Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 22/03/2021

Có phải bé con đang nóng quá không? Các dấu hiệu giúp mẹ nhận biết

Có phải bé con đang nóng quá không? Các dấu hiệu giúp mẹ nhận biết
Trẻ sơ sinh quấy khóc khó ngủ liệu có phải bé con đang bị nóng bức, khó chịu? Có cách nào để giúp bé thoát khỏi tình trạng này? Mẹ ơi cùng tìm hiểu ngay nhé.

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh là niềm hạnh phúc nhưng cũng không tránh khỏi những nỗi vất vả. Chỉ cần con trái gió trở trời đã khiến mẹ lo lắng, ăn ngủ không yên. Một trong những tình trạng phổ biến nhất mà hầu như người mẹ nào cũng từng trải qua đó là tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc khó ngủ vì bị nóng. Để giúp mẹ có thêm kinh nghiệm trong việc xử lý bé bị nóng bức, khó chịu, MarryBaby xin chia sẻ các thông tin sau, mẹ hãy theo dõi nhé.

Nhiệt độ bình thường ở trẻ sơ sinh là bao nhiêu?

Trẻ sơ sinh quấy khóc khó ngủ

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, một phần do tất cả các bộ phận và chức năng cơ thể đều non nớt, phần khác do thân nhiệt của bé con dễ thay đổi hơn người lớn. Vì vậy, mẹ luôn cần chú ý đến việc kiểm tra thân nhiệt để đảm bảo con không bị lạnh hoặc nóng. Vậy thân nhiệt của bé sơ sinh trung bình là bao nhiêu độ C?

Nếu thân nhiệt của người lớn trung bình là 37°C, thì thân nhiệt của bé sơ sinh sẽ cao hơn một chút là 37,5°C. Mức nhiệt này có thể gây hiểu lầm cho các mẹ chưa có kinh nghiệm chăm sóc trẻ nhỏ là con đang bị sốt nhẹ. Muốn biết bé con bình thường hay đang bị nóng, mẹ có thể tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé.

Làm sao biết được bé con có đang bị nóng hay không?

Để phát hiện bé con có bị nóng hay không, mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu sau nhé.

1. Dấu hiệu trẻ quá nóng

  • Bé cựa quậy không yên
  • Đang ngủ thì thức giấc ọ ẹ
  • Đầu, trán lấm tấm mồ hôi
  • Luồn tay vào lưng bé thấy ẩm do mồ hôi
  • Bé nóng bức, khó chịu quá mức có thể quấy khóc, ngủ không ngon giấc

2. Phát hiện bé bị nóng bằng cách đo nhiệt độ

Ngoài quan sát hoặc kiểm tra thân nhiệt của bé bằng ngoại quan, mẹ có thể biết được bé con có đang bị nóng hay không bằng cách đo nhiệt độ ở các vị trí cơ thể bao gồm hậu môn, tai, miệng, nách. Khi đo ở các vị trí này, nếu nhiệt độ không vượt ngưỡng dưới đây thì bé con đang ở trạng thái bình thường, không bị lạnh hoặc nóng mẹ nhé:

  • Hậu môn: Nhiệt độ từ 36,6-38°C
  • Tai: Nhiệt độ từ 35,8-38°C
  • Miệng: Nhiệt độ từ 35,5-37,5°C
  • Nách: Nhiệt độ từ 34,7-37,3°C

Bé bị nóng có đáng lo không?

Trẻ sơ sinh quấy khóc khó ngủ

Mặc dù bị nóng là tình trạng thường gặp ở các em bé song nếu mẹ không kịp thời phát hiện và điều chỉnh thân nhiệt cho trẻ thì con dễ gặp phải các vấn đề sau:

  • Nóng bức, khó chịu
  • Ngủ không ngon giấc, thức đêm quấy khóc
  • Ra mồ hôi trộm gây ngứa ngáy, rôm sảy, mụn nhọt
  • Lười bú
  • Chậm tăng cân
  • Nguy cơ cảm lạnh vì ra mồ hôi trộm quá nhiều

Ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, tình trạng nóng bức, ra mồ hôi trộm, quấy khóc kéo dài còn khiến mẹ phải thức đêm mệt mỏi, sức khỏe giảm sút, từ đó có thể ảnh hưởng tới tinh thần và việc tiết sữa mẹ. Điều này càng gây thêm bất lợi cho bé con.

Vậy làm sao để giúp bé thoát khỏi tình trạng bị nóng này? Mẹ hãy tìm hiểu cùng MarryBaby ngay sau đây nhé.

Mách mẹ cách hạ nhiệt để chấm dứt tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc khó ngủ do ra mồ hôi trộm

Để giúp con không gặp phải tình trạng nóng nực đến đổ mồ hôi trộm gây khó chịu, ngủ không ngon giấc, mẹ cần chú ý tới những điều sau nhé.

1. Điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp

Nếu đã được đi bao chân, bao tay và quấn tã cẩn thận thì nhiệt độ phòng thích hợp nhất cho bé sơ sinh là từ 26-28°C. Mẹ không nên để nhiệt độ phòng vượt ngưỡng này vì sẽ khiến con bị nóng, đổ mồ hôi trộm và khó ngủ nhé.

2. Chọn tã thông thoáng, thấm hút vượt trội và thấm được mồ hôi để bé không bị ủ nhiệt, ướt lưng vì mồ hôi trộm

Mặc dù tã có chức năng chính là thấm hút song không phải loại nào cũng có tính năng thấm mồ hôi cho bé đâu mẹ nhé. Chẳng hạn như thiết kế của tã truyền thống, độ dài đến ngang rốn nên chỉ có thể thấm hút chất thải và mồ hôi ở vùng mông, bẹn, vùng kín chứ không thể nào thấm được mồ hôi ở lưng và bụng cho bé.

Trẻ sơ sinh quấy khóc khó ngủ

Vì thế, muốn tăng hiệu quả chống mồ hôi trộm, ngoài việc lựa chọn tã có tính năng thấm hút vượt trội thì mẹ cần phải chọn cả loại có thiết kế phần đệm thun mềm mại và thấm hút mồ hôi cho bé. Một trong những loại tã giấy có thể giúp mẹ giải quyết được vấn đề này là tã Bobby

Tã dán sơ sinh Bobby êm mềm khô thoáng hiệu quả hơn với đệm thun thấm hút mồ hôi. Thiết kế mới với phần đệm thun kéo dài cao đến tận phần lưng và bụng, sản phẩm không chỉ giúp thấm hút chất thải mà còn thấm hút mồ hôi trộm vượt trội.

Bên cạnh đó, sản phẩm mới còn được tích hợp 4.000 lỗ thấm siêu tốc, tăng hiệu quả thấm hút vượt trội, giúp bề mặt tã luôn khô thoáng dài lâu, bé yêu yên tâm ngủ cả đêm ngon giấc.

Ngoài ra, tã dán sơ sinh Bobby còn được trang bị bề mặt cotton-soft và kết hợp với dưỡng chất vitamin E không chỉ tăng cường cảm giác mềm mại mà còn giúp mẹ yên tâm về làn da nhạy cảm của bé yêu bởi đã có Bobby bảo vệ.

Tình trạng nóng bức tưởng bình thường nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến bữa ăn, giấc ngủ và sự phát triển của bé sơ sinh. Vì vậy, mẹ luôn cần để ý xem thân nhiệt của bé con như thế nào để kịp thời điều chỉnh. Những chia sẻ của MarryBaby trong bài viết này hy vọng có thể giúp mẹ trong việc chăm sóc bé sơ sinh thoát khỏi tình trạng nóng bức, đổ mồ hôi trộm.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x