Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 21/04/2016

Ăn nhiều đồ ngọt có khiến bé quậy hơn?

Ăn nhiều đồ ngọt có khiến bé quậy hơn?
Mẹ có nhận thấy, mỗi khi ăn nhiều kẹo hay bánh ngọt, bé có xu hướng “tăng động” hơn bình thường? Nhất là buổi tối trước khi đi ngủ, nếu lỡ cho con ăn một viên kẹo, bé sẽ “quậy tưng”, và mẹ khó có thể lôi con đi ngủ được. Liệu lượng đường trong thực phẩm có ảnh hưởng đến hành vi của bé? Cùng MarryBaby tìm hiểu, mẹ nhé!

Năm 1973, theo một nghiên cứu của chuyên gia dinh dưỡng, một chế độ dinh dưỡng không có đường tinh luyện sẽ tác động tích cực trong việc điều chỉnh hành vi của trẻ em. Theo công bố năm 1978 của tạp chí Toxicology, chuyên về thực phẩm và mỹ phẩm, lượng đường trong máu thấp hoặc hạ đường huyết là nguyên nhân gây phản ứng hiếu động thái quá ở trẻ em.

Tác hại khi ăn nhiều đồ ngọt
Đồ ngọt và những thực phẩm có đường sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe bé cưng

Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được bằng chứng đáng tin cậy về sự ảnh hưởng của đường đối với hành vi hiếu động thái quá của trẻ. Theo nghiên cứu của tiến sĩ Hoover, thuộc trường đại học Kentucky – Mỹ cho thấy, không có mối liên quan nào giữa hành vi hiếu động của trẻ và một chế độ ăn có đường và chất phụ gia thực phẩm.

Mặc dù vậy, một số chuyên gia vẫn đang tiến hành nghiên cứu tìm hiểu mối liên quan giữa việc tiêu thụ đường và hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD). Các chuyên gia chỉ ra mối liên quan giữa việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có đường trong những năm gần đây ở Anh, Mỹ và những trường hợp chẩn đoán ADHD ngày càng nhiều. Tuy nhiên, dù nỗ lực như thế nào, nguyên nhân gây nên chứng tăng động giảm chú ý vẫn đang là một ẩn số đối với các nhà khoa học.

Đường không gây ra những triệu chứng “quá khích” ở trẻ em, nhưng việc sử dụng những thực phẩm quá nhiều đường sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của trẻ. Khi tiêu thụ quá nhiều đường, cơ thể sẽ sản sinh một lượng insulin lớn để chuyển hóa bớt lượng đường trong máu thành năng lượng. Điều này có thể gây hạ đường trong máu, dẫn đến sản sinh cảm giác thèm ngọt và hành vi hiếu động bất thường. Cách tốt nhất để đối phó với trường hợp này là hạn chế bớt những thực phẩm có nhiều đường trong thực đơn của bé, thay vào đó là những món bổ dưỡng hơn.

Một số ảnh hưởng của đồ ngọt đến sức khỏe bé cưng:

– Sâu răng: Tuy không phải là nguyên nhân duy nhất khiến trẻ sâu răng, nhưng việc ăn quá nhiều đồ ngọt là một trong những tác nhân chính khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công răng của bé. Chính vì vậy, các nha sĩ khuyên mẹ không nên cho con “nhấm nháp” sữa hay nước trái cây suốt cả ngày, nhất là buổi tối trước khi đi ngủ. Đường trong sữa và nước trái cây có thể làm tăng nguy cơ sâu răng của bé. Nếu uống sữa vào buổi tối, bạn nên nhắc bé đánh răng và súc miệng sau đó.

– Béo phì: Khi cho trẻ ăn đồ ngọt hoặc những thực phẩm nhiều đường, lượng calo do những thực phẩm này mang lại nhiều hơn so với mức calo cần tiêu thụ, và nó ảnh hưởng đến cân nặng của bé trong một thời gian dài. Thậm chí, các bác sĩ còn khuyến cáo không nên cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi sử dụng nước ép trái cây vì có thể làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em.

– Tiểu đường: Khi một đứa trẻ ăn quá nhiều đường, tuyến tụy – cơ quan chịu trách nhiệm chính sản xuất insulin phải làm việc hết năng suất, dẫn đến việc quá tải. Hệ quả là cơ thể không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết, và làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại 2 sau này.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x