Lông mày trẻ sơ sinh có vảy là bị làm sao? Mẹ hãy tìm hiểu để giúp bé con thoát khỏi tình trạng này đúng cách nhằm tránh các biến chứng nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé yêu nhé.
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Lông mày trẻ sơ sinh có vảy là bị làm sao? Mẹ hãy tìm hiểu để giúp bé con thoát khỏi tình trạng này đúng cách nhằm tránh các biến chứng nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé yêu nhé.
Trẻ sơ sinh chưa thích nghi tốt với môi trường bên ngoài bụng mẹ, vì vậy con rất dễ bị ốm hoặc nhiễm các bệnh ngoài da. Chính vì thế, khi thấy lông mày trẻ sơ sinh có vảy, ba mẹ nào cũng cảm thấy lo lắng và không biết đây là dấu hiệu của bệnh gì? Để giúp bố mẹ giải tỏa nỗi lo lắng trong lòng, MarryBaby sẽ cùng ba mẹ tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Lông mày trẻ sơ sinh có vảy là con bị làm sao? Lông mày trẻ sơ sinh có vảy là tình trạng trên lông mày của bé xuất hiện những mảng vảy, còn được dân gian gọi là cứt trâu, có màu vàng hoặc trắng, đôi khi có màu nâu nhạt như mật ong, phần da phía dưới có thể có màu đỏ, khô và sần sùi.
>> Mẹ có thể xem thêm: Cứt trâu ở trẻ sơ sinh: 5 cách điều trị
Khi mắc phải hiện tượng này, lông mày của bé thường xuất hiện một lớp vảy màu vàng hoặc trắng, còn vùng da phía dưới thì có màu đỏ, trông sần sùi và khô. Vùng da này có thể lan rộng lên đến phần ấn đường của bé.
Ngoài ra, lông mày trẻ sơ sinh có vảy thường là do bé bị bệnh viêm da tiết bã. Căn bệnh này như thế nào; mẹ hãy cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé.
Viêm da tiết bã nhờn là gì? Viêm da tiết bã nhờn hay còn gọi là chàm da mỡ. Đây là thuật ngữ chỉ tình trạng da trên vùng đầu của trẻ bị tăng tiết bã nhờn quá nhiều.
Dấu hiệu viêm da tiết bã nhờn
Viêm da tiết bã nhờn có thể xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể, đặc biệt là vùng quấn tã, nách, các nếp gấp, trên trán, mặt, sau tai. Trẻ sơ sinh có thể bị viêm da tiết bã khi được từ 2 tuần đến 12 tháng tuổi với các triệu chứng như:
Viêm da tiết bã có thể gây kích ứng da, khiến bé sơ sinh khó chịu. Tuy nhiên, đa phần thì tình trạng này không gây ngứa da và không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh.
Khi quá trình tái tạo da bị rút ngắn sẽ dẫn đến tình trạng viêm da tiết bã nhờn, gây bong tróc các tế bào nhanh hơn. Khi tế bào bong tróc nhanh và nhiều bị kết dính lại sẽ tạo thành một lớp da khô, sần, đóng vảy màu vàng.
Hiện nay, mặc dù chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh viêm da tiết bã nhờn, song các bác sĩ cho rằng tình trạng này là do bé sơ sinh bị viêm da.
Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể do da của bé tiết quá nhiều bã nhờn, do đó tạo điều kiện cho nấm men hoạt động gây viêm da tiết bã.
>> Mẹ xem thêm: 15 bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể chẩn đoán tình trạng lông mày trẻ sơ sinh có vảy, viêm da tiết bã bằng cách nhìn da và vị trí phát ban. Trẻ sơ sinh bị viêm da tiết bã thường khỏe và tình trạng bệnh sẽ tự thuyên giảm hoặc nếu được điều trị thì thời gian khỏi bệnh sẽ nhanh hơn.
Lông mày trẻ sơ sinh có vảy do viêm da tiết bã thường tự khỏi sau vài tuần hoặc vài tháng. Trong thời gian chờ đợi, mẹ có thể loại bỏ vảy trên vùng da này của bé bằng những cách sau đây nhé.
***Lưu ý: Mẹ chỉ dùng các loại thuốc này cho bé khi đã có chỉ định của bác sĩ thôi nhé. Việc dùng tùy tiện sẽ không an toàn cho bé sơ sinh đâu mẹ ạ.
>> Mẹ xem thêm: 10 mẹo “sống sót” khi chăm con tháng đầu sau sinh
Đôi khi tình trạng viêm da tiết bã ở vùng quấn tã hoặc các nếp gấp da của bé con có thể bị nhiễm trùng. Lúc này, mẹ cần đưa bé đến ngay bệnh viện da liễu để thăm khám và điều trị sớm nhé. Dấu hiệu vùng da của bé bị nhiễm trùng là da trông đỏ lên, bắt đầu chảy dịch và bé biểu hiện sốt.
Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh thường thuyên giảm khi trẻ được 12 tháng tuổi. Tăng tiết bã nhờn có thể trở lại vào khoảng tuổi dậy thì dưới dạng gàu.
Lông mày trẻ sơ sinh có vảy rất phổ biến và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, mẹ nên giữ vệ sinh và giúp bé điều trị sớm để tránh xảy ra tình trạng nhiễm trùng da, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé con mẹ nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Cradle cap
https://mayoclinic.org/diseases-conditions/cradle-cap/symptoms-causes/syc-20350396
Ngày truy cập: 27.07.2022
2. Cradle Cap
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/bathing-skin-care/Pages/Cradle-Cap.aspx
Ngày truy cập: 27.07.2022
3. Help! My Baby’s Eyebrows Are So Crusty!
https://www.wonderbaby.org/articles/babies-eyebrows
Ngày truy cập: 27.07.2022
4. Cradle cap
https://raisingchildren.net.au/newborns/health-daily-care/health-concerns/cradle-cap
Ngày truy cập: 27.07.2022
5. Interventions for infantile seborrhoeic dermatitis (including cradle cap)
https://www.cochranelibrary.com/cdsr/doi/10.1002/14651858.CD011380.pub2/full
Ngày truy cập: 27.07.2022
Bình luận
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!