Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Phong
Thông tin kiểm chứng bởi Đỗ Khánh Linh
Cập nhật 07/04/2023

Premium

“Bật mí” 10 thực phẩm “vàng” giúp bé phát triển trí thông minh tối đa

“Bật mí” 10 thực phẩm “vàng” giúp bé phát triển trí thông minh tối đa
Trong quá trình phát triển của trẻ, dinh dưỡng là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Nhiều cha mẹ hiểu được điều này, nên ngay từ sớm đã bắt đầu cho trẻ hấp thụ những dưỡng chất thiết yếu từ những thực phẩm khác bên cạnh việc bú sữa mẹ.

Bé nên ăn những thực phẩm nào để có thể phát triển trí thông minh ngay từ năm đầu đời? Hãy cùng Marrybaby điểm qua các dưỡng chất thiết yếu giúp bé phát triển não bộ tối đa, kèm gợi ý 10 siêu thực phẩm và công thức chống ngán cho bé ăn ngon miệng.

Đọc toàn bộ nội dung

Bài viết này chỉ dành riêng cho thành viên của HelloBacsi. Bạn hãy đăng nhập hoặc tham gia ngay để đọc hết nội dung này.

1. Các dưỡng chất thiết yếu giúp trẻ phát triển não bộ tối đa

Cha mẹ biết không, các tế bào thần kinh trong não bộ của trẻ đã bắt đầu phát triển một cách đáng kinh ngạc ngay khi còn trong bụng mẹ.

Giai đoạn quan trọng nhất là trong 12 tháng đầu đời của trẻ. Và sự phát triển não bộ tiếp tục diễn ra và còn mạnh mẽ hơn trong giai đoạn trẻ từ 1 – 3 tuổi.

Trong giai đoạn phát triển não bộ mạnh mẽ này, dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với con. Mặc dù tất cả các chất dinh dưỡng đều tốt đối với trẻ, nhưng cũng sẽ có những dưỡng chất tối ưu hơn so với các dưỡng chất còn lại.

Các chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển trí thông minh não bộ:

  • Choline.
  • I-ốt (Iot).
  • Sắt (Fe).
  • Kẽm (Zn).
  • Folate (Vitamin B9).
  • Chất đạm (Protein).
  • Vitamin A, D, B6 và B12.
  • Axit béo không bão hòa Omega-3.

2. Thực phẩm tốt cho sự phát triển trí thông minh của trẻ

Để não bộ của bé có thể phát triển tối ưu nhất, cha mẹ nên cho bé ăn kết hợp, đa dạng các siêu thực phẩm; thay vì chỉ cho bé ăn một loại thức ăn bất kỳ.

Bật mí với cha mẹ 10 siêu thực phẩm (kèm 30 công thức ăn dặm) cha mẹ nên nấu cho trẻ để hỗ trợ phát triển trí thông minh:

2.1 Trứng

Trứng cho bé ăn

Trứng là thực phẩm đầu tiên mà cha mẹ nên cho trẻ ăn để giúp trẻ phát triển trí thông minh và não bộ. Trong trứng có chứa các thành phần hữu ích cho trẻ như Choline, Vitamin B12, Protein,.. Đặc biệt là Choline, vì nó có tác dụng giúp cải thiện chức năng nhận thức của não bộ.

Trẻ từ 7 tháng trở đi là đã có thể ăn được trứng gà. Nên cha mẹ có thể bắt đầu cho con ăn trứng gà khi con bước vào tháng thứ 7 hoặc khi trẻ đã bắt đầu ăn dặm.

Tần suất trẻ dưới 1 tuổi nên ăn: 2 lần/tuần.

cháo trứng gà hạt sen cà rốt

Cháo trứng nấu với rau dền

cháo trứng gà nấu với cà chua

Các món ăn khác chế biến từ trứng:

  • Bột trứng.
  • Cháo trứng gà.
  • Cháo bí đỏ trứng gà.
  • Cháo trứng gà đậu đỏ.
  • Cháo trứng gà cà chua.
  • Cháo trứng gà phô mai.
  • Cháo trứng gà rau ngót.
  • Cháo đậu xanh trứng gà.
  • Cháo yến mạch nấu trứng.
  • Cháo trứng gà nấu với rau dền.
  • Cháo trứng gà với tôm băm nhỏ.
  • Cháo trứng gà măng tây xay nhuyễn.
  • Cháo trứng gà cho bé cùng hạt sen cà rốt
  • Cháo trứng gà với các loại thịt nạc băm nhỏ.
  • Cháo trứng cho bé với thịt bò và nấm hương.

