Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 19/10/2022

Trẻ mấy tháng biết nói? Các cột mốc tập nói của trẻ sơ sinh

Trẻ mấy tháng biết nói? Các cột mốc tập nói của trẻ sơ sinh

Việc phát triển tiếng nói vô cùng quan trọng trong cột mốc phát triển của bé. Việc nắm rõ những cột mốc trẻ biết nói khi nào sẽ giúp cha mẹ biết được bé có chậm nói hay không và các vấn đề liên quan khác.

Chính vì thế, hôm nay MarryBaby sẽ giúp các cha mẹ trả lời câu hỏi trẻ mấy tháng biết nói đồng thời đưa ra mẹ giúp bé tập nói nhanh.

1. Trẻ mấy tháng biết tập nói? Các mốc tập nói của trẻ

Việc trẻ mấy tháng biết nói cần có sự phát triển dần dần theo từng độ tuổi:

1.1 Trẻ dưới 12 tháng tuổi

– Trẻ 3 tháng: Khi được 3 tháng tuổi, bé đã có thể lắng nghe, quan sát được âm thanh và sự chuyển động của mọi người; cũng như cảnh vật xung quanh. Đến cuối tháng 3; trẻ sơ sinh đã có thể ngân nga bập bẹ những bài hát mà bé nghe được.

– Trẻ 6 tháng: Vậy trẻ mấy tháng biết nói? Đến tháng thứ 6 thì trẻ nhỏ đã có thể nói bập bẹ nhiều âm thanh đơn giản khác nhau ví dụ như “ba-ba” hoặc “ma-ma”. Vào 6-7 tháng tuổi, bé đã có thể nhận biết và phản ứng với tên của mình; nhận diện được ngôn ngữ mẹ đẻ; và sử dụng giọng nói để nói cho người lớn biết cảm xúc của mình. Thế nhưng ở giai đoạn 6 tháng này; trẻ vẫn chưa biết ý nghĩa của mấy chữ mình nói ra.

– Trẻ 9 tháng mấy đã biết nói chưa? Sau 9 tháng, trẻ sơ sinh có thể hiểu một vài từ cơ bản như “không” và “tạm biệt”. Bé cũng có thể bắt đầu sử dụng nhiều loại phụ âm và dấu câu khi nói chuyện.

Trẻ mấy tháng biết nói
Trẻ mấy tháng biết nói?

1.2 Trẻ từ 12 tháng mấy đến 3 tuổi đã bắt đầu biết nói nhiều hơn

– Trẻ 12-18 tháng: Hầu hết trẻ sơ sinh đã biết nói mấy từ đơn giản như “mama” và “dadda” vào cuối 12 tháng. Bây giờ bé đã hiểu mình đang nói gì. Bé đã có thể hiểu và thực hiện theo yêu cầu ngắn của người lớn nói; ví dụ như “Há miệng ra nào con”.

– Trẻ 18 tháng: Khi nào trẻ biết nói hay trẻ mấy tuổi biết nói? 18 tháng, bé sẽ nói được ít nhất 10 từ, gia đình nên dạy bé tập nói một cách khoa học. Bé cũng có thể chỉ vào các vật thể, các bộ phận trên cơ thể và những người khác nhau để đặt tên. Trẻ bắt đầu biết nói và cố gắng lặp lại những từ mới mà trẻ nghe được. Nếu mẹ thường xuyên nói chuyện với bé nguyên câu; bé sẽ nhớ được từ cuối cùng và lặp lại nó.

Trẻ mấy tháng tuổi biết nói? Ở tuổi này, bé vẫn chưa nói tròn vành rõ chữ được; chẳng hạn thay vì nói “uống nước” thì bé sẽ nói “nuốt ước”…

– Trẻ 2 tuổi: Đến 2 tuổi, trẻ nhỏ có thể nối từ ngắn thành cụm gồm hai đến bốn từ; chẳng hạn như “Tạm biệt gấu bông” hoặc “của con”. Bé cũng biết nhiều nghĩa của 1 từ hơn ví dụ như “bò” vừa có nghĩa là con bò và cả hành động bò.

