Rốn của trẻ sơ sinh cần lưu ý kỹ lưỡng để tránh bệnh nhiễm trùng hoặc tình trạng viêm nhiễm ở trẻ.
Ban chắc chắn muốn đăng xuất?
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Rốn của trẻ sơ sinh cần lưu ý kỹ lưỡng để tránh bệnh nhiễm trùng hoặc tình trạng viêm nhiễm ở trẻ.
Trẻ sơ sinh thường rụng rốn khoảng 1-2 tuần sau khi chào đời. Tuy nhiên, nếu mẹ phát hiện rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng, có mủ ướt, chảy dịch thì nên hết sức lưu ý.
Dây rốn làm nhiệm vụ vận chuyển dưỡng chất và máu từ mẹ sang thai nhi. Sau sinh, dây rốn sẽ bị cắt để cầm máu và chỉ để lại phần cuống.
Sau khi trẻ sơ sinh rụng rốn, mẹ thường thấy một ít máu gần gốc dây rốn. Giống như một cái vảy, gốc dây rốn có thể chảy một chút máu khi rụng. Điều này là hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên, nếu mẹ thấy rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng kèm mùi hôi, chảy mủ, vùng da xung quanh bị đỏ và sưng lên hoặc vùng da đó phát triển một vết sưng ẩm màu hồng; tình trạng này gọi là viêm rốn; và có thể gây nguy hiểm cho bé sơ sinh.
Đối với y học hiện đại thì viêm rốn rất hiếm khi xảy ra; vì quá trình khử khuẩn, sát trùng trong lúc cắt dây rốn luôn phải được đảm bảo nghiêm ngặt. Tuy nhiên, vẫn luôn có trường hợp ngoại lệ; và tình trạng viêm rốn rất nguy hiểm với bé sơ sinh.
Sau khi bác sĩ cắt dây rốn, đầu cuống rốn sẽ đóng vảy. Cuống rốn đôi khi có thể chảy máu một chút ở chân cuống khi chuẩn bị rụng; nhưng lượng máu này rất ít và sẽ ngừng chảy khi mẹ ấn nhẹ.
Tuy nhiên, nếu mẹ đã vệ sinh rốn cho bé mà rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng, dịch hoặc máu, mủ vẫn chảy ra thì mẹ cần đưa bé đi khám gấp. Lúc này, rốn bé có thể đã bị viêm nhiễm với các triệu chứng như:
Dây rốn có mối liên hệ trực tiếp với đường máu, do đó bất kì tình trạng nhiễm trùng nào làm rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng cũng có thể trở nên đe dọa tính mạng trẻ. Nguy hiểm nhất là gây ra nhiễm trùng huyết, làm tổn hại đến các cơ quan và mô trong cơ thể.
Vì thế khi phát hiện trẻ xuất hiện các dấu hiệu trên, dù lúc này cuống rốn đã rụng hay chưa, mẹ cũng nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức. Những trẻ sinh non thường có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn nếu bị nhiễm trùng; vì hệ miễn dịch của bé đã yếu sẵn.
Tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm mà bé sẽ cần dùng kháng sinh nhiều hay ít.
Việc điều trị này có thể ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh. Do đó phụ huynh phải nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường ở rốn và đưa con đi khám gấp, điều trị tới nơi tới chốn khi rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng.
Cách đây vài năm, các bệnh viện thường băng cuống rốn của trẻ với băng sát trùng. Nhưng ngày nay, các bệnh viện khuyên dùng phương pháp “phơi khô” cuống rốn; điều này hạn chế rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng.
Theo đó, mẹ nên để cuống rốn khô và tiếp xúc với không khí để tránh viêm nhiễm:
Việc cho còn bú sữa mẹ và tiếp xúc da kề da cũng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng rốn. Theo một nghiên cứu về trẻ sơ sinh Nepal đăng trên tờ American Journal of Epidemiology vào năm 2006, trẻ tiếp xúc da kề da với mẹ sẽ giảm nguy cơ nhiễm trùng rốn tới 36%. Việc cho con bú sữa mẹ sẽ giúp truyền kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
Đôi khi cuống rốn có thể hình thành mô sẹo gọi là chồi hạch rốn (granuloma) và tiết ra dịch màu vàng trong suốt. Đây là quá trình liền sẹo của lỗ rốn và không có gì nguy hiểm.
