Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Đỗ Khánh Linh
Cập nhật 23/07/2022

Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh từ 0-12 tháng tuổi

Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh từ 0-12 tháng tuổi
Trong năm đầu đời của con, bé dù chưa nói được nhưng vẫn có thể giao tiếp và học hỏi rất nhiều từ mẹ. Các mẹ hãy tìm hiểu quá trình phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi để có phương pháp chăm sóc con yêu tốt nhất nhé!

Ở những năm tháng đầu đời, bé chỉ khóc, cười, bập bẹ vài từ rồi bò, lăn và chập chững những bước đi. Thế nhưng, mẹ đã biết chính xác độ tuổi nào bé có thể ăn được món gì, cân nặng ra sao và khả năng giao tiếp như thế nào chưa? Mẹ hãy cùng tìm hiểu quá trình phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi để có thể chăm con yêu tốt nhất nhé!

1. Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi

1.1 Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng

quá trình phát triển của trẻ sơ sinh

Mẹ cần dành nhiều thời gian ở bên cạnh bé càng tốt. Vì sao ư? Bởi vì trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có tầm nhìn tốt nhất ở khoảng cách từ 20 – 38 cm. Khi mắt đang phát triển; bé thường nhìn xung quanh và tập trung vào những khuôn mặt của người đối diện. Khi bé thức, mẹ hãy kề sát mặt mình với mặt bé, nhìn bé một cách trìu mến để tăng sự kết giao.

Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi:

  • Vận động thô: Có thể di chuyển đầu qua lại khi nằm sấp.
  • Vận động tinh: Khả năng bám chắc.
  • Ngôn ngữ/Nhận thức: Nhìn chằm chằm bàn tay và ngón tay.
  • Xã hội: Theo dõi chuyển động bằng mắt.

1.2 Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng

quá trình phát triển của trẻ sơ sinh

Với bé 2 tháng tuổi; mẹ có thể giúp bé phát triển tốt bằng cách nhẹ nhàng nắm tay bé vỗ vỗ vào nhau và hát khe khẽ. Bé sẽ dần dần quen với việc ngôn ngữ và điệu bộ đi kèm với nhau; và từ từ bắt chước giống mẹ. Vì thế, hãy cười thật tươi khi ôm bé; làm những cử chỉ khác nhau và lặp lại thường xuyên. Vài tháng sau, mẹ sẽ thấy bé làm y hệt bạn cho mà xem.

Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi:

  • Vận động thô: Giữ đầu và cổ ngẩng lên trong thời gian ngắn khi nằm sấp.
  • Vận động tinh: Có thể mở bàn tay và nắm tay lại.
  • Ngôn ngữ/Nhận thức: Bắt đầu chơi đùa với ngón tay của mình.
  • Xã hội: Biết cười để phản ứng với mọi người.

1.3 Cách chăm sóc trẻ sơ sinh theo từng tháng: Bé 3 tháng

bé 3 tháng tuổi

Bé 3 tháng bắt đầu biết dùng tay quơ qua lại để chơi đùa hay muốn lấy thứ gì đó. Để giúp bé phát triển sự phối hợp giữa tay và mắt; mẹ nên chọn những món đồ chơi nhiều màu sắc và để trong tầm tay cho bé nắm lấy. Mẹ cũng có thể cho bé chơi với một chiếc gương (đã được che phủ góc cạnh an toàn) cũng là phương pháp giúp động tác bé linh hoạt hơn bởi bé sẽ rất thích nhìn gương mặt dễ thương của mình trong gương.

Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi:

  • Vận động thô: Với và nắm lấy đồ vật.
  • Vận động tinh: Nắm chặt, giữ đồ vật trong tay.
  • Ngôn ngữ/Nhận thức: Cười thành tiếng để cho mọi người biết bé đang vui.
  • Xã hội: Bắt chước khi mẹ thè lưỡi.

1.4 Sự thay đổi của trẻ sơ sinh qua từng tháng: Bé 4 tháng

bé 4 tháng

Khi 4 tháng tuổi, cái gì với bé cũng mới lạ và thích học hỏi: nào cách vận động, nào những người xung quanh, nào giọng nói, âm điệu, cảm xúc… Bé cũng biết thể hiện rõ cảm xúc của mình như: vui thích khi chộp được món đồ chơi màu mè hoặc mếu máo hay khóc thét lên khi bị lấy mất đồ chơi. Đây là thời điểm bé hình thành phản xạ.

Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi:

  • Vận động thô: Chống tay khi nằm sấp.
  • Vận động tinh: Với và lấy đồ vật.
  • Ngôn ngữ/Nhận thức: Cười lớn tiếng.
  • Xã hội: Thích chơi; và có thể khóc khi ngừng chơi đùa.

1.5 Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 5 tháng

bé 5 tháng

Mắt và tai của bé 5 tháng tuổi đã hoàn thiện chức năng như người lớn vào 5 tháng tuổi. Cục cưng bắt đầu biết bập bẹ từ ngữ. Giúp bé học các giao tiếp bằng cách nói chuyện với bé nhiều hơn, lặp đi lặp lại rõ ràng những cụm từ nào đó mẹ cố ý muốn dạy bé; bé sẽ cố gắng để học nói theo. Đây cũng là lúc mẹ nên bắt đầu đọc sách cho bé nghe; chỉ vào đồ vật và gọi tên để bé học nhận diện.

Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi:

  • Vận động thô: Bắt đầu biết lật qua một bên.
  • Vận động tinh: Học cách để chuyển đồ vật từ tay này qua tay khác.
  • Ngôn ngữ/Nhận thức: Dùng miệng phun bong bóng.
  • Xã hội: Đưa tay (kiểu đòi ôm) về phía cha mẹ; và có thể khóc khi không thấy cha mẹ.

1.6 Sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tháng

quá trình phát triển của trẻ sơ sinh

Khi cục cưng 6 tháng, bé sẽ biết ngồi và bò đi xung quanh; hãy khuyến khích bé vận động bằng cách đặt món đồ chơi khỏi tầm với của bé một chút, khuyến khích bé tự với tới. Lưu ý là em bé thường “ăn tất cả mọi thứ vớ được”; vì thế mẹ phải thật cẩn thận khi chọn đồ chơi cho bé. Nên chọn những món có kích thước lớn hơn lõi giấy toilet một chút nhưng cũng bảo đảm khu vực xung quanh an toàn cho bé.

Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi:

  • Vận động thô: Có thể lật qua hai phía.
  • Vận động tinh: Dùng tay để “cào” các vật nhỏ.
  • Ngôn ngữ/Nhận thức: Bắt đầu bập bẹ.
  • Xã hội: Nhận ra những gương mặt quen thuộc: cha mẹ, vú em, bạn bè của gia đình.

1.7 Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 7 tháng

trẻ 7 tháng tuổi

Các kỹ năng của bé 7 tháng tuổi đã cứng cáp hơn một chút và bắt đầu biết cách nắm chặt đồ vật. Tiếp tục đặt những món đồ chơi an toàn xung quanh, khuyến khích bé nhặt lên để phát triển kỹ năng vận động.

Cho bé chơi những chiếc muỗng và tách nhựa an toàn. Cũng có thể cho bé ngồi trên bãi cỏ êm mượt, bé sẽ thích thú nhổ từng cọng cỏ bằng bàn tay bé xíu của mình.

Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi:

  • Vận động thô: Di chuyển xung quanh; bắt đầu bò, trườn.
  • Vận động tinh: Đang học cách sử dụng ngón tay cái và các ngón tay.
  • Ngôn ngữ/Nhận thức: Bập bẹ theo cách phức tạp hơn.
  • Xã hội: Hồi đáp những biểu hiện cảm xúc của người khác.

1.8 Cách chăm sóc trẻ sơ sinh theo từng tháng: Bé 8 tháng

quá trình phát triển của trẻ sơ sinh

8 tháng tuổi là khoảng thời gian bé nhận biết không gian và sử dụng từ ngữ. Lúc này nên cho bé ráp vật này khít với vật kia như ghép hình hay chơi với nồi niêu xoong chảo. Mẹ cũng nên hỏi bé những câu như: “Mũi của con đâu?” rồi lấy tay chỉ vào mũi bé. Tương tự với các bộ phận khác trên cơ thể và lặp lại trò chơi này liên tục để dạy bé biết ý nghĩa của ngôn từ.

Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi:

  • Vận động thô: Có thể ngồi mà không cần nhiều hỗ trợ.
  • Vận động tinh: Bắt đầu vỗ tay.
  • Ngôn ngữ/Nhận thức: Phản ứng với từ ngữ quen thuộc; nhìn cha mẹ khi được gọi tên.
  • Xã hội: Chơi các trò chơi tương tác như peekaboo.

1.9 Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 9 tháng

trẻ 9 tháng

Bé 9 tháng tuổi hay bị cuốn hút bởi những thứ có thể đung đưa như bản lề. Bé có thể mở ra đóng lại cuốn sách hàng chục lần, đung đưa cánh cửa tủ, hộp carton, những món đồ chơi kéo ra đẩy vào… Đây cũng chính là lúc bé phát triển kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt.

Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi:

  • Vận động thô: Có thể cố gắng leo/bò lên cầu thang.
  • Vận động tinh: Có thể dùng ngón tay cái và ngón trỏ để nắm đồ vật.
  • Ngôn ngữ/Nhận thức: Hiểu một đối tượng nào đó vẫn tồn tại; kể cả khi bé không thấy chúng.
  • Xã hội: Lo sợ khi thấy người lạ.

1.10 Sự thay đổi của trẻ sơ sinh qua từng tháng: Bé 10 tháng

trẻ 10 tháng

Bé 10 tháng sẽ rất yêu thích trò chơi trốn tìm. Chơi trò “Mẹ đi đâu rồi” sẽ giúp bé phát triển kỹ năng vận động và bắt đầu cho bé hiểu rằng: “Một thứ không nhìn thấy không có nghĩa là nó đã biến mất mà vẫn còn đâu đó rất gần”.

Mẹ hãy giấu món đồ chơi sặc sỡ bé yêu thích vào dưới một chiếc khăn hay trong nộp cát. Cho bé thò tay vào sờ tìm chúng. Bé sẽ rất thích thú và không bao lâu sẽ tự mình tìm được mà không cần mẹ giúp đỡ.

Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 10 tháng tuổi:

  • Vận động thô: Đẩy mình để đứng lên.
  • Vận động tinh: Sắp xếp và phân loại đồ chơi.
  • Ngôn ngữ/Nhận thức: Vẫy tay chào tạm biệt.
  • Xã hội: Hiểu được nguyên nhân và kết quả (ví dụ, con khóc, mẹ sẽ đến bên cạnh.)

1.11 Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 11 tháng

trẻ 11 tháng

Tiếp tục giúp bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ với nhiều bài hát và trò chơi. Mẹ nên nhớ rằng, ngôn ngữ phát triển tốt nhất bằng sự tương tác qua lại với nhau chứ không phải một chiều từ TV hay các DVD chương trình trẻ em. Vì thế hãy trò chuyện với trẻ càng nhiều càng tốt. Kể cho bé nghe mẹ đang làm gì, đặt ra những câu hỏi, sử dụng cử chỉ và giọng điệu…, bé sẽ quan sát và nắm bắt từ hành động.

Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 11 tháng tuổi:

  • Vận động thô: Ngồi, trèo lên đồ nội thất.
  • Vận động tinh: Lật các trang sách khi mẹ đọc truyện.
  • Ngôn ngữ/Nhận thức: Bắt đầu nói “mama” hoặc “dada”.
  • Xã hội: Bắt đầu chơi trong giờ ăn; thể hiện sở thích ăn uống của mình.

>> Mẹ xem thêm: Sự phát triển của trẻ 11 tháng tuổi

1.12 Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh tháng thứ 12 (bé 1 tuổi)

bé 1 tuổi

Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 12 tháng tuổi:

  • Vận động thô: Có thể tự mình đứng dậy vững vàng; và có những bước đi đầu tiên.
  • Vận động tinh: Bé có thể xỏ tay vào ống tay áo.
  • Ngôn ngữ/Nhận thức: Nói trung bình 2-3 từ (thường là “mama” và “dada”).
  • Xã hội: Chơi các trò chơi bắt chước chẳng hạn như giả vờ sử dụng điện thoại.