– Trẻ 3 tuổi: Lúc này, bé sẽ có nhiều từ vựng hơn. Trẻ bắt đầu biết nói những cụm từ dài hơn. Bé có thể nói và giải thích nghĩa của các từ “buồn”, “hạnh phúc”…

>> Mẹ có thể tham khảo: Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh: Trườn, bò, cầm nắm, ngồi

Tóm lại, trẻ mấy tháng biết nói? Hầu hết các trường hợp, trẻ sẽ nói từ đầu tiên khi bé được 12 tháng (1 tuổi). Tuy nhiên, một số trẻ biết nói sớm hơn hoặc trễ hơn mốc thời gian này.

2. Nguyên tắc cơ bản khi dạy trẻ tập nói

  • Cố gắng nói với bé nhiều nhất có thể: Hãy nói chuyện với bé kể từ lúc mới sinh. Để nói chuyện với bé, khi thay quần áo, cho bé ăn, tắm rửa, hãy mô tả những gì mẹ đang làm cho bé nghe.
  • Gây chú ý với bé bằng giọng nói: Hãy mỉm cười, nhìn vào mắt của trẻ và tăng âm thanh giọng nói dần. Điều này giúp bé làm quen với tiếng và ngôn ngữ của mẹ.
  • Tận dụng những thứ trẻ thích: Nói mọi điều về những thứ mà bé nhìn hoặc muốn lấy. Bé sẽ dễ ghi nhớ tên đồ vật đấy hơn.
  • Kích thích bé trả lời: Khi bé phát ra âm thanh, mẹ hãy thể hiện sự phấn khích trên khuôn mặt và giọng nói của mình. Đừng quên đáp lại trẻ và để trẻ trả lời mẹ. Hãy duy trì “cuộc trò chuyện” qua lại giữa cả hai càng lâu càng tốt.
  • Hát cho bé nghe: Cho trẻ nghe các bài hát lặp lại các từ hoặc có vần điệu.
  • Chỉ và dạy tên các món đồ vật cho trẻ: Chỉ vào đồ vật và gọi tên chúng – đặc biệt là những thứ mà bé tỏ ra thích thú.

3. Cách dạy trẻ tập nói theo độ tuổi

Như phần “Trẻ mấy tháng biết nói” đã nói ở trên, trẻ có nhiều cột mốc phát triển giọng nói khác nhau theo từng độ tuổi. Vì vậy, tùy bé ở mấy tháng tuổi sẽ có bấy nhiêu cách tập cho trẻ biết nói khác nhau:

3.1 Trẻ từ 0-6 tháng tuổi

Cách tập nói cho bé
Trẻ mấy tháng biết nói? Tập nói bằng việc hát cho bé được không?
  • Ôm và tâm sự, đùa giỡn với bé để bé làm quen với ngôn ngữ.
  • Trò chuyện với bé về bất cứ điều gì cha mẹ đang làm: về món ăn khi cho bé ăn, về quần áo khi thay đồ cho bé….
  • Hát cho bé nghe: Điều này giúp bé nắm bắt được nhịp điệu của ngôn ngữ.
  • Lặp lại những âm thanh mà bé phát ra: Điều này dạy bé bài học về cách lắng nghe và khuyến khích bé trả lời lại.

3.2 Trẻ từ 6-12 tháng tuổi

  • Đặt tên và chỉ cho bé những đồ vật đó, ví dụ: “Con mèo kìa con”. Điều này sẽ giúp bé học và nhớ từ vựng dễ dàng hơn.
  • Xem sách cùng bé: Không cần phải đọc các từ trong sách, mẹ chỉ cần nói về những gì mẹ thấy trong sách.
  • Chơi trò “ú òa”: Để tập cho trẻ phản xạ, chú ý và lắng nghe.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con phát triển cảm xúc và trí tuệ

3.3 Trẻ từ 12-18 tháng tuổi

  • Chỉnh phát âm: Khi trẻ nói một từ nhưng bị sai, hãy lại nói từ đó đúng cách.
  • Tăng vốn từ vựng của trẻ bằng cách cho trẻ lựa chọn, chẳng hạn như “Con muốn ăn táo hay chuối?”.
  • Cho trẻ nghe nhạc hoặc sách nói để bé phát triển kỹ năng nói.
  • Cùng hát, đọc những bài đồng dao, thơ và bài hát mẫu giáo khi bé lớn lên để giúp bé nhớ từ vựng.

