Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đỗ Khánh Linh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Bùi Nguyễn Ngọc Vy
Cập nhật 19/05/2023

Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh trong 0-12 tháng đầu đời

Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh trong 0-12 tháng đầu đời
Có cách nào để bố mẹ biết những “thành tích” mà bé đạt được có thực sự đúng với độ tuổi của bé hay không? Dưới đây là các cột mốc phát triển của trẻ theo từng tháng, giúp bạn hình dung được những gì nên kỳ vọng ở bé trong năm đầu tiên của cuộc đời.

Làm cha mẹ, ai ai cũng quan tâm đặc biệt đến các cột mốc phát triển của trẻ. Những biến chuyển từ khi con vừa mới lọt lòng đến khi trở thành một nhóc tì có tính cách riêng; bước những bước đi đầu tiên thật kỳ diệu.

Các cột mốc phát triển của trẻ 3 tháng tuổibé đã có thể lật, trườn tới để lấy đồ, cố gắng tì sức nặng lên 2 chân khi được ba mẹ hỗ trợ đứng. Bên cạnh đó, bé có thêm một thói quen mới là mút lấy nắm tay và ngón tay của mình. Điều thú vị nhất là con bắt đầu nhận diện được giọng nói nào là của mẹ và đáp lại bằng cách cười thành tiếng.

Trẻ 4 tháng tuổi

Trong các mốc phát triển của trẻ, khi bé được 4 tháng nhiều cha mẹ cảm thấy rất thích giai đoạn này, vì con bắt đầu biết hóng chuyện; con chăm chú lắng nghe tất cả chuyện của bố mẹ. Chỉ có điều con cũng có thêm thói quen khác nữa đó là mút ngón chân của mình.

Trẻ 5 tháng tuổi

Tiếp nối cho mốc phát triển của trẻ, bé 5 tháng tuổi cố gắng vươn tay đến các vật dụng trước mặt và cố giữ chúng trong tay lâu hơn. Có một hành động đáng buồn cười là con tập thổi bong bóng nước bọt; nhưng cũng không kém phần đáng yêu là con biết ôm chặt cha mẹ và những con gấu bông mà con yêu thích.

Các mốc phát triển của trẻ trong năm đầu đời, thì cột mốc trẻ 6 tháng là tương đối quan trọng. Vì đây là giai đoạn mà cả thể chất và nhận thức của trẻ đã phát triển tốt hơn rất nhiều.

Cụ thể như, bé đã có thể nhìn khắp phòng một rõ ràng hơn; bé biết giơ tay chào đón mỗi khi thấy bố mẹ; bé biết uống nước từng hớp nhỏ; bé ngồi vững và đặc biệt nhất là bé đã có thể ăn dặm một cách an toàn. Theo tổ chức y tế thế giới WHO thì trẻ 6 tháng đã có thể ăn dặm.

Trẻ 7 tháng tuổi

Mốc phát triển của trẻ 7 thángbé bắt đầu tập nói bập bè nhiều và rõ hơn. Con cố gắng trườn bằng cách kéo lê và lắc lư người của mình. Đây cũng là thời điểm bé bắt đầu học cách tập đứng, nên con thường bám chặt vào các vật xung quanh.

Trẻ 8 tháng tuổi

Các mốc phát triển của trẻ trong giai đoạn 8 tháng tuổi là con có thể cầm chắc được bình sữa, tự dùng tay đưa thức ăn vào miệng. Bên cạnh đó, khả năng phát âm cũng được cải thiện nhiều hơn; bé có thể nói rõ “ba ơi – mẹ ơi”.

Trẻ 9 tháng tuổi

giai đoạn phát triển của trẻ từ 10 đến 12 tháng tuổi

Tiếp nối sự phát triển của trẻ, trẻ 9 tháng tuổi sẽ bắt đầu học tập và bắt chước người lớn. Con vỗ tay nhiều hơn, đứng vững mà không cần sự hỗ trợ của bố mẹ. Đặc biệt nhất là con biết mình tên gì; con sẽ quay lại nhìn mỗi khi được gọi tên.

Trẻ 10 tháng tuổi

Bé hiểu được khi bạn hỏi bé những câu “có” hoặc “không”. Giai đoạn trẻ 10 tháng tuổi này bé đã có thể tự đi được vài bước không cần đỡ nhưng chủ yếu bé thích đi lòng vòng khắp nhà bằng cách bám víu vào các đồ vật xung quanh.

Dưới đây là các cột mốc phát triển của trẻ từ 0 -1 tuổi về thể chất và nhận thức; giúp bố mẹ dễ dàng theo dõi sự phát triển của con. Thông qua đó cha mẹ sẽ dễ hiểu và chăm sóc bé tốt hơn.

Bên cạnh theo dõi tháng tuổi của bé, mẹ cũng có thể theo dõi sự phát triển của con theo 16 cột mốc phát triển này của trẻ. Ở mỗi giai đoạn, mỗi tháng, khả năng thể chất và nhận thức của con sẽ dần cải thiện và tối ưu hơn so với tháng trước.

Tóm lại

Tóm lại, điều cha mẹ nên nhớ là giai đoạn phát triển là khác nhau ở mỗi trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần tránh trường hợp so sánh con mình với con của người khác và lo lắng rằng con mình kém phát triển hay bị phát triển sớm. Nếu trẻ vẫn bú, ăn, ngủ, vui chơi bình thường thì hoàn toàn không sao.

Trường hợp, nếu bé có những dấu hiệu bất thường như thụ động, ít nói, bỏ bú, chán ăn trong thời gian dài, cách tốt nhất là cha mẹ nên đưa con đi khám với bác sĩ Nhi khoa.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Infants (0-1 year of age)
https://www.cdc.gov/ncbddd/childdevelopment/positiveparenting/infants.html
Ngày truy cập: 19.05.2023

CDC’s Developmental Milestones
https://www.cdc.gov/ncbddd/actearly/milestones/index.html
Ngày truy cập: 19.05.2023

Infant development: Birth to 3 months
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/infant-development/art-20048012
Ngày truy cập: 19.05.2023

Child Development Guide: Ages and Stages
https://www.choc.org/primary-care/ages-stages/
Ngày truy cập: 19.05.2023

About baby development and developmental milestones
https://raisingchildren.net.au/newborns/development/understanding-development/baby-development
Ngày truy cập: 19.05.2023

x