Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Kiều Vân
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 20/05/2022

Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cập nhật mới nhất!

Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cập nhật mới nhất!
Việc tiêm phòng cho trẻ đầy đủ, đúng lịch, đúng phác đồ sẽ giúp con tránh khỏi những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm về sau. Vậy lịch tiêm phòng cho trẻ hiện nay là gì, mẹ đã biết chưa?

Đảm bảo lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là việc làm rất quan trọng và hữu ích nhằm giúp trẻ có kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Việc trẻ không được tiêm ngừa không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân trẻ mà còn cho cả những đứa trẻ khác xung quanh.

Vì trẻ không tiêm phòng có nguy cơ cao bị mắc bệnh. Khi mắc bệnh, bé sẽ là nguồn lây nhiễm bệnh ra bên ngoài. Mẹ nắm rõ lịch tiêm phòng cho trẻ để biết bé yêu cần tiêm ngừa vắc xin gì, ở độ tuổi nào và cách tiêm ngừa ra sao.

Bài viết dưới đây MarryBaby sẽ giúp mẹ cập nhật chi tiết lịch tiêm chủng cho trẻ mới nhất hàng năm của Bộ Y Tế, mẹ cùng theo dõi sau đây nhé.

Vì sao lịch tiêm phòng cho trẻ hàng năm quan trọng?

Để hiểu tầm quan trọng của lịch tiêm phòng cho trẻ, mẹ cần hiểu một chút về đề kháng của trẻ.

Dưới 5 tuổi, sức đề kháng của trẻ còn rất non yếu, đặc biệt đối với trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng,… Trong khi đó, điều kiện môi trường phức tạp, thời tiết, khí hậu, nhiệt độ diễn biến bất thường… tạo điều kiện cho nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm phát triển. Dịch bệnh tấn công là một trong những nguy cơ tiềm ẩn luôn thường trực đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Chưa kể trước khi vắc xin ra đời, nhiều trẻ bị các bệnh như: bại liệt, lao, ho gà, thương hàn, viêm não… mà không có thuốc điều trị; gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc ngay cả khi đã được điều trị kịp thời vẫn có thể tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề.

Do đó, Bộ Y tế đã ra Thông tư 38/2017/TT-BYT, “Quy định danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc”, có hiệu lực từ 1/1/2018. Thông tư quy định trẻ em dưới 5 tuổi cần bắt buộc tiêm chủng đầy đủ 10 bệnh truyền nhiễm hàng đầu: viêm gan virus B, lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp b; bệnh sởi, viêm não Nhật bản B, Rubella.

Lợi ích của theo sát lịch tiêm phòng cho trẻ chính là giúp cơ thể trẻ tạo ra kháng nguyên, kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể. Kháng thể được hình thành có nhiệm vụ tiêu diệt vi rút, vi khuẩn và tồn tại trong máu để bảo vệ cơ thể chống các tác nhân gây bệnh ở những lần xâm nhập sau. Dưới đây là lịch tiêm phòng cho trẻ đầy đủ cho trẻ theo chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ theo từng độ tuổi của con yêu.

Vì sao bé cần được tiêm chủng đầy đủ theo lịch tiêm phòng cho trẻ hàng năm?
Lịch tiêm phòng cho trẻ rất quan trọng để đảm bảo con cưng có sức đề kháng tốt nhất!

Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo từng giai đoạn

Cha mẹ nhất định phải ghi nhớ hoặc lưu lại để đảm bảo bé được chích đủ mũi, đúng thời gian và đúng phác đồ, đảm bảo nền tảng sức khỏe cho sự phát triển toàn diện của bé sau này.

1. Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh (tiêm càng sớm càng tốt sau khi sinh)

  • Vắc xin viêm gan B (VGB) phòng bệnh viêm gan B. Cách tiêm: tiêm 1 mũi càng sớm càng tốt (trong 24 giờ đầu sau sinh).
  • Dưới 1 tháng tuổi, trẻ sẽ được tiêm phòng vắc xin lao (BCG) với một liều duy nhất. Nếu không có các chống chỉ định, trẻ sẽ được tiêm trong 24-48h sau sinh tại bệnh viện phụ sản và không cần tiêm lại.

