Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Theo các chuyên gia sức khỏe và tâm lý, trẻ học cách đi là một quá trình rất tự nhiên. Khi khả năng cân bằng cơ thể và sức lực của tứ chi phát triển đến một mức độ nhất định, đầy đủ thì trẻ tự nhiên sẽ bắt đầu tập đi và biết đi.
Chị Minh Hà (Hà Nội) từng chia sẻ một vấn đề mà gia đình chị rất băn khoăn:
“Con trai của tôi hiện tại đã được gần 1 tuổi rưỡi rồi nhưng vẫn chưa biết đi. Đến bệnh viện khám, bác sĩ nói sức khỏe của bé đều rất bình thường, chỉ là bé chưa đi được mà thôi.
Có điều con trai nhà hàng xóm mới 10 tháng tuổi đã biết đi rồi. Nhiều người xung quanh bảo rằng trẻ con mà biết đi sớm như vậy thì lớn lên sẽ rất thông minh.
Còn chậm đi như bé nhà tôi sợ là sau này nó kém cỏi, thậm chí là khờ khạo. Mặc dù bác sĩ nói không sao nhưng tôi và gia đình cũng rất lo lắng chuyện này“.
Xét về yếu tố y học, trẻ từ 10 đến 15 tháng tuổi sau khi sinh biết đi là bình thường, nhưng có những trẻ mãi đến 2 tuổi mới gọi là đi vững cũng không phải chuyện bất thường.
Chuyện bé có thể biết đi sớm hay muộn còn phụ thuộc vào sự phát triển của trẻ trên toàn bộ cơ thể. Chính vì vậy, nếu bạn đã đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra mà không có vấn đề gì thì việc trẻ chưa biết đi cũng không cần quá lo lắng.
Hãy thuận theo tự nhiên và hỗ trợ, khuyến khích trẻ tập đi là được.
Để giúp trẻ dễ dàng tập đi, bố mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
Đảm bảo mông của bé luôn khô thoáng và thoải mái
Thoạt nghe có vẻ không liên quan đến chuyện bé tập đi nhưng thực tế, nếu bạn muốn kích thích trẻ tập bò, tập đứng, tập đi thì việc giữ cho mông của bé sạch sẽ, khô thoáng rất cần thiết.
Ngoài ra, dù là quấn tã hay cho bé mặc quần áo thì mẹ vẫn phải chọn lựa sản phẩm thích hợp với bé. Đặc biệt là tã cần có độ thấm hút tốt, không quá chật chội gây cảm giác khó chịu cho bé.
Khi làn da và tay chân được thoáng mát, dễ chịu mới tạo cho bé sự hưng phấn, dễ dàng “hợp tác” với bố mẹ trong quá trình tập bò, tập đi.
Đừng xem nhẹ giai đoạn “bò tự do” của trẻ
Bố mẹ giúp trẻ tập bò, thậm chí là kích thích trẻ thích bò là một hỗ trợ rất lớn cho việc tập đi của trẻ sau đó. Đừng nóng vội bắt trẻ phải bước đi mà bỏ qua giai đoạn cho trẻ được bò tự do, thoải mái.
Quá trình bò sẽ giúp trẻ luyện sức cho cơ thể, nhất là tay chân và khả năng cân bằng toàn thân, đây cũng là một yếu tố có lợi để kích thích trí lực trẻ phát triển.
Bố mẹ có thể dùng đồ chơi hoặc cùng chơi với bé. Trong quá trình này cố gắng gây chú ý và khuyến khích trẻ bò tự do, phù hợp với sức khỏe và thể trạng của trẻ.
Khi trẻ đã có thể bò thành thục và vững vàng thì việc tập đi tiếp theo sẽ càng dễ dàng hơn.
Tạo không gian và môi trường rộng mở cho trẻ tập đi
Cho dù nhà của bạn rộng rãi hay khá chật hẹp thì tốt nhất vẫn nên thiết kế một khoảng riêng dành cho trẻ có thể chơi và tập đi ở đó. Môi trường thuận lợi sẽ tạo cảm giác thoải mái, kích thích tính tò mò, thích khám phá ở trẻ.
Đồng thời, hãy sắp xếp thời gian đưa trẻ ra ngoài tiếp xúc với thiên nhiên. Bố mẹ không nên vì sợ bụi bẩn mà để trẻ ở mãi trong nhà.
Chỉ cần bạn chọn môi trường thích hợp, không khí trong lành và an toàn thì việc tập đi cho trẻ ở ngoài trời càng kích thích hứng thú của trẻ. Ngoài ra nó còn giúp tăng cường sức đề kháng và nâng cao trí lực cho trẻ.
Thu hút trẻ bằng đồ chơi
Có nhiều bé sẽ khá “lười”, không thích vận động thì việc tập bò, tập đi cho trẻ đòi hỏi bạn cần bỏ thời gian và công sức nhiều hơn.
Hãy chọn một vài món đồ chơi mà trẻ tỏ ra hứng thú, sau đó đặt ở một chỗ cách trẻ không xa, khích lệ trẻ tự đến lấy đồ chơi. Khi có một “mục tiêu” đầy hấp dẫn, trẻ mới có động lực và hứng thú di chuyển, dần dần rèn luyện khả năng bò và đi đứng ở trẻ.
Ngoài ra, trong quá trình dẫn dắt này, bố mẹ cần kiên nhẫn và nhẹ nhàng, không nên nóng vội và quát mắng, hăm dọa trẻ vì có thể gây phản tác dụng.
Tốt nhất bạn nên dùng đồ chơi thu hút và kết hợp với lời nói, cử chỉ ấm áp, khen ngợi để nâng cao tính tích cực khi trẻ tập vận động.
Như vậy các bố mẹ có bé chậm biết đi có thể an tâm và không quá lo lắng về bé yêu của mình rồi nhé. Chỉ cần quan tâm, động viên và tạo điệu kiện tốt nhất, chuyện trẻ biết đi sớm hay muộn không còn là vấn đề nữa.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.