Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Doan Minh Phu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 17/04/2020

Cùng bạn giải đáp vấn đề có nên cho trẻ ngủ chung với bố mẹ

Cùng bạn giải đáp vấn đề có nên cho trẻ ngủ chung với bố mẹ
Lần đầu làm cha mẹ, hẳn là bạn sẽ không muốn rời xa con dù chỉ một giây. Đó cũng là lý do mà nhiều phụ huynh quyết định để con ngủ chung giường. Riêng gia đình bạn có nên cho trẻ ngủ chung với bố mẹ? Hãy cùng Marry Baby tìm hiểu rõ hơn […]

có nên cho trẻ ngủ chung với bố mẹ

1. Trẻ sẽ chìm vào trong giấc ngủ yên bình

>

Trẻ con đôi lúc có thể bị giật mình trong khi ngủ. Lúc này, bạn phải hiểu rằng con cần mẹ hơn ai hết. Sẽ thật tốt khi bé yêu thức giấc và nhận ra chúng vẫn còn nằm trong vòng tay ấm áp của bạn. Nhờ vậy mà trẻ sẽ cảm thấy an tâm và ngon giấc trở lại. Trường hợp con thức dậy và quấy khóc, bạn nên tìm cách vỗ về bé trước khi tiếng khóc của trẻ phá hỏng giấc ngủ của cả nhà.

2. Trẻ bú mẹ dễ dàng hơn

có nên cho trẻ ngủ chung với bố mẹ

Sự thật rằng, việc ngủ chung rất có lợi cho các bà mẹ cho con bú, nhất là khi bạn đang nằm chung giường với các thiên thần nhí mới chào đời. Điều này tạo cơ hội để bạn biết khi nào con đói và đáp ứng nhu cầu kịp thời. Bằng cách này, bạn không những cung cấp đủ sữa cho con mà còn củng cố thêm mối dây liên kết giữa bạn và bé yêu nữa đấy!

3. Giúp con ổn định về mặt sinh lý

Bạn đừng phân vân với vấn đề có nên cho trẻ ngủ chung với bố mẹ hay không nữa. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ sơ sinh khi được ngủ chung với cha mẹ thường có thân nhiệt ổn định, nhịp tim đều đặn và ít có biểu hiện bị ngừng thở đột ngột hơn so với trẻ ngủ một mình. Do vậy, những đứa trẻ này thường có sự tăng trưởng tốt hơn.

Những đứa trẻ lớn lên từ giấc ngủ trong chiếc giường có cả gia đình sẽ tự tin, hạnh phúc hơn. Ngoài ra, bé cũng ít gặp các rối loạn tâm lý do căng thẳng khi không ngủ cùng bố mẹ.

Trẻ sinh non và nhẹ cân có nguy cơ bị SIDS cao hơn. Mặc dù việc ngủ chung sẽ đảm bảo trẻ được chăm sóc và cho bú mẹ đều đặn suốt đêm nhưng điều này cũng làm tăng mối lo ngại về thân nhiệt của trẻ. Do đó, cần đảm bảo đáp ứng các hướng dẫn an toàn trên bạn nhé!

Bên cạnh những tác động tích cực trên, một vài khía cạnh hạn chế mà bạn cần nắm được bao gồm:

  • Thiếu hụt kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Trẻ ít có khả năng phát triển các bản sắc riêng của mình
  • Không có khả năng tự kiểm soát cơn giận dữ

Cầ lưu ý rằng, các tác động lâu dài này sẽ có sự khác biệt ở mỗi đứa trẻ. Một số tác động tiêu cực tiềm ẩn có thể được cải thiện bằng cách tuân thủ các thực hành nuôi dạy con tích cực như giúp trẻ học cách giải quyết vấn đề và dạy trẻ tự lập.

Trên đây là những mặt lợi ích và rủi ro về việc có nên cho trẻ ngủ chung với bố mẹ hay không. Bạn có thể tham khảo, cân nhắc và quyết định điều gì là tốt với trẻ nhất. Nếu vẫn quyết định để con ngủ cùng mình, bạn cần áp dụng thêm các biện pháp an toàn khi ngủ. Riêng trường hợp tự để con ngủ một mình, hãy đảm bảo nên có sự giám sát của người lớn thường xuyên.

Marry Baby

>

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x