Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 18/12/2018

Ghi nhớ thời điểm mẹ cần bế con vào lòng để con cảm thấy an toàn nhất!

Ghi nhớ thời điểm mẹ cần bế con vào lòng để con cảm thấy an toàn nhất!
Bế con vào lòng tưởng chừng như là một việc làm quen thuộc với nhiều bà mẹ. Thế nhưng khoa học đã chứng minh, hành động này còn có thể tác động lớn đến cả trí tuệ, thể chất và cả tinh thần của bé trong những năm đầu đời đến tận lúc lớn lên.

Trong những năm đầu đời, được mẹ ôm ấp giống như một đặc quyền của trẻ. Điều này vừa làm gia tăng sợi dây tình cảm liên kết khi mẹ chăm sóc bé, vừa giúp con có được cảm giác an toàn, hạnh phúc hơn.

Thường xuyên bế con vào lòng có tốt không?

Một số luồng ý kiến cho rằng, ôm ấp và bế con quá nhiều hoàn toàn không tốt, sẽ khiến bé dễ bị bện hơi, chiều hư con, làm con trở nên nhút nhát, nhõng nhẽo hơn.

Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh rằng, việc thường xuyên ôm ấp và bế trẻ sơ sinh sẽ không gây hại gì cho trẻ.

Ngược lại, những em bé càng được mẹ dành thời gian quan tâm, cưng nựng, ôm ấp và chăm sóc sẽ càng khỏe mạnh và có được tinh thần cũng như trí não trẻ phát triển tốt hơn.

bế con vào lòng 1
Mẹ chăm bế con vào lòng sẽ giúp bé phát triển trí não tốt hơn

Khi nào cần bế bé vào lòng để nuôi dưỡng cảm xúc và tinh thần?

Với những lợi ích trên, mẹ hãy cố gắng dành nhiều thời gian để ở bên cạnh ôm ấp, bế con vào lòng mỗi ngày, nhất là trong 4 thời điểm sau đây:

Khi bé khóc

Khi thấy con khóc, nếu bạn vội vàng bế bé lên ngay để dỗ dành, có rất nhiều người sẽ nói rằng : “Không sợ như thế sẽ chiều hư con à?”. Tuy nhiên, chị em đừng nên lo lắng mà hãy vẫn cứ ôm ấp và dỗ cho bé nín khóc ngay nhé!

Vì khoa học đã chứng minh rằng, bế trẻ nhiều không phải là lý do khiến bé sinh hư. Nghiên cứu còn cho biết rằng, nếu một em bé khóc với thời gian kéo dài trên 1 tiếng đồng hồ mà không được bế lên ngay, nguy cơ bị ảnh hưởng đến não bộ là rất cao.

bế con vào lòng 3
Bé khóc chính là thời điểm mẹ cần bế con vào lòng để trấn an tinh thần và kiểm tra bé cần gì nhất

Đối với trẻ sơ sinh, bé chưa thể nói rõ cho người khác biết là mình đang muốn gì nên khóc chính là cách duy nhất để mẹ chú ý và đáp ứng cho bé một nhu cầu gì đó.

Việc để mặc con khóc đến khản cổ sẽ càng làm gia tăng các hormone stress trong đầu trẻ nhỏ và hình thành nên những hệ lụy không tốt chút nào cho trí não của trẻ.

Những em bé không được bế con vào lòng, ôm ấp kịp thời sau này cũng rất dễ bị hoảng loạn, lo lắng, nhút nhát hơn hẳn những đứa trẻ khác.

Khi con vừa mới sinh

Phương pháp “da tiếp da” sau khi sinh đã được chứng minh là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của trẻ nhỏ.

Sau khi bé vừa chào đời, nếu được da tiếp da, được mẹ ôm ấp chăm sóc, bé sẽ được kích thích cải thiện các dây thần kinh não bộ. Trẻ sẽ có chỉ số IQ cao hơn và tâm lý cũng vững vàng, không dễ bị kích động so với những đứa trẻ khác không được da tiếp da.

Bên cạnh đó, trẻ được da tiếp da còn có hệ tuần hoàn và hô hấp ổn định, hoạt động tốt hơn cho đến tận khi trưởng thành.

Nếu trong trường hợp mẹ sau khi sinh con phải cách ly bé vì một vài lý do đặc biệt thì sau khi được gặp con, chị em cũng hãy cố gắng bế con vào lòng.

Đây chính là một liệu pháp tinh thần giúp giảm đau và giúp con khỏe mạnh, vững vàng hơn rất nhiều.

Khi con gặp người lạ

Khi con gặp người lạ, tinh thần của bé sẽ rất dễ bị sợ hãi, e dè, đó là tâm lý bình thường của hầu hết mọi đứa trẻ. Nếu con biểu lộ sự hoang mang, sợ hãi khi tiếp xúc với người khác, mẹ hãy lập tức bế con vào lòng và trấn an tinh thần của bé ngay.

Việc được mẹ ôm ấp sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái, an toàn, xua tan cảm giác lo sợ. Nếu không được đáp ứng nhu cầu được ôm ấp trấn an, bé lớn lên dễ hình thành nên tính cách nhút nhát, hay e sợ và nghi ngờ người khác.

Khi bé mới thức giấc

Có rất nhiều trẻ sơ sinh thường hay ọ ẹ, khóc quấy khi vừa ngủ dậy. Lý do là vì sau khi trải qua một giấc ngủ dài, em bé mở mắt ra và cảm thấy khung cảnh hoàn toàn xa lạ, khác mới cảm giác nằm trong bụng mẹ 9 tháng 10 ngày nên sẽ rất dễ bị bất ngờ, sợ hãi.

bế con vào lòng 2
Khi mới thức giấc cũng là thời điểm bé cần bé ôm ấp trong lòng

Để giúp con ổn định được tinh thần, mẹ hãy bế con lên và dỗ dành bé một cách nhẹ nhàng để con cảm thấy thoải mái cũng như không còn lo lắng, hay khóc quấy nữa.

Ngoài ra, việc thường xuyên ôm ấp bé cũng chính là một liệu pháp tinh thần giúp mẹ cảm thấy vui vẻ hạnh phúc, đỡ stress và kích thích sữa về dồi dào hơn.

Với những lợi ích tuyệt vời vừa nêu, mẹ hãy nhớ bế con vào lòng ngay trong các tình huống trên để bé luôn cảm thấy an toàn và phát triển thuận lợi hơn nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x