Nếu rốn của bé không có dấu hiệu viêm nhiễm thì mẹ chỉ cần thấm rửa bằng nước muối sinh lý khoảng 1 tuần là khỏi; mô sẹo sẽ teo và khô lại. Nếu lỗ rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng kèm bị sưng đỏ, có mùi; mẹ nên cho con đi khám để được kê kháng sinh.
Thoát vị rốn xảy ra khi các cơ bụng đóng không kín lỗ rốn; làm xuất hiện một khối tròn nhô lên ngay lỗ rốn. Đối với trẻ sơ sinh, chỉ khi bé khóc, ho hoặc ưỡn mình thì mẹ mới có thể nhìn thấy cục u này, nhưng mẹ vẫn có thể dùng tay để cảm nhận.
Tình trạng thoát vị này không gây đau hay biến chứng; và thường tự khỏi khi trẻ 1 tuổi. Nhưng nếu trẻ bị đau bụng, nôn mửa, sưng hoặc đổi màu ở vùng bị thoát vị; mẹ nên đưa trẻ đi khám.
>> Mẹ có thể xem thêm: Rốn lồi ở trẻ sơ sinh có cần điều trị không?
Việc cắt dây rốn không cẩn thận có thể khiến vi khuẩn Clostridium tetani xâm nhập và gây ra bệnh uốn ván rất nguy hiểm. 7 ngày đầu ủ bệnh, trẻ thường không xuất hiện triệu chứng gì, nhưng sau đó bệnh toàn phát thì trẻ sẽ bị sốt cao, từ 38-41 độ C.
Trẻ quấy khóc, biếng bú, cứng hàm, xuất hiện co cứng và co giật, mặt nhăn, sùi bọt mép, tay gồng nắm chặt. Trẻ tím tái, chân tay lạnh và có nguy cơ ngừng thở. Trẻ dễ bị biến chứng viêm phổi và tử vong trong 1-2 tuần đầu phát bệnh. Nếu qua được đến tuần thứ 3 thì bệnh sẽ lui dần nhưng vẫn cần điều trị triệt để.
Cơ thể bé tồn tại 1 ống nối giữa rốn và bàng quang khiến cho nước tiểu trào ngược từ bàng quang vào rốn; khiến cuống rốn trẻ sơ sinh luôn rỉ dịch, và ướt sau khi rụng; nhiễm trùng đường tiểu. Bạn cần cho trẻ đi khám để làm phẫu thuật loại bỏ ống niệu rốn.
Sau khi rụng rốn, phần chân rốn có thể còn sót lại một mảnh mô màu đỏ, rỉ dịch và có thể gây viêm tấy cả tháng. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ chậm rụng rốn. Bác sĩ có thể cho dùng thuốc bôi để làm khô rụng mô hạt, hoặc tiến hành đốt điện (không đau).
Nguyên tắc quan trọng khi chăm sóc rốn là để rốn luôn khô thoáng, không quấn tã hoặc quần áo quá chặt quanh rốn. Trên đây là những lý giải cho tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng. Tình trạng viêm nhiễm rốn thường gặp ở trẻ sinh non, nhẹ cân, hệ miễn dịch yếu. Bệnh sẽ không gây nguy hiểm nếu mẹ chăm chú theo dõi các triệu chứng của con và đưa bé đi khám kịp thời.
Xuân Thảo
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Umbilical cord care: Do’s and don’ts for parents
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/umbilical-cord/art-20048250
Ngày truy cập: 21.07.2022
2. Umbilical Cord Symptoms
https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/umbilical-cord-symptoms/
Ngày truy cập: 21.07.2022
3. Umbilical Cord Care
https://www.cincinnatichildrens.org/health/u/cord-care
Ngày truy cập: 21.07.2022
4. Umbilical cord care in newborns
https://medlineplus.gov/ency/article/001926.htm
Ngày truy cập: 21.07.2022
5. Risk Factors for Umbilical Cord Infection among Newborns of Southern Nepal
https://academic.oup.com/aje/article/165/2/203/97784
Ngày truy cập: 21.07.2022
Bình luận
Đăng ký hoặc Đăng nhập để bình luận ngay!