Trẻ sinh mổ và sinh thường có gì khác biệt? Sự khác biệt giữa trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường không chỉ ở cách thức bé được đưa ra khỏi bụng mẹ mà nghiên cứu còn cho thấy trẻ sinh mổ còn bỏ lỡ cơ hội nhận được sự bảo vệ từ hệ vi sinh vật của mẹ. [1]
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Trẻ sinh mổ và sinh thường có gì khác biệt? Sự khác biệt giữa trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường không chỉ ở cách thức bé được đưa ra khỏi bụng mẹ mà nghiên cứu còn cho thấy trẻ sinh mổ còn bỏ lỡ cơ hội nhận được sự bảo vệ từ hệ vi sinh vật của mẹ. [1]
Hãy cùng Marry Baby xem tiếp những chia sẻ dưới đây để hiểu trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường có gì khác biệt cũng như biết cách chăm sóc trẻ sinh mổ tốt nhất nhằm giúp bé lớn nhanh và khỏe mạnh nhé!
Nếu nhìn từ bên ngoài, trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường dường như không có nhiều sự khác biệt. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy trẻ sinh thường có thể nhận được nhiều vi sinh vật có lợi hơn trẻ sinh mổ [3].
Âm đạo của mẹ là nơi “cư ngụ” của hàng tỷ vi sinh vật, trong quá trình sinh thường, bé sẽ đi qua đường sinh tự nhiên của mẹ nên có có cơ hội “tiếp xúc” với hệ vi sinh vật trong âm đạo của mẹ [5]. Và chính sự tiếp xúc này là yếu tố quan trọng đối với sự hình thành và phát triển hệ vi sinh đường ruột của bé sau sinh.
Hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của trẻ nhỏ nói chung và của hệ miễn dịch nói riêng [6]. Bởi đối với trẻ nhỏ, ruột chính là cơ quan miễn dịch lớn nhất cơ thể và sức khỏe đường ruột lại được quyết định bởi hệ vi sinh đường ruột. Chính vì vậy, trẻ sinh thường sẽ có khởi đầu thuận lợi hơn vì bé có cơ hội tiếp xúc với hệ vi sinh đa dạng của mẹ nên sẽ có một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, cân bằng. Và đây chính là nền tảng để hệ miễn dịch phát triển tốt, giúp bảo vệ cơ thể bé trước mầm bệnh ngay từ khi chào đời.
Ngược lại, trẻ sinh mổ không được tiếp xúc với các vi sinh vật trong âm đạo của mẹ nên sẽ có nguy cơ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khiến vi khuẩn gây hại gia tăng trong khi vi khuẩn có lợi giảm đi. Trong đó, vi khuẩn Bifidobacterium, một loại vi khuẩn có lợi rất quan trọng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, lại bị giảm rất nhiều ở trẻ sinh mổ so với trẻ sinh thường. Và do đó dẫn đến sự thiếu hụt quan trọng ở trẻ sinh mổ!
Các nhà khoa học trên thế giới đã tiến hành nhiều nghiên cứu và nhận thấy sự phát triển hệ miễn dịch ở trẻ sinh mổ kém hơn so với trẻ sinh thường. Do không được tiếp xúc với hệ vi sinh của mẹ và một số yếu tố khác nên trẻ sinh mổ thường thiếu hụt các vi sinh vật quan trọng khiến trẻ có nguy cơ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Trong khi đó, hệ vi sinh đường ruột lại đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe đường ruột, nơi được mệnh danh là “trung tâm của hệ miễn dịch” khi chứa đến 70 – 80% tế bào miễn dịch của cơ thể. Khi hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng thì chức năng và sự phát triển của hệ miễn dịch ở trẻ cũng bị ảnh hưởng theo. Điều đó giải thích vì sao trẻ sinh mổ thường có nhiều khả năng gặp một số vấn đề như: [8]
Tuy nhiên, mẹ cũng đừng vì thế mà quá lo lắng! Trong quá trình chăm sóc bé sau sinh, mẹ vẫn có thể giúp bé cải thiện hệ miễn dịch qua việc nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh cho bé.
1000 ngày đầu đời là thời gian “đặt nền móng” quan trọng đối với sức khỏe của một đứa trẻ trong tương lai. Trong giai đoạn này, sức khỏe đường ruột của bé phát triển nhanh chóng, bao gồm việc thành lập hệ vi sinh đường ruột. Hệ vi sinh vật này cũng thay đổi theo thời gian để thích ứng với môi trường và dinh dưỡng bên ngoài [9].
Chính vì vậy, dù trẻ sinh mổ có bỏ lỡ cơ hội nhận được sự bảo vệ từ hệ vi sinh vật của mẹ thì vẫn có cách để trẻ sinh mổ có được một hệ vi sinh khỏe mạnh, giúp hệ miễn dịch sớm hoàn thiện và giảm nguy cơ mắc bệnh. Đó là một chế độ dinh dưỡng tốt dựa trên sữa mẹ. [2]
Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã chứng minh rằng nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp phục hồi hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ sinh mổ [2]. Bởi trong sữa mẹ có chứa Synbiotic, sự kết hợp giữa vi sinh vật có lợi (probiotics) và các chất xơ có lợi (Prebiotics) [6]. Khi mẹ cho bé bú, sữa mẹ mang đến một sự kết hợp hài hoà, không ngừng tinh chỉnh giữa prebiotics và probiotic để phù hợp với nhu cầu của con. Đồng thời, sữa mẹ còn giúp bổ sung hơn 200 loại prebiotics để nuôi dưỡng các lợi khuẩn trong đường ruột, giúp giảm lượng vi sinh vật gây bệnh, ngăn ngừa nhiễm trùng, phát triển hệ miễn dịch trong cơ thể trẻ sơ sinh [10]. Nhờ đó, trẻ sinh mổ cũng sẽ phát triển khỏe mạnh như trẻ sinh thường.
Chính vì vậy, với trẻ sinh mổ, bạn nên cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt và nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để giúp trẻ được bảo vệ tốt hơn dù không được tiếp xúc với lợi khuẩn tại âm đạo của mẹ. Nhưng nếu vì một lý do nào đó mà bạn không thể cho con bú hoặc mẹ bị ít sữa hoặc sữa chậm về do cơ thể trải qua nhiều áp lực sau ca sinh, bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để tím các phương pháp hỗ trợ thích hợp.
Qua những chia sẻ trên, Marry Baby hi vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về trẻ sinh mổ và sinh thường có gì khác biệt. Dù trẻ sinh mổ có thể bị “thua thiệt” hơn trẻ sinh thường về hệ vi sinh đường ruột và sự phát triển của hệ miễn dịch nhưng nếu biết cách chăm sóc và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, trẻ sinh mổ vẫn có thể lớn nhanh và khỏe mạnh!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.