7 tháng tuổi được xem là cột mốc đáng nhớ của nhiều trẻ sơ sinh. Lúc này trẻ bắt đầu ăn dặm, cơ thể phát triển khá nhanh. Vì thế mẹ cần theo dõi kỹ bé 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg để kịp thời giúp con bắt kịp đà tăng trưởng.
Ban chắc chắn muốn đăng xuất?
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
7 tháng tuổi được xem là cột mốc đáng nhớ của nhiều trẻ sơ sinh. Lúc này trẻ bắt đầu ăn dặm, cơ thể phát triển khá nhanh. Vì thế mẹ cần theo dõi kỹ bé 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg để kịp thời giúp con bắt kịp đà tăng trưởng.
Bước sang tháng thứ 7 sau khi sinh, trẻ tiếp tục tăng trưởng nhanh và đều đặn, biểu hiện rõ nét nhất là tăng cân và cơ thể dài ra hơn. Để bé phát triển toàn diện, nhiệm vụ của các mẹ lúc này là cung cấp cho các bé đầy đủ dinh dưỡng cần bằng cách cho bú, ăn dặm khoa học. Đồng thời phải biết chăm sóc bé trong giai đoạn mọc răng và hoạt động thể chất.
Theo bảng cân nặng của trẻ em Việt Nam thì bé 7 tháng tuổi nặng khoảng 7,4-9,2kg (nam) và 6,8-8,6kg (nữ) được coi là bình thường. Tương ứng với cân nặng là chiều cao, trẻ 7 tháng tuổi cao khoảng 67-71cm (nam) và 65-69cm (nữ).
Nếu bé nhà bạn có chỉ số chiều cao- cân nặng dưới mức trên thì được coi là có nguy cơ suy dinh dưỡng, còn nếu cao hơn thì tức là tăng trưởng tốt. Nhưng nếu chỉ có cân nặng cao hơn mà chiều cao tại mức và dưới mức thì được coi là thừa cân, có nguy cơ béo phì.
Trước đây trong 6 tháng đầu đời, trẻ tăng cân với mức 0,6-1kg/tháng thì sang 6 tháng tiếp theo, trung bình trẻ sẽ chỉ tăng 0,4-0,7 kg/tháng.
Đôi khi trẻ có thể giảm cân nhẹ tại một thời điểm nào đó, điều này là bình thường. Nhưng nếu tốc độ tăng cân tổng thể qua các tháng là không đáng kể hoặc giảm cân nhiều, mẹ phải đưa bé khám bác sĩ ngay để đề phòng suy dinh dưỡng.
Đây là thời điểm trẻ tập ăn dặm. Ngoài những thực phẩm đã quen thuộc ở tháng thứ 6, bạn hãy giới thiệu thêm cho con những thực phẩm mới. Một số gợi ý tuyệt vời sẽ là: đậu xanh, tôm, cá, trứng, thịt bò, bí đỏ, cam quýt, mận ngọt, váng sữa hoặc sữa chua,…
Để trẻ tăng cân nhanh vẫn phải đảm bảo cho bú sữa đều đặn và đầy đủ. Chị em nhớ đừng giảm lượng sữa bởi tại thời điểm này, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính.
Mẹ có thể tăng mức độ đậm đặc của thức ăn lên, chia nhỏ bữa ăn và ăn vặt bằng các trái cây giàu năng lượng như chuối, bơ, táo…
Bên cạnh thắc mắc bé 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg thì độ tuổi mọc răng cũng là nỗi quan tâm của nhiều bố mẹ. Thông thường 7 tháng là thời điểm mà hầu hết trẻ sơ sinh đang mọc răng.
Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp mọc răng muộn, phải sang tháng thứ 8, thứ 10, thậm chí có trẻ 15-17 tháng tuổi mới mọc răng. Bố mẹ không cần quá lo lắng, cứ cho trẻ ăn, ngủ, chơi như bình thường.
Nhưng nếu sau 17 tháng tuổi mà vẫn chưa mọc răng hoặc có vấn đề sức khỏe nào khác thì bạn nên cho bé đi khám. Ở tháng thứ 7, trẻ có thể mọc răng kèm theo sốt nhẹ, đi phân lỏng hoặc hay quấy khóc. Mẹ nên cho trẻ bú nhiều, massage răng, nướu, rơ lá hẹ để bé hạ sốt.
Trẻ 7 tháng tuổi đã có thể di chuyển và thích tự tay cầm muỗng, uống nước 1 mình. Điều này bắt đầu thể hiện dần tính độc lập và độc đáo cá nhân của trẻ.
Bố mẹ lưu ý thêm 1 số vấn đề sau để bé thoải mái phát triển trong giai đoạn này:
Nhìn chung bên cạnh quan tâm bé 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg, mẹ cần chú ý các vấn đề khác ở giai đoạn này như trẻ mọc răng, tập ăn dặm và hoạt động thể chất. Dù bé có nặng hay nhẹ hơn cân nặng chuẩn một chút mẹ cũng đừng quá lo ngại. Nếu bé bị sụt cân nhiều hoặc không đạt được trọng lượng gấp đôi so với lúc mới sinh, bạn mới cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Bình luận
Đăng ký hoặc Đăng nhập để bình luận ngay!