3.4 Trẻ từ 18-24 tháng tuổi

Cách tập nói cho bé
Cách tập nói cho trẻ từ 18 tháng mấy tuổi biết nói
  • Lặp lại các câu ngắn, ví dụ: “Giày của con để đâu?” để giúp con bé nhớ từ.
  • Sử dụng các câu đề nghị ngắn, đơn giản và lặp lại vài lần. Nếu bé chưa làm theo thì hướng dẫn bé.
  • Hỏi vị trí của đồ vật, bộ phận cơ thể và yêu câu bé chỉ vào vị trí của các món đó.
  • Giới hạn thời gian xem TV hàng ngày của trẻ dưới 24 tháng không quá 30 phút. Thay vào đó cho bé chơi và nghe truyện.

3.4 Trẻ từ 2-3 tuổi

  • Giúp trẻ nói một câu dài hơn từ những từ hoặc câu ngắn.
  • Thu hút sự chú ý của trẻ bằng cách gọi tên của chúng ở đầu câu.
  • Dạy con về những từ cùng trường từ vựng – ví dụ, cho trẻ xem một quả bóng, gấu bông rồi nói từ “đồ chơi”.
  • Bắt đầu dạy trẻ những từ tượng thanh. Ví dụ mẹ cho bé xem hình con mèo và nói “meo meo”, chiếc kèn xe thì nói “tin tin”.
  • Không nên mở TV, radio quá to: Tiếng ồn sẽ ảnh hưởng đến thính lực của bé.
  • Trò chuyện với bé khi đang dọn dẹp: Trẻ em ở tuổi này hay tò mò nên muốn giúp đỡ cha mẹ.Hãy tận dụng cơ hội này để giao tiếp với bé.

4. Khi nghi ngờ trẻ chậm nói cha mẹ phải làm sao?

Dựa trên thông tin ở mục “Trẻ mấy tháng biết nói”, khi thấy bé có các dấu hiệu như: trẻ trên 1 tuổi nhưng chỉ nói được bập bẹ, trẻ 2-3 tuổi chỉ nói được những âm đơn tiết,… thì có thể bé đang chậm nói.

Để khắc phục tình trạng bé chậm nói, cha mẹ cần:

  • Cho bé đi kiểm tra thính lực: Thính lực ảnh hướng đến tốc độ phát triển của việc nói. Do trẻ không tiếp nhận được các tín hiệu âm thanh nên không thể bắt chước và rèn luyện, từ đó gây phản ứng chậm khi nói. Vì vậy hãy đưa trẻ đi khám thính lực để khắc phục kịp thời.
  • Cho bé gặp bác sĩ chuyên khoa về ngôn ngữ: Các bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị các chứng rối loạn về giọng nói, ngôn ngữ hoặc khắc phục các nguyên nhân gây chậm nói. Bác sĩ cũng đưa ra các mẹo và trò chơi cho cha mẹ để cải thiện các vấn đề về giọng nói và cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của trẻ.
  • Không nên bắt ép trẻ nói: Trẻ đã mấy tháng tuổi mà vẫn chưa biết nói, nguyên nhân có thể xuất phát từ tâm lý. Nếu các mẹ nhận thấy trẻ chậm nói thì đừng vội nóng giận hay la mắng. Điều này khiến bé lo sợ và không muốn giao tiếp với ai. Thay vào đó, cha mẹ hãy khen ngợi và tỏ ra thích thú khi bé phát âm từ nào đó để tạo động lực cho trẻ.

Qua bài viết này, hy vọng cha mẹ đã biết trẻ mấy tháng biết nói và cách tập nói cho bé theo từng tháng tuổi. Việc tập nói cho bé cần có quá trình nên cha mẹ không nên gấp gáp rồi lại khiến con lo sợ. Với những cách tập nói trên, chúc bé sẽ phát triển kỹ năng toàn diện.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Baby talk: speech development from 12-18 months
https://www.nct.org.uk/baby-toddler/learning-talk-and-communication-your-baby/baby-talk-speech-development-12-18-months   
Ngày truy cập: 21/09/2022

2. Help your baby learn to talk
https://www.nhs.uk/conditions/baby/babys-development/play-and-learning/help-your-baby-learn-to-talk/
Ngày truy cập: 21/09/2022

3. Talking and play: babies
https://raisingchildren.net.au/babies/play-learning/play-baby-development/talking-play-babies
Ngày truy cập: 21/09/2022

4. Communication and Your 1- to 3-Month-Old
https://kidshealth.org/en/parents/c13m.html
Ngày truy cập: 21/09/2022

5. Tips on Learning to Talk
https://www.zerotothree.org/resource/tips-on-learning-to-talk/
Ngày truy cập: 21/09/2022

x