2.2 Cá và hải sản

cá và hải sản

Thịt cá chứa nhiều chất béo tốt như Omega-3 (DHA + EPA), Choline, Iot, kẽm,..rất có lợi cho hệ tiêu hóa và trí thông minh của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ có thể ăn được thịt cá từ tháng thứ 7 – 8 trở về sau.

Tuy nhiên, không phải loại cá nào cha mẹ cũng nên cho con ăn. Bởi vì một số loại cá như cá ngừ, cá kiếm có chứa nhiều thủy ngân. Nguyên nhân chính là do cá ngừ là một loài cá săn mồi có khả năng phát triển tốt và tuổi thọ lớn. Do đó, chúng tích lũy một lượng thủy ngân đáng kể trong thịt.

Thay vào đó, cha mẹ có thể ưu tiên chọn một số loại cá tốt cho trẻ như cá hồi, cá basa, cá diêu hồng, cá rô phi, tôm, thịt cua,..

Hàm lượng thịt cá (hải sản) trẻ dưới 1 tuổi có thể ăn: 25-30g/bữa và 3-4 bữa/tuần.

cháo cá hồi khoai tây

cháo cá diêu hồng khoai lang

cháo cá trắm đậu đỏ

Các món ăn chế biến từ cá (hải sản) cho trẻ:

  • Cháo cá hồi hạt sen.
  • Cháo tôm nấu với bí đỏ.
  • Cháo cá diêu hồng đậu xanh.
  • Cháo cá diêu hồng khoai lang.
  • Cháo cá basa nấu rau mồng tơi.

2.3 Rau củ (có màu xanh)

rau củ

Những loại rau có màu xanh đậm như rau bina, bông cải xanh, cải xoăn là những loại rau có chứa hàm lượng lớn Folate và chất xơ cần thiết cho trẻ.

Về mặt y khoa, các nghiên cứu chỉ ra rằng, một đứa trẻ được hấp thụ đủ hàm lượng Folate sẽ nhận thức tốt hơn một đứa trẻ ít hấp thụ Folate. Bên cạnh đó, các loại rau củ quả còn có chứa Vitamin K, A, enzyme tiêu hóa,..

Các loại rau trẻ có thể ăn trong giai đoạn ăn dặm bao gồm quả bơ, ớt chuông, bông cải xanh, bông cải trắng, cà rốt, bắp ngô, đậu hà lan, khoai tây, dưa chuột (dưa leo).

Bơ nghiền trộn sữa

cháo bắp thịt bằm

Cháo khoai tây với lươn

Các món ăn chế biến từ rau củ cho trẻ phát triển trí thông minh:

  • Cháo cà rốt.
  • Bơ nghiền trộn sữa.
  • Cháo nấu cải bó xôi.
  • Khoai lang tím và sữa.
  • Cá sốt với đậu Hà Lan.
  • Cháo tôm nấu rau chân vịt.
  • Khoai tây trộn sữa công thức.

2.4 Thịt bò (thịt nạc)

Thịt bò (thịt nạc)

Thịt bò là thực phẩm hỗ trợ rất tốt cho quá trình phát triển não bộ và trí thông minh của trẻ. Đặc biệt là giúp cung cấp sắt cho cơ thể của trẻ, đồng thời giúp trẻ hạn chế bị tình trạng thiếu máu.

Ngoài ra thịt bò còn có chứa hàm lượng chất béo tốt, Vitamin A, B6, B12, PP, Canxi, Selen, Protein,..

Cha mẹ có thể cho trẻ ăn thịt bò khi con bước qua tháng tuổi thứ 6 hoặc khi con đã sẵn sàng ăn dặm. Khi cho con ăn thịt bò mẹ nhớ chế biến cho thịt thật mềm và không bị dai mẹ nhé.

cháo thịt bò cải bó xôi

cháo thịt bò nấu với cà chua

cháo thịt bò cần tây

Các món ăn khác mẹ có thể nấu cho bé với thịt bò:

  • Cháo thịt bò rau ngót.
  • Cháo thịt bò, bí đỏ và nấm.
  • Cháo thịt bò nấu cải bó xôi.
  • Cháo thịt bò với bí đỏ nghiền.

2.5 Sữa và sữa chua

sữa & sữa chua

Bên cạnh việc bú sữa mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng nên được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng thiết yếu từ sữa công thức và sữa chua. Sữa và sữa chua là nguồn dinh dưỡng tốt và thân thiện với hệ tiêu hóa của trẻ, đồng thời bổ sung hàm lượng protein, kẽm, choline, i-ốt cho cơ thể và não bộ của con.

Cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm cho trẻ nạp thêm sữa công thức và sữa chua ngày từ tháng thứ 7. Đây là giai đoạn mà hệ tiêu hóa của con đã có thể dung nạp được các chất dinh dưỡng khác nhau ngoài sữa mẹ.

Hàm lượng sữa chua trẻ có thể ăn theo độ tuổi:

  • 6-10 tháng tuổi: 50g/ngày.
  • 1-2 tuổi: 80g/ngày.
  • Trên 2 tuổi: 100g/ngày.

Sữa chua từ sữa mẹsữa chua chuối

sữa chua dưa hấu

Cách làm:

  • Bước 1: Dưa hấu mua về mẹ rửa sạch, gọt vỏ, bỏ cùi trắng, bỏ hết hạt và cắt thành những miếng nhỏ.
  • Bước 2: Cho lần lượt dưa hấu, sữa tươi, sữa đặc, sữa chua và đường cát vào máy xay sinh tố và xay cho hỗn hợp nhuyễn mịn.
  • Bước 3: Đổ hỗn hợp này lọc qua rây để loại bỏ cặn lớn từ dưa hấu, sau đó chia đều vào từng hũ thủy tinh nhỏ và đem ủ cho lên men khoảng 7–8 tiếng.
  • Bước 4: Hoàn thành. Sữa chua sau khi ủ xong, mẹ lấy ra và cho ngăn mát tủ lạnh khoảng 1-2 tiếng là dùng được.

2.6 Các loại hạt

các loại hạt

Các loại hạt có thể gây nguy cơ nghẹt thở, vì vậy hãy thử thêm nước vào một lượng nhỏ bơ đậu phộng hoặc cho trẻ ăn đồ ăn nhẹ có hương vị đậu phộng thay thế. Chỉ cần đảm bảo chọn bánh phồng làm từ đậu phộng thật không có hương liệu nhân tạo.

Bên cạnh đó, mẹ nên lưu ý là các loại hạt có thể khiến trẻ bị ngạt. Vậy nên, nếu muốn cho con ăn hạt, cha mẹ nên làm nhỏ hạt hoặc nấu hạt cho mềm để trẻ có thể hấp thu thật tốt nhé.

Các loại hạt giúp ích cho trí thông minh của trẻ theo độ tuổi:

  • Trẻ 6 – 7 tháng: Hạt chia, yến mạch, đậu lăng đỏ.
  • Trẻ 8 – 12 tháng: Hạt óc chó, hạnh nhân, macca.
  • Trẻ trên 12 tháng: Hạt gạo lứt, hạt diêm mạch.

Cháo gạo lứt thịt bò

Gợi ý cho mẹ các món ăn được chế biến từ các loại hạt:

  • Gạo lứt: Sữa gạo lứt, cháo gạo lứt bí đỏ,..
  • Diêm mạch: Cháo diêm mạch thịt bò, sữa diêm mạch hạt sen,..
  • Hạt lúa mì: Cháo lúa mì, bột ăn dặm lúa mì pha thêm sữa đậu,..
  • Đậu Hà lan: Cháo thịt nạc đậu Hà Lan, sữa đậu Hà Lan và ngô non,..
  • Hạt đậu lăng đỏ: Cháo đậu lăng đỏ thịt gà, cháo đậu lăng bông cải xanh,..
  • Hạt đậu gà: Súp đậu gà nấu nấm, đậu hũ non từ đậu gà, cháo bí đỏ đậu gà,..
  • Yến mạch: Cháo yến mạch trộn sữa, cháo yến mạch nấu bí đỏ, sữa hạnh nhân yến mạch,..
  • Hạt óc chó: Cháo hạt óc chó gạo lứt cá hồi, cháo hạt óc chó bông cải xanh,..
  • Hạt chia: nước trái cây hạt chia, bánh hạt chia, cháo yến mạch hạt chia, sinh tố bơ chuối hạt chia.

2.7 Các loại đậu

các loại đậu

Các loại có thể cung cấp năng lượng từ protein, carb phức hợp và chất xơ cùng nhiều vitamin và khoáng chất.

Đây là một loại thực phẩm tuyệt vời cho trí não vì chúng duy trì được năng lượng và mức độ tư duy của trẻ trong buổi chiều, nếu bé ăn đậu vào buổi trưa.

Bé đã có thể ăn đậu khi được 7 tháng tuổi. Theo khuyến nghị, bé có thể bổ sung 15g – 30g đậu/ngày, nhưng mẹ lưu ý chỉ cho bé ăn ở mức vừa phải.

