Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Bích Trâm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 11/11/2013

Nuôi con bằng sữa mẹ: Làm gì khi bé không chịu bú?

Nuôi con bằng sữa mẹ: Làm gì khi bé không chịu bú?
Đôi khi bé bỗng dưng không chịu bú sữa mẹ dù chưa được cai sữa. Đây là cách để bé thông báo rằng có điều gì đó bất ổn. Bạn phải để tâm quan sát mới xác định được vấn đề.

Nguyên nhân nào khiến bé không chịu bú?

Sau đây là một vài nguyên nhân khiến bé không chịu bú mẹ:

  • Đau miệng vì mọc răng, nhiệt miệng hoặc bị tưa lưỡi.
  • Nhiễm trùng tai gây khó chịu hoặc đau khi bú.
  • Cảm lạnh hoặc nghẹt mũi gây khó thở khi bú.
  • Mẹ ít sữa hoặc tiết sữa chậm.
  • Bất ngờ thay đổi thời gian hoặc thói quen cho bú.
  • Nếu bé đang mọc răng và bé cắn bạn, phản ứng của bạn khiến bé giật mình, từ đó bé sẽ sợ bú.
  • Bạn thay đổi xà bông, dầu gội… khiến mình có mùi khác với ngày thường.
  • Có sự thay đổi trong mùi vị sữa do vitamin, thuốc hoặc thay đổi hormone (trong kỳ kinh hoặc đang mang thai…).

Nuôi con bằng sữa mẹ: Làm gì khi bé không chịu bú?
Có nhiều nguyên nhân khiến bé không chịu bú như bé khó chịu vì mọc răng, đau bệnh hay sự thay đổi nào đó trên cơ thể mẹ

Mẹ nên làm gì khi bé không chịu bú?

Bé không bú mẹ có thể là vấn đề nan giải với bất kỳ bà mẹ, nào nhưng chỉ cần kiên nhẫn, bạn sẽ có thể giải quyết vấn đề này.

Thời gian bé ngừng bú mẹ có thể kéo dài từ hai đến năm ngày, thậm chí lâu hơn. Trong thời gian này, ngoài việc khuyến khích bé bú, cứ vài giờ bạn phải dùng máy hút sữa hoặc nặn sữa bằng tay. Việc này sẽ duy trì nguồn sữa, ngăn ngừa tình trạng tắc tia sữa hoặc căng tức sữa đồng thời cung cấp cho bé lượng sữa cần thiết. Bạn có thể cho bé uống sữa bằng muỗng, bình sữa, ca tập uống, dụng cụ nhỏ hoặc xi lanh bơm thức ăn.

Sau đây là một số cách để bé bú mẹ trở lại:

  • Thử cho bú khi bé thật buồn ngủ. Một số bé không chịu bú khi thức, nhưng lại bú khi buồn ngủ.
  • Gặp bác sĩ để loại bỏ các nguyên nhân bệnh lý như nhiễm trùng tai hoặc tưa lưỡi và được tư vấn về vấn đề này.
  • Đổi tư thế cho bú để bé cảm thấy thoải mái hơn.
  • Vừa cho bú vừa di chuyển. Một số bé dễ bú hơn khi bạn đu đưa hoặc bế chúng đi lòng vòng.
  • Cho bú ở một nơi có ít yếu tố gây phân tâm. Bé từ 6 – 9 tháng tuổi thường ngừng bú mẹ vì bé đã nhận thức nhiều hơn về thế giới. Chúng dễ bị phân tâm và không muốn nằm yên quá lâu để bú no sữa mà chỉ thỉnh thoảng mới bú một chút. Thử cho bé bú trong một căn phòng hơi tối và yên tĩnh, không có âm thanh của radio hay tivi.
  • Để bạn và bé tiếp xúc trực tiếp với nhau bằng cách thử cho bé bú mà không mặc áo hoặc cho bé bú trong bồn tắm với nước ấm.

Người ta dễ cho rằng nếu bé không muốn bú sữa nghĩa là bé muốn tự cai sữa. Một đứa bé dưới một tuổi đã quen uống sữa rất khó có thể chủ động từ bỏ sữa mẹ

Ảnh hưởng của việc bé không chịu bú

Thời gian bé không bú mẹ có thể rất khó chịu với cả hai mẹ con. Khi đang trong thời gian ngừng bú, cố duy trì sinh hoạt của bé như bình thường. Quan tâm, ôm ấp bé nhiều hơn.

Nếu lo bé ăn không đủ, lưu ý số lượng tã ướt. Ít nhất năm đến sáu tã giấy hoặc sáu đến tám tã vải mỗi ngày cho thấy bé uống đủ sữa. Đừng ngần ngại nhờ bác sĩ tư vấn nếu bạn lo lắng.

Bé bú trở lại

Bạn phải liên tục khuyến khích bé bú lại. Với sự kiên trì, bạn có thể giúp bé khôi phục thói quen bú sữa mẹ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x