2. Lịch tiêm phòng cho trẻ 2 tháng tuổi

  • Vắc xin kết hợp phòng 6 bệnh (ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do Haemophilus influenzae týp B (Hib) gây ra như viêm phổi, viêm màng não mủ) dạng 6 trong 1 Infanrix hexa (Bỉ)/ Hexaxim (Pháp) hoặc dạng 5 trong 1 Pentaxim (Pháp), Infanrix IPV + Hib (Bỉ) (không có thành phần kháng nguyên viêm gan B). Cách tiêm: Tiêm mũi 1.
  • Vắc xin Rotarix (Bỉ), Rotateq (Mỹ), Rotavin-M1 (Việt Nam) phòng Rotavirus gây bệnh tiêu chảy cấp. Lịch chủng ngừa: uống thành 2 liều, liều 2 cách liều 1 tối thiểu 4 tuần.
  • Vắc xin Synflorix (Bỉ), Prevenar 13 (Bỉ) phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn (mũi 1)

3. Lịch tiêm phòng cho trẻ 3 tháng tuổi

  • Vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1. Tiêm mũi 2. (Nếu tiêm 5 trong 1 thì phải bổ sung mũi viêm gan B).
  • Vắc xin uống phòng bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus (liều 2).

4. Lịch tiêm phòng cho trẻ 4 tháng tuổi

  • Vắc xin kết hợp 6 trong 1 hoặc 5 trong 1. Tiêm mũi 3 (nếu tiêm vắc xin kết hợp 5 trong 1 thì tiêm thêm mũi viêm gan B).
  • Vắc xin Synflorix (Bỉ)/ Prevenar 13 (Bỉ) phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn (mũi 2)

5. Lịch tiêm phòng cho trẻ 6 tháng tuổi

  • Vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp) phòng bệnh cúm (Tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng).
  • Vắc xin VA-MENGOC-BC phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C (mũi 1)
  • Vắc xin Synflorix (Bỉ)/Prevenar 13 (Bỉ) phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn (mũi 3).
vắc xin cho bé 6 tháng
Lịch tiêm phòng cho trẻ 6 tháng bao gồm 3 loại vắc xin phòng cúm, viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa

6. Lịch tiêm phòng cho trẻ 9 tháng tuổi

  • Vắc xin VA-MENGOC-BC (Cu Ba) phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C (mũi 2)
  • Vắc xin sởi đơn MVVac (Việt Nam) phòng bệnh sởi.
  • Vắc xin Varilrix (Bỉ) phòng bệnh thủy đậu.
  • Vắc xin Imojev (Thái Lan) phòng Viêm não Nhật Bản.

7. Tiêm phòng cho trẻ 12 tháng tuổi

  • Vắc xin 3 trong 1 MMR-II (Mỹ) phòng bệnh sởi, quai bị, rubella.
  • Vắc xin Varivax/Varicella phòng bệnh thủy đậu (Nếu chưa tiêm Varilrix)
  • Vắc xin Jevax (Việt Nam) phòng bệnh viêm não Nhật Bản B: Tiêm 2 mũi, cách nhau 1 – 2 tuần.
  • Vắc xin Avaxim 80U/0.5ml phòng bệnh viêm gan A. Liều nhắc lại sau 6-18 tháng.
  • Vắc xin Synflorix (Bỉ)/Prevenar 13 (Bỉ) phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn (mũi 4).

8. Tiêm phòng vắc xin cho trẻ 15 – 24 tháng tuổi

  • Vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 mũi 4 (nếu chích 5 trong 1 thì chích thêm mũi viêm gan B)
  • Vắc xin Avaxim 80U/0.5ml phòng bệnh viêm gan A (mũi nhắc)
  • Vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp) phòng bệnh cúm (mũi 3 – sau mũi thứ hai 1 năm)

9. Lịch tiêm phòng cho trẻ đủ 24 tháng tuổi

  • Vắc xin Menactra (Mỹ) phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu A,C,Y,W-135.
  • Vắc xin Jevax phòng bệnh viêm não Nhật Bản B (mũi 3).
  • Vắc xin Typhim VI/Typhoid VI phòng bệnh thương hàn.
  • Vắc xin Tả mORCVAX (Việt Nam) gồm 2 liều uống (dành cho trẻ sống ở vùng nguy cơ cao, liều hai sau liều một 2 tuần).

