“3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò bước đi” là kinh nghiệm của người xưa để lại. Đây cũng là những cột mốc quan trọng cho sự phát triển của bé.
Ban chắc chắn muốn đăng xuất?
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
“3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò bước đi” là kinh nghiệm của người xưa để lại. Đây cũng là những cột mốc quan trọng cho sự phát triển của bé.
Bé mấy tháng biết ngồi mẹ đã biết chưa? Khi con biết ngồi là mối quan tâm hàng đầu của mẹ sau thời gian ở cữ. Đây cũng là cột mốc mở ra những điều mới mở cho con yêu. Khi biết ngồi, con sẽ có thêm nhu cầu về vui chơi và khám phá những điều mới mẻ.
Bên cạnh đó, việc ngồi vững cũng giúp mẹ cho con ăn uống được dễ dàng hơn. Con cũng bắt đầu biết cảm nhận và quan sát môi trường xung quanh. Bài viết này, MarryBaby sẽ cung thêm cho các mẹ về những điều thú vị khi trẻ sơ sinh “cán mốc” đã biết ngồi.
Điều kiện để bé có thể ngồi vững là phần đầu và cơ cổ phải mạnh mẽ; cứng cáp hơn. Những cơ bắp này bắt đầu phát triển dần dần từ khi bé mới sinh ra. Mẹ có thể tăng cường chức năng của các cơ bắp bằng cách giúp nâng đầu bé dậy khi cho bé nằm sấp.
Bé mấy tháng biết ngồi? Theo các chuyên gia, mẹ có thể dạy cho bé tập ngồi khi được 4 tháng tuổi. Và hầu hết các bé sẽ có thể ngồi vững, không cần hỗ trợ khi được 8 tháng tuổi.
Để tập luyện một kỹ năng mới, sự khởi đầu bao giờ cũng gặp khó khăn. Đối với bé cũng vậy, trong những ngày đầu bé chưa thể ngồi thẳng lưng. Bé sẽ luôn bị nghiêng người về phía trước và dùng hai cánh tay chống lên để giữ thăng bằng.
Lúc này bé giống như “ngọn cây trước gió”, bất kỳ tác động nhỏ nào cũng có thể làm bé bị ngã. Vì vậy, ba mẹ cần hết sức cẩn thận; quan sát; hỗ trợ cho con và đừng quên đặt gối mềm xung quanh để tránh đầu bé bị va đập.
Trước giai đoạn tập ngồi, mẹ nên rèn luyện cho bé kỹ năng nằm sấp để có thể nâng phần đầu và giữ vững cổ. Lúc đầu có thể bé sẽ không thích nằm sấp bởi những chèn ép lên khoang bụng.
Dành nhiều thời gian chơi cùng bé và cho bé nằm sấp trên ngực hoặc bụng của mẹ. Hành động này giúp tăng cường cơ cổ, dạ dày và cơ lưng. Điều này rất cần thiết cho việc tập ngồi cũng như chuẩn bị cho các giai đoạn quan trọng sau này.
Mẹ cũng có thể dùng đồ chơi có nhiều màu sắc, phát nhạc để khuyến khích bé ngẩng đầu nhìn lên trên, sang trái, sang phải. Nâng đầu và ngực sẽ giúp bé tăng cường cơ bắp và phát triển sự kiểm soát đầu cần thiết để ngồi lên.
Khi học cách ngồi dậy, bé sẽ đặt một hoặc hai tay phía trước để ngồi một cách thăng bằng. Như vậy là bé đã biết nhờ vào cánh tay để giữ trọng lượng của cơ thể.
Vào những tuần đầu tiên tập ngồi, mẹ hãy giúp bé rèn luyện bằng cách cho trẻ chơi trên thảm mềm. Mẹ không cần giữ mà hãy để bé ngã một cách tự nhiên. Bé ngã là vì mất thăng bằng khi ngồi. Nhưng chỉ sau một khoảng thời gian bé sẽ nhận thức được điều gì làm mình ngã và tự tìm cách điều chỉnh.