Cháo đậu xanh khoai tây

cháo đậu cô ve thịt heo bằm

cháo đậu đen nấu sườn

2.8 Ngũ cốc nguyên cám

ngũ cốc nguyên cám

Bộ não cần một nguồn cung cấp glucose liên tục và ngũ cốc nguyên hạt đóng vai trò lớn trong việc đảm bảo não nạp glucose theo từng đợt.

Công thức bột ngũ cốc cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Rửa sạch tất cả các loại đậu, rồi vớt ra cho ráo nước.
  • Bước 2: Đậu ráo nước mẹ đun nóng chảo rồi cho vào rang từng loại đậu.
  • Để nhận biết đậu chín là lúc đậu/ gạo có mùi thơm nức và hơi chuyển màu là được
  • Bước 3: Dùng vải sạch để ủ các loại đậu và gạo. Thời gian ủ là khoảng 30 phút sau đó bỏ ra ngoài cho nguội. Đậu và gạo nguội hẳn bạn cho vào máy xay xay mịn.

2.9 Yến mạch

yến mạch

Yến mạch là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng đối với trẻ và là loại ngũ cốc tốt cho trí não.

Yến mạch chứa nhiều chất xơ, giúp não bộ của trẻ được cung cấp năng lượng suốt buổi sáng ở trường. Đây cũng là nguồn cung cấp vitamin E, vitamin B, kali và kẽm dồi dào – giúp cơ thể và bộ não của hoạt động tối ưu nhất.

Học viện Nhi khoa Hoa Ký (APP) khuyến nghị bé 6 tháng tuổi đã có thể ăn yến mạch. Bé cũng có thể ăn từ 45g – 60g yến mạch/ngày.

cháo yến mạch rau củ quả

cháo yến mạch thịt bằm

cháo yến mạch hạt sen

2.10 Trái cây quả mọng

Quả mọng

Dâu tây, nho, quả việt quất,… là những quả mọng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng.

Các loại quả mọng có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, đặc biệt là vitamin C, có thể giúp ngăn ngừa ung thư.

Mẹ có thể cho bé ăn quả mọng vào lúc 8 – 10 tháng tuổi. Nhưng tùy loại quả, khối lượng từ 1 – 10 quả/ngày.

Công thức 1: Mâm xôi nghiền

Cách làm:

  • Cách 1: Nghiền quả mâm xôi để bé tự xúc ăn;
  • Cách 2: Trộn quả mâm xôi nghiền với sữa chua Hy Lạp, ngũ cốc ấm, rau nghiền hoặc pho mát ricotta.

Công thức 2: Dâu tây

Cách làm:

  • Cách 1: Ăn trực tiếp. Nếu dâu tây to, mềm và chín; mẹ có thể cho bé ăn cả quả dâu tây. Nếu cả quả dâu tây có thể vừa với miệng trẻ thì quả đó quá nhỏ. Mẹ nên được cắt lát hoặc nghiền nhỏ để tránh trẻ bị nghẹn.
  • Cách 2: Trộn sữa chua. Để giúp trẻ ăn dâu tây nghiền nhiều hơn, hãy khuấy trái cây vào sữa chua hoặc ngũ cốc ấm.

Công thức 3: Nước cam vắt

Cách làm:

  • Chuẩn bị: 1/2 quả cam ngọt.
  • Vắt cam lấy nước cốt rồi cho bé uống.
  • Hoặc mẹ có thể bóc vỏ bên ngoài của múi cam cho bé tập ăn từ từ.

Điều cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng mà cha mẹ cần nhớ, đó là luôn cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm, tốt hơn là chỉ ăn những thực phẩm được nêu trên.

Và cha mẹ cũng nên cho trẻ thời gian ra ngoài và tiếp xúc với môi trường thật nhiều. Vì đó cơ hội để con trải nghiệm và áp dụng những kiến thức mà con học được từ cha mẹ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Baby brain food: 7 foods to fuel brain development
https://www.uclahealth.org/news/baby-brain-food-7-foods-to-fuel-brain-development
Truy cập ngày 27.02.2023

2. Early Brain Development and Health
https://www.cdc.gov/ncbddd/childdevelopment/early-brain-development.html
Truy cập ngày 27.02.2023

3. Veggie finger foods
https://www.nhs.uk/start4life/weaning/recipes-and-meal-ideas/veggie-finger-foods/
Truy cập ngày 27.02.2023

4. Nutrients in meat
https://meatscience.org/TheMeatWeEat/topics/meat-in-the-diet/nutrients-in-meat
Truy cập ngày 27.02.2023

x