10. Lịch tiêm phòng cho trẻ từ 3 tuổi trở lên

  • Vắc xin 3 trong 1 MMR-II phòng bệnh sởi, quai bị, rubella (mũi nhắc).Vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp)/ Influvac (Hà Lan) phòng bệnh cúm (Tiêm nhắc lại hàng năm).
  • Vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp)/ Influvac (Hà Lan) phòng bệnh cúm (Tiêm nhắc lại hàng năm).
  • Vắc xin Menactra phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu A,C,Y,W-135 (mũi nhắc cho trẻ từ 15 tuổi đến người lớn 55 tuổi).
  • Vắc xin Jevax phòng bệnh viêm não Nhật Bản B (mũi nhắc, lúc 5 tuổi). Sau đó cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần đến khi 15 tuổi.
  • Vắc xin Tetraxim (phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt) hoặc vắc xin Adacel/Boostrix (phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván) khi trẻ từ 4 tuổi trở lên, và nhắc lại mỗi 10 năm.

>> Mẹ có thể xem thêm: Danh mục vắc-xin tiêm chủng mở rộng cho trẻ

Ngoài lịch tiêm phòng cho trẻ như trên, các vắc xin cần thiết khác cũng cần thiết cho trẻ nhỏ

lịch tiêm phòng cho trẻ

Ngoài việc cho trẻ tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch theo lịch tiêm phòng cho trẻ trong chương trình tiêm chủng mở rộng của quốc gia, mẹ cần lưu ý các loại vắc xin chủng ngừa các bệnh truyền nhiễm khác để tiêm phòng cho bé đầy đủ, chi tiết là:

  • Vắc xin phế cầu.
  • Vắc xin phòng thủy đậu.
  • Vắc xin viêm não Nhật Bản B.
  • Vắc xin phòng viêm gan siêu vi A.
  • Vắc xin HPV.
  • Vắc xin thương hàn.
  • Vắc xin phòng cúm.
  • Vắc xin phòng tiêu chảy do vi rút Rota gây ra.

>> Mẹ có thể xem thêm: Cách uống tía tô trước khi tiêm phòng cho bé cha mẹ cần biết

Trường hợp nào mẹ không được tiêm phòng cho bé?

Trước khi đi theo lịch tiêm phòng cho trẻ, bố mẹ luôn được hướng dẫn đưa trẻ đi khám sàng lọc để phát hiện những bất thường. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra những chỉ định phù hợp. Dưới đây là những trường hợp trẻ không được tiêm phòng:

  • Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng, dị ứng nặng sau khi tiêm liều vắc xin trước đó.
  • Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy gan, suy thận…
  • Không tiêm vắc xin sống với trẻ bị suy giảm miễn dịch như bệnh suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh, suy giảm miễn dịch nặng.
  • Không tiêm vắc xin phòng bệnh lao cho trẻ sinh ra từ mẹ bị nhiễm HIV mà không được điều trị dự phòng lây truyền.
  • Con bị dị ứng với trứng. Những trẻ bị dị ứng nặng với trứng không nên tiêm vắc xin ngừa cúm như trong lịch tiêm phòng cho trẻ, song bé vẫn có thể tiêm chủng ngừa các loại vắc xin phòng bệnh khác. Vắc xin ngừa sởi và quai bị được phát triển từ bên trong tế bào gà song protein trong trứng đã được tách ra khỏi vắc xin. Con mẹ không cần phải kiểm tra xem có bị dị ứng với trứng hay không khi tiêm các loại vắc xin này.
  • Gia đình có tiền sử bị mắc động kinh hay đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) thì cũng không nên đưa bé đi tiêm phòng theo lịch tiêm phòng cho trẻ như đã nói.
  • Khi con đang dùng thuốc kháng sinh khác, mẹ hãy hỏi bác sĩ trước khi đưa ra quyết định tiêm phòng bệnh cho trẻ.
  • Con còn nhỏ, chưa đủ tuổi, mẹ tuyệt đối không tiêm để tránh rủi ro bị sốc thuốc hoặc nặng hơn có thể tử vong.