>> Mẹ xem thêm: Sự phát triển của trẻ 1 tuổi

2. Một số cách giúp trẻ sơ sinh phát triển tích cực trong năm đầu tiên

Không chỉ biết quá trình phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi; cha mẹ có thể làm những việc sau để giúp bé phát triển tích cực:

  • Nói chuyện với em bé. Con sẽ thấy giọng nói của cha mẹ giúp bé dịu lại.
  • Trả lời khi bé phát ra âm thanh bằng cách lặp lại âm thanh và thêm từ. Điều này sẽ giúp bé học cách sử dụng ngôn ngữ.
  • Đọc cho bé nghe. Hát cho bé nghe và chơi nhạc.
  • Khen ngợi bé và dành nhiều sự quan tâm yêu thương cho bé.
  • Dành thời gian âu yếm và ôm con. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy được chăm sóc và an tâm.
  • Chơi với bé khi bé tỉnh táo và thoải mái. Theo dõi sát sao bé có dấu hiệu mệt, quấy khóc để mẹ nghỉ chơi.

Cha mẹ cũng cần chăm sóc bản thân về thể chất, tinh thần và tình cảm. Nuôi dạy con cái có thể là công việc khó khăn! Sẽ dễ dàng hơn để tận hưởng quá trình nuôi dạy con; và trở thành một ông bố bà mẹ tích cực, yêu thương khi bản thân cảm thấy tốt.

>> Mẹ xem thêm: Thứ tự mọc răng của trẻ sơ sinh

3. Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong quá trình phát triển

Dưới đây là một số mẹo để giữ an toàn cho em bé trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh:

  • Đừng lắc bé ― bao giờ! Trẻ sơ sinh có cơ cổ rất yếu; chưa có khả năng nâng đỡ đầu. Nếu lắc trẻ, mẹ có thể làm tổn thương não hoặc thậm chí khiến trẻ tử vong.
  • Đảm bảo luôn đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ để ngăn ngừa hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
  • Bảo vệ em bé và gia đình khỏi khói thuốc. Không cho phép bất kỳ ai hút thuốc trong nhà.
  • Đặt em bé trên ghế ô tô quay mặt về phía sau ở ghế sau khi trẻ đang ngồi trên ô tô.
  • Ngăn bé bị sặc bằng cách cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ. Ngoài ra, đừng để trẻ chơi với đồ chơi nhỏ và những thứ khác có thể khiến trẻ dễ nuốt.
  • Không cho phép bé nghịch bất cứ thứ gì có thể che mặt.
  • Không bao giờ mang đồ uống hoặc thức ăn nóng đến gần em bé hoặc trong khi bế em bé.
  • Vắc xin (mũi tiêm) rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của con. Mẹ xem thêm lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh.

>> Mẹ xem thêm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ 0-10 tuổi chuẩn nhất

Một số trẻ sẽ biết nói từ sớm. Một số khác chỉ… im lìm “thu thập thông tin” mà chưa buồn “nói năng” gì. Sự khác biệt này là điều bình thường giữa những đứa trẻ dưới 1 tuổi.

Tuy nhiên, nếu mẹ quá lo lắng về thiên thần nhỏ của mình; hãy tư vấn bác sĩ nhi khoa. Năm đầu tiên trong cuộc đời của bé rất thú vị, và là những người mẹ; mẹ nhớ đừng bỏ qua mà hãy tận hưởng quá trình phát triển của trẻ sơ sinh với những khoảnh khắc tuyệt diệu này nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. CDC, AAP update developmental milestones for surveillance program
https://publications.aap.org/aapnews/news/19554/CDC-AAP-update-developmental-milestones-for?autologincheck=redirected
Ngày truy cập: 23.07.2022

2. Evidence-Informed Milestones for Developmental Surveillance Tools
https://publications.aap.org/pediatrics/article/149/3/e2021052138/184748/Evidence-Informed-Milestones-for-Developmental?autologincheck=redirected
Ngày truy cập: 23.07.2022

3. Child Developmental Milestones
https://aapdc.org/wp-content/uploads/2014/01/Early-Stages-Milestones-EN-2011.pdf
Ngày truy cập: 23.07.2022

4. Milestone Moments
https://www.cdc.gov/ncbddd/actearly/pdf/parents_pdfs/milestonemomentseng508.pdf
Ngày truy cập: 23.07.2022

5. What You Should Know About the Updated Developmental Milestones
https://tnaap.org/resources/blog/03/2022/what-you-should-know-about-the-updated-developmental-milestones/
Ngày truy cập: 23.07.2022

x