Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 24/05/2017

Thủ tục làm lại giấy khai sinh và những điều cần biết

Thủ tục làm lại giấy khai sinh và những điều cần biết
Không chỉ những người lớn trong gia đình mà ngay cả bé yêu khi bị mất giấy khai sinh bản gốc cũng cần được làm lại. Vậy thủ tục làm lại giấy khai sinh cho bé bao gồm những gì và phải nộp tại cơ quan có thẩm quyền nào?

Nếu bạn muốn làm lại giấy khai sinh bản chính cho trẻ, theo quy định của Luật hộ tịch mới, từ ngày 1-1-2016 bé sẽ không được cấp lại Giấy khai sinh bản gốc, chỉ đăng ký lại trích lục bản sao Giấy khai sinh.

Thủ tục làm lại giấy khai sinh
Thủ tục làm lại giấy khai sinh cần chuẩn bị giấy tờ gì, quy trình ra sao? Cùng tham khảo nội dung sau đây nhé!

Khi nào cần đề nghị cấp lại giấy khai sinh?

Theo điều 24, nghị định 123/2015 của Chính phủ về việc đăng ký và quản lý hộ tịch, trẻ sẽ được cấp lại giấy khai sinh khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 1-1-2016 nhưng sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.
  • Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.

Cũng theo nghị định này, bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch. Cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc có thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc.

Trong gia đình, bố hoặc mẹ phải xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra. Trường hợp không còn lưu trữ được sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu.

Thủ tục làm lại giấy khai sinh bản chính

Nếu đáp ứng các giấy tờ theo điều 26 của Nghị định 123, thủ tục làm lại giấy khai sinh cho bé sẽ rất đơn giản.

Hồ sơ đăng ký lại khai sinh gồm:

  • Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh.
  • Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó;

Về thời gian:

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã/phường không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây Chủ tịch ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị ủy ban nhân dân nơi đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương, mẹ sẽ có thêm thời hạn không quá 5 ngày.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký khai sinh, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, bé sẽ được thực hiện việc đăng ký lại khai sinh như quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch”.

Lưu ý dành cho mẹ:

Nếu không đi nộp trưc tiếp, mẹ có thể ủy quyền cho người khác làm thay. Việc ủy quyền phải bằng văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ. Trường hợp người làm thay là ông, bà, cha, mẹ, chồng hoặc anh, chị, em ruột của người đề nghị cấp lại bản chính Giấy khai sinh thì không cần có văn bản ủy quyền nhưng phải xuất trình giấy tờ thể hiện mối quan hệ nêu trên với người đề nghị cấp lại bản chính Giấy khai sinh.

Như vậy, khi bé bị mất giấy khai sinh bản gốc, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như trên để không mất quá nhiều thời gian cho các thủ tục làm lại giấy khai sinh.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x