Để phát hiện những trường hợp trẻ không được tiêm phòng theo lịch tiêm phòng của trẻ, các bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá tình trạng sức khỏe của bé thông qua đo thân nhiệt, đánh giá tri giác, quan sát nhịp thở, nghe tim để phát hiện các bất thường.

>> Mẹ có thể xem thêm: Khi nào trẻ không được tiêm phòng? Các trường hợp tạm hoãn vắc-xin

vắc xin cho bé sơ sinh
Ngoài lịch tiêm phòng cho trẻ, cha mẹ lưu ý thêm trường hợp tạm hoãn hoặc không tiêm vắc-xin cho con

Mẹ chăm sóc và theo dõi con yêu sau tiêm chủng như thế nào được gọi là an toàn?

An toàn tiêm chủng là vấn đề được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Đó không chỉ là việc đảm bảo nguồn gốc, chất lượng vắc xin, mà còn phụ thuộc vào quá trình chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm chủng của bố mẹ.

Ngoài việc tuân thủ theo lịch tiêm phòng cho trẻ hàng tháng; việc chăm sóc và theo dõi con sau đó mẹ đừng nên bỏ qua nhé.

1. Theo dõi sau khi tiêm chủng

  • Bố mẹ cần theo dõi con tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Nếu phát hiện những bất thường như nôn, thở nhanh, thở ngắt quãng, khò khè, da mẩn đỏ,… cần báo ngay cho nhân viên y tế.
  • Sau 24 – 48h, trẻ cần tiếp tục được theo dõi về thân nhiệt, nhịp thở, sinh hoạt hằng ngày bao gồm ăn, ngủ, chơi đùa…
  • Quan sát vùng tiêm và da toàn thân của trẻ xem có sưng, phát ban hay nổi mẩn đỏ.

2. Chăm sóc sau tiêm chủng

  • Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ: cho trẻ ăn/bú đủ bữa, đủ số lượng, đúng tư thế; hạn chế cho ăn nằm, có thể cho thức ăn lỏng dễ tiêu hóa ở trẻ đã ăn dặm.
  • Nên cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát và kiểm tra thân nhiệt thường xuyên cho bé, đặc biệt là ban đêm.
  • Khi trẻ sốt cao, cha mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế.
  • Không bôi, đắp, dán miếng hạ sốt hay bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm của bé. Vết tiêm có thể bị sưng đỏ, đau. Đây hoàn toàn là phản ứng bình thường và sẽ tự khỏi.
  • Không tự ý dùng Aspirin và các liều thuốc ho, thuốc hạ sốt khác vì những loại thuốc này có thể tăng liều paracetamol.
  • Chú ý đến lần tiêm chủng tiếp theo dựa theo lịch tiêm phòng cho trẻ.

Bài viết trên hi vọng mẹ đã nắm rõ lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo từng độ tuổi. Dẫu biết, mẹ có thể có lúc mệt mỏi và chán chường vì con hay ốm vặt trong suốt quá trình con lớn. Tuy nhiên, mẹ hãy cố gắng mạnh mẽ hơn để bảo vệ con yêu một cách tốt nhất, mẹ nhé. Vì con yêu cần có mẹ!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Child and Adolescent Immunization Schedule
https://www.cdc.gov/vaccines/schedules/hcp/imz/child-adolescent.html
Ngày truy cập: 19.04.2022

2. Recommended Vaccinations for Infants and Children, Parent-Friendly Version
https://www.cdc.gov/vaccines/schedules/easy-to-read/child-easyread.html
Ngày truy cập: 19.04.2022

3. Immunization Schedule
https://kidshealth.org/en/parents/immunization-chart.html
Ngày truy cập: 19.04.2022

4. Vaccination Schedule for Children
https://vnvc.vn/en/vaccination-schedule-children/
Ngày truy cập: 19.04.2022

5. NHS vaccinations and when to have them
https://www.nhs.uk/conditions/vaccinations/nhs-vaccinations-and-when-to-have-them/
Ngày truy cập: 19.04.2022

x