Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
6 tháng tuổi là thời điểm bé sẽ có biểu hiện thích thú với thức ăn “mới lạ” hơn. Khi đó, các mẹ cần nên thay đổi thực đơn từ dạng lỏng sang dạng đặc để giúp trẻ dung nạp thêm nhiều năng lượng. Vậy đâu là bí quyết cho con ăn dặm đúng cách mẹ cần biết?
Sau khi sinh khoảng 6 tháng, trẻ nên được mẹ tập ăn dặm. Lúc này hệ tiêu hóa và miễn dịch của bé đã phát triển tương đối toàn diện nên có khả năng hấp thụ các loại thức ăn đặc. Hơn nữa, sữa mẹ chỉ có thể đáp ứng 450 kcal/ ngày, trong khi trẻ lại cần đến 700 kcal/ ngày trong giai đoạn phát triển này.
Vì thế, bổ sung bữa ăn dặm đúng cách cho trẻ lúc 6 tháng tuổi là điều không thể thiếu. Lưu ý rằng việc mẹ cho ăn dặm quá sớm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và và sức khỏe của bé khi chưa đủ khả năng hấp thụ các loại thức ăn mới. Ngược lại, khi mẹ cho ăn dặm quá trễ thì con sẽ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng do thiếu chất.
Thời gian cho ăn
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời điểm lý tưởng nhất để cho bé ăn dặm đúng cách là 6 tháng tuổi. Các mẹ nên tập cho con ăn dặm từ lúc này và kết thúc khi đạt 24 tháng tuổi.
Việc kéo dài thời gian cho trẻ ăn dặm cũng là nguyên nhân khiến bé chậm lớn và chậm phát triển.
Định lượng ít – nhiều
Dù hệ tiêu hóa của bé đã phát triển khá hoàn chỉnh nhưng mẹ cần phải luyện tập cho con ăn dặm với lượng và thành phần thức ăn tăng dần đều. Cụ thể, mẹ nên tập trẻ ăn với 1 – 2 muỗng bột mỗi lần rồi tăng dần lên 1/3 chén, 1/2 chén để quen dần với thức ăn mới.
Lưu ý nên dùng muỗng nhựa mềm để không gây tổn thương nướu răng. Nguyên tắc này đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ trong hành trình ăn dặm.
Mùi vị ngọt – mặn
Đây là một nguyên tắc cho trẻ ăn dặm đúng cách và hợp lý mà bất kì mẹ nào cũng phải biết. Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, trong thời gian đầu, mẹ nên sử dụng thực phẩm gồm táo, chuối, khoai lang có vị ngọt…
Sau đó rồi mới tập cho con ăn thử rau, cá, thịt… có vị mặn. Vì vị ngọt khá tương đồng với vị của sữa mẹ nên trẻ dễ thích nghi hơn khi ăn dặm.
“Tô màu chén bột”
Bột ăn dặm của bé phải có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm cần thiết cho sự phát triển thể chất và não bộ.
Từ 3 đến 5 ngày làm quen với thực phẩm mới
Mẹ hãy cho bé dùng thực đơn hợp lý trong vòng 3-5 ngày. Nếu trong thời gian này, trẻ không bị dị ứng với thực phẩm, mẹ có thể thêm món mới cho bữa ăn dặm. Lưu ý khi có dấu hiệu con không muốn ăn nữa, mẹ nên tạm ngưng bữa ăn dặm trong 5-7 ngày, rồi tiếp tục tập cho ăn tiếp nhé.
Bổ sung chất sắt
Từ 6 tháng tuổi, bé sẽ bị thiếu sắt và thiếu máu nếu chỉ sử dụng sữa mẹ. Do đó, trong bữa ăn dặm, các mẹ không thể quên cung cấp lượng sắt cần thiết cho cơ thể con với các loại thực phẩm như thịt đỏ, trứng hay đậu…
Giai đoạn ăn bột:
Từ 6 – 7 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn bột lỏng khoảng 100 – 200 ml cho một bữa duy nhất. Còn từ 7 – 8 tháng tuổi, trẻ sẽ dùng 2 bữa bột đặc khoảng 200 ml/ bữa.
Khi trẻ được 10-12 tháng tuổi, mẹ có thể nâng khẩu phần ăn bột đặc lên 3 bữa với 200 – 250 ml/ bữa. Mẹ có thể tự chế biến bữa ăn dặm với thực đơn thật đủ chất hoặc mua bột dinh dưỡng đóng hộp của những nhãn hàng uy tín.
Giai đoạn ăn cháo:
Lúc trẻ được tầm 12-24 tháng tuổi, mẹ có thể tập cho bé ăn cháo với 3 bữa khoảng 250 – 300 ml. Bữa ăn cần có đầy đủ cả xác thịt, cá, rau kèm một ít dầu ăn để con tiếp nhận đầy đủ dinh dưỡng cần thiết.
Giai đoạn ăn cơm:
Khi con đạt tầm 24 tháng tuổi trở lên đã có thể ăn cơm cùng gia đình. Mẹ nên hướng dẫn bé cách nhai kỹ. Những món canh bí đỏ, canh xúp lơ hay canh súp khoai tây, cà rốt thì mẹ cần cắt thật nhỏ rau củ để dễ nhai và tiêu hóa nhé.
Lưu ý: Với mỗi bé, tùy vào thể chất và khẩu vị có thể thời gian và số bữa ăn sẽ khác nhau.
Thực đơn thiếu dầu ăn
Dầu ăn đóng vai trò quan trọng giúp con hấp thụ vitamin trong cơ thể. Nếu thiếu vitamin, mẹ cũng hiểu trẻ sẽ dễ bị còi xương, chậm lớn. Vì thế, đừng quên thêm một ít dầu ăn (dầu Oliu, dầu dừa) vào thức ăn.
Bé uống nước cam đặc
Cam giúp bổ sung vitamin C nhưng nước cam đậm đặc lại chứa các axit gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ. Vì thế, mẹ nên pha thêm nước lọc vào ly nước cam rồi mới cho con uống nhé!
Thức ăn quá mặn
Giai đoạn này, thận của trẻ còn yếu nên mẹ không nên thêm mắm, muối vào khẩu phần ăn dặm. Hấp thụ nhiều muối có tác hại xấu đến sức khỏe của bé sau này.
Bữa ăn dặm có quá nhiều chất đạm
Để đem lại bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, mẹ nên cân bằng giữa các nhóm chất đạm, rau và tinh bột. Việc quá ưu tiên đạm có thể dẫn đến rối loạn hệ tiêu hóa của bé.
Hâm nồi cháo nhiều lần
Thói quen xấu này làm mất dưỡng chất và vitamin trong cháo cho bé. Do đó, mẹ nên nấu một nồi cháo trắng rồi chia ra nhiều bữa. Đến bữa ăn của trẻ, mẹ chỉ việc bổ sung thịt/cá và rau rồi nấu xôi, nhằm giữ trọn vẹn dưỡng chất trong thực phẩm. Nhờ đó, con sẽ có bữa ăn dặm thật thơm ngon và bổ dưỡng.
Những lời khuyên bổ ích trên sẽ là kim chỉ nam hướng dẫn mẹ cho trẻ ăn dặm đúng cách. Bên cạnh đó, mẹ cũng lưu ý rằng mỗi trẻ có thể trạng khác nhau. Chị em cần có sự theo dõi của gia đình trong mỗi bữa ăn dặm để thay đổi thực đơn cho bé phù hợp.
Chúc bé yêu nhà bạn sẽ phát triển thật tốt về mọi mặt với bữa ăn dặm đầy đủ dưỡng chất nhất.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.