5. Chất béo trong sữa dê khác với sữa bò. Hàm lượng acid béo bão hòa đơn (MUFA), acid béo không bão hòa đa (PUFA) và acid béo chuỗi trung bình không bão hòa đa (MCFA) trong sữa dê cao hơn. PUFA rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ và MCFA được hấp thu nhanh hơn so với acid béo chuỗi dài bão hòa (LCFA).
6. Ngoài các đặc tính về thành phần và dinh dưỡng, sữa dê còn đem lại một số lợi ích sinh lý:
a. Mức αs1-casein thấp giúp hình thành sữa đông mịn hơn, tăng cường khả năng tiêu hóa β-lactoglobulin. Hàm lượng MCFA có sẵn cao hơn là những yếu tố tiềm năng hỗ trợ và tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa của trẻ.
b. Thực tế lâm sàng cho thấy sữa dê giúp làm giảm tổn thương ruột và rò đường tiêu hóa gây ra bởi các phương pháp điều trị y học hoặc những căng thẳng khác. Đặc tính này có thể giúp duy trì một hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh.
c. Sữa dê ít sinh dị ứng hơn sữa bò do bản chất của sữa dê có chứa ít αs1-casein hơn và được tăng cường khả năng tiêu hóa β-lactoglobulin. Thêm vào đó, sự hiện diện của các thành phần có hoạt tính sinh học tự nhiên có thể điều hòa hệ thống miễn dịch và giúp duy trì một hàng rào dạ dày ruột khỏe mạnh, làm giảm nguy cơ dị ứng nguyên trong thức ăn đi vào máu.
d. Ngoài ra, một số nghiên cứu đã thấy có sự tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng vi lượng như calci, sắt, đồng, kẽm và selen khi dùng sữa dê.
7. Sữa dê tươi được lấy từ dê nuôi bằng cỏ đồng New Zealand là nguyên liệu chính cho sữa dê công thức dành cho trẻ nhỏ. Dê được cho ăn ngũ cốc trong các hệ thống trang trại, sữa từ động vật được cho ăn cỏ có chứa một lượng tương đối cao acid linoleic liên hợp (CLA)- một chất được biết đến nhiều nhất với những đặc tính hỗ trợ phát triển trí não.