần uống là gì? Mẹ cùng tìm hiểu bài viết dưới đây cùng MarryBaby nhé.

Paracetamol là gì?

Paracetamol (acetaminophen) là thuốc thuộc nhóm giảm đau và hạ sốt. Với liều điều trị, paracetamol ít gây tác động đến hệ tim mạch, hô hấp, không gây loét hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng aspirin.

Đây cũng là một thành phần chính có trong panadol và panadol extra.

Mẹ cho con bú có uống được paracetamol?

Paracetamol là một lựa chọn tốt để giảm đauhạ sốt cho người mẹ đang cho con bú bị cảm lạnh, cúm hoặc muốn làm giảm các triệu chứng đau nhức từ nhẹ đến vừa như đau lưng, nhức đầu, đau nửa đầu, căng cơ, đau bụng kinh, đau răng,…

Đây là loại thuốc rất phổ biến đối với mọi gia đình. Vậy mẹ cho con bú uống paracetamol được không, có ảnh hưởng tới sữa mẹ không? Câu trả lời cho câu hỏi này là không. Theo các chuyên gia y khoa thế giới, paracetamol là thuốc an toàn và là lựa chọn đầu tiên trong giai đoạn cho con bú.

Mẹ cho con bú uống paracetamol được không? Theo NHS – tổ chức thông tin sức khỏe hàng đầu Anh quốc – với hàm lượng thuốc có trong sữa thấp hơn nhiều so với liều dùng paracetamol cho trẻ sơ sinh nên hầu như không gây hại đến trẻ bú mẹ.

  • Khi kiểm tra nước tiểu của 12 trẻ từ 2 tháng tuổi – 22 tháng tuổi bú sữa mẹ sau khi người mẹ uống paracetamol 650mg, các nhà nghiên cứu không phát hiện thấy sự hiện diện của hoạt chất này trong nước tiểu.
  • Một nghiên cứu khác thu thập nước tiểu trong 1–3,5 giờ sau khi bú ở 6 trẻ sơ sinh từ 2–6 ngày tuổi. Những đứa trẻ này có mẹ đã sử dụng 1–2g paracetamol từ 2–4 giờ trước khi cho con bú. Kết quả cho thấy trẻ sơ sinh đào thải trung bình 401mcg paracetamol và các chất chuyển hóa của nó qua nước tiểu trong khoảng thời gian trên.

Qua các chứng minh trên, nếu mẹ vẫn còn thắc mắc mẹ cho con bú có uống được paracetamol không thì câu trả lời là không, mẹ nhé.

Mặc dù thuốc không ảnh hưởng nhiều, tốt nhất mẹ vẫn nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng. Ngoài ra, cần chú ý dùng đúng liều lượng và không dùng trong thời gian dài vì có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa mẹ.

>> Có thể mẹ quan tâm: Mẹ bị Covid-19 cho con bú được không?

mẹ cho con bú có uống được paracetamol
Mẹ cho con bú có uống được paracetamol không? Được vì thuốc hiếm khi gây tác dụng phụ cho bé bú mẹ.

Trường hợp nào mẹ cần thận trọng khi dùng paracetamol

Trên thực tế, có khá nhiều mẹ cần sử dụng paracetalmol vì nhiều nguyên nhân. Để an toàn trước khi sử dụng thuốc này, mẹ cần tham vấn qua ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé.

Mẹ cho con bú có uống được paracetamol không? Nếu bé cưng thuộc một trong những trường hợp sau, mẹ cần hỏi kỹ bác sĩ khi uống paracetamol trong thời gian đang cho con bú:

  • Bé là trẻ sinh non
  • Con sinh ra nhẹ cân
  • Bé đang điều trị vấn đề sức khỏe nào đó.

Liều dùng paracetamol cho phụ nữ cho con bú

Mẹ uống paracetamol có cho con bú được không? Câu trả lời là được, để an toàn cho mẹ bà bé, mẹ cần biết liều dùng paracetamol cho phụ nữ cho con bú dưới đây.

Liều dùng paracetamol để hạ sốt

  • Liều chung là 325-600mg mỗi 4-6 giờ hoặc 1.000mg mỗi 6-8 giờ uống hoặc đặt hậu môn.
  • Viên nén paracetamol 500mg: 2 viên 500mg uống mỗi 4-6 giờ.

Liều dùng paracetamol để giảm đau

  • Liều chung là 325-650mg mỗi 4-6 giờ hoặc 500mg mỗi 6-8 giờ uống hoặc đặt hậu môn.
  • Viên nén paracetamol 500mg: 1 viên uống mỗi 4-6 giờ

Mẹ cho con bú có uống được paracetamol? Lưu ý khi uống Panadol cảm cúm cho mẹ bỉm