Mẹ nên nhớ, không nên giúp đỡ bé hoàn toàn mà hãy để bé tự dựa vào sức mình. Có nghĩa là mẹ đặt cho bé ngồi và dằn những chiếc gối mềm xung quanh. Khi không có ai đỡ dậy, bé phải tự mình sử dụng các cơ để có thể ngồi vững. Đây là một phản xạ tự vệ rất bản năng mà bất cứ trẻ nào cũng có mẹ nhé.
Bé mấy tháng biết ngồi? Ngồi được xem là cột mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Bởi tư thế ngồi sẽ giúp bé có một cái nhìn mới về thế giới xung quanh. Bé có thể nhìn bao quanh mọi hướng, không còn bị giới hạn khả năng nhìn khi chỉ biết nằm ngửa.
Bên cạnh đó, khi đã biết ngồi, bé có thể chồm người về phía trước; hai tay chống lên tạo điều kiện cho bước phát triển tiếp theo là tập bò; tập đứng và cuối cùng là chập chững bước đi. Lúc ngồi vững thì hai tay của bé đã được “tự do”. Vì thế, bé cũng có thể thoải mái khám phá những món đồ chơi yêu thích.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, khi bé đã ngồi vững cũng là giai đoạn tập cho bé ăn dặm. Khi bé biết ngồi, việc ăn uống với bé cũng dễ dàng hơn khi nằm ngửa. Việc tiêu hóa và nuốt thức ăn cũng thuận lợi hơn và tránh không bị sắc bột do nằm ngửa.
>> Mẹ có thể xem thêm: Nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày khi tròn 6 tháng?
Nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng và bối rối khi bé cưng nhà mình vẫn chưa ngồi được. Mẹ bắt đầu thắc mắc chính xác, bé mấy tháng biết ngồi? Con mình có đang gặp vấn đề sức khỏe nào không?
Mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển khác nhau. Vì thế mẹ không nên quá lo lắng về việc bé mấy tháng biết ngồi. Khi bé bị rơi vào trường hợp chậm phát triển kỹ năng vận động thô. Hoặc những bé sinh non có thể sẽ phát triển chậm hơn so với trường hơp bình thường.
Một số dấu hiệu cho thấy bé chậm ngồi như:
Tuy nhiên, nếu bé 4 tháng tuổi vẫn không thể giữ đầu lên cũng như không dùng tay để chống đỡ. Hoặc bé đã bước sang tháng thứ 9 vẫn không thể ngồi. Điều này chúng ta không thể biết bé mấy tháng biết ngồi. Khi rơi vào trường hợp này, mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ để được tư vấn thêm.
Bên cạnh việc bé mấy tháng biết ngồi, ba mẹ cần phải lưu ý vài điều dưới đây để bảo vệ bé luôn được an toàn nhé.
Không có cột mốc thời gian chính xác để trả lời câu hỏi bé mấy tháng biết ngồi. Vì điều này phụ thuộc vào sự phát triển của từng bé. Tuy nhiên, 4 tháng tuổi là thời điểm mẹ có thể tham khảo để tập cho bé ngồi. Nếu bé quá qua giai đoạn này đã quá lâu mà vẫn không ngồi thì mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ.
Hy vọng với thông tin bé mấy tháng biết ngồi, MarryBaby sẽ cung cấp cho các mẹ những thông tin bổ ích. Chúc mẹ và bé tập ngồi thành công nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Babysitting Reminders
https://www.healthychildren.org/English/safety-prevention/at-home/Pages/Babysitting-Reminders.aspx
Truy cập ngày 10/01/2021
2. Movement Milestones: Babies 4 to 7 Months
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/Pages/Movement-4-to-7-Months.aspx
Truy cập ngày 10/01/2021
3. Babysitting: The Basics
https://kidshealth.org/en/teens/babysit.html
Truy cập ngày 10/01/2021
4. Movement, Coordination, and Your 4- to 7-Month-Old
https://kidshealth.org/Humana/en/parents/move47m.html
Truy cập ngày 10/01/2021
5. Infant – newborn development
https://medlineplus.gov/ency/article/002004.htm
Truy cập ngày 10/01/2021
Bình luận
Đăng ký hoặc Đăng nhập để bình luận ngay!