Mẹ cho con bú có uống được paracetamol? Như đã nói, mẹ hoàn toàn có thể dùng paracetamol để giảm đau, hạ sốt trong thời gian cho con bú vì hoạt chất này được đánh giá là an toàn và không ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ. Tuy nhiên, khi sử dụng loại thuốc này, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chú ý theo dõi các dấu hiệu của bé: Mẹ uống paracetamol có cho con bú được không? Nếu trẻ có biểu hiện bỏ bú, quấy khóc, tiêu chảy, dễ bị kích thích trong thời gian mẹ dùng thuốc, thì hãy thông báo ngay với bác sĩ để nhận hỗ trợ kịp thời. Song song đó, quá trình uống thuốc cũng cần dừng lại ngay lập tức.
  • Dùng đúng liều lượng: Mẹ cho con bú có uống được paracetamol? Được. Mẹ nên tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ, để nhận được kết quả chữa bệnh tốt với liều lượng thấp nhất.
  • Sử dụng trong thời điểm thích hợp: Để giảm thiểu tối đa lượng thuốc có trong sữa, mẹ nên cho con bú trước khi dùng thuốc. Trong trường hợp phải tạm thời không cho con bú để tập trung điều trị, mẹ nên hút sữa ra ngoài để tránh tình trạng mất hoặc tắc sữa.
  • Nếu mẹ bắt buộc phải dùng thuốc để chữa bệnh, nhưng vẫn chưa chắc chắn về mức độ an toàn đối với trẻ, tốt nhất hãy cho con uống sữa ngoài. Ở giai đoạn đó, mẹ nên vắt bỏ sữa đúng vào thời gian trong các cữ bú, nhằm duy trì nguồn sữa, sẵn sàng cho con bú khi thuốc được đào thải hết.
  • Không sử dụng chất kích thích trong quá trình dùng thuốc: Mẹ cho con bú có uống được paracetamol? Để thuốc phát huy tác dụng, trong thời gian này mẹ cần hạn chế rượu bia, thuốc lá,… Bên cạnh đó, để giúp tuyến sữa hoạt động tốt hơn, mẹ nên uống nhiều nước có lợi cho sức khỏe như nước ép hoa quả,…
  • Không dùng paracetamol chung với các loại thuốc khác: Đặc biệt là các loại thuốc cũng có chứa paracetamol như các chế phẩm trị đau nửa đầu, các loại thuốc chữa ho và cảm lạnh vì có thể dẫn đến tình trạng uống quá liều. Ngoài ra, nếu đang dùng thuốc điều trị bệnh lý, mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ vì paracetamol khi kết hợp với các loại thuốc khác có thể tạo ra các hợp chất có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bé.

>>> Có thể mẹ quan tâm: Phụ nữ sau sinh nên ăn hoa quả gì: 10 loại quả tốt cho mẹ và bé

Mẹ cho con bú có uống được paracetamol? Điều gì sẽ xảy ra nếu dùng quá liều? Khi nào mẹ nên đi tới bệnh viện?

Mẹ uống paracetamol có cho con bú được không? Trong trường hợp khẩn cấp, mẹ hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm y tế địa phương gần nhất nếu mẹ nghĩ rằng mình đã sử dụng thuốc quá liều.

Các dấu hiệu đầu tiên của quá liều paracetamol bao gồm:

  • Sốt nhẹ kèm buồn nôn, đau dạ dày và ăn mất ngon
  • Nước tiểu sậm màu, phân có màu đất sét
  • Bệnh vàng da (bao gồm triệu chứng vàng da hoặc vàng lòng trắng mắt).

Đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ của paracetamol. Những tác dụng phụ khác có thể xảy ra. Bạn hãy đến gặp bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Mẹ cho con bú uống Panadol và Panadol Extra được không?

Ngoài câu trả lời cho câu hỏi “mẹ cho con bú có uống được paracetamol được không” như đã nói ở trên thì các loại thuốc giảm đau khác trong giai đoạn cho con bú cũng khiến mẹ bỉm đau đầu. Vậy Panadol và Panadol Extra thì sao, các mẹ có dùng được không?

Đây là hai loại thuốc khá phổ biến trong tủ thuốc của mỗi gia đình. Theo đó, Panadol cũng là thuốc an toàn với phụ nữ cho con bú vì thành phần chính của nó là 500mg paracetamol.

Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý Panadol Extra thì mẹ cần thận trọng. Nguyên nhân là vì trong thành phần của Panadol Extra, ngoài chứa 500mg paracetamol thì còn có chứa 65mg caffeine. Trong khi đó, caffeine có thể hấp thụ vào sữa mẹ và đạt đỉnh sau 1 – 2 giờ uống và nó có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé, khiến bé khó chịu và khó ngủ. Vì vậy, với những bà mẹ đang cho con bú nên tránh dùng Panadol Extra.

>>> Có thể mẹ quan tâm: Những điều kiêng cữ sau sinh cần nhớ nếu không muốn trả giá đắt

Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi mẹ uống paracetamol có cho con bú được không cũng như các lưu ý khi dùng hoạt chất này để an toàn cho bé và không ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ. Quan trọng hơn, người mẹ cần quan tâm tới chế độ dinh dưỡng cũng như nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, tránh được việc phải dùng các loại thuốc để tốt cho cả mẹ và bé nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1.Analgesics (Painkillers) and Breastfeeding 

https://www.breastfeedingnetwork.org.uk/analgesics/ 

Ngày truy cập: 24/1/2022

2.Paracetamol

https://www.healthdirect.gov.au/paracetamol 

Ngày truy cập: 24/1/2022

3.What painkillers are safe to take when I’m breastfeeding? 

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/breastfeeding-and-medications/art-20043975

Ngày truy cập: 24/1/2022

4. Breastfeeding and medicines

https://www.nhs.uk/conditions/baby/breastfeeding-and-bottle-feeding/breastfeeding-and-lifestyle/medicines/
Ngày truy cập: 24/1/2022
5. Can breastfeeding mothers take paracetamol or combination paracetamol products?
https://www.sps.nhs.uk/wp-content/uploads/2015/06/UKMI-QA_Can-breastfeeding-mothers-take-paracetamol-_update_April2020_FINAL.pdf
Ngày truy cập: 24/1/2022
x