Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Lưu Nguyễn
Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Bùi Bình
Cập nhật 18/01/2022

Ăn dặm an toàn: Làm gì khi bé bị nghẹn thức ăn?

Ăn dặm an toàn: Làm gì khi bé bị nghẹn thức ăn?
Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất làm bé mắc nghẹn là do ăn uống. Vì thế, quan sát và điều chỉnh thói quen ăn uống của bé là điều đầu tiên ba mẹ cần lưu ý.

Tình trạng hóc, nghẹn thức ăn rất nguy hiểm vì có thể gây ngạt thở, do thức ăn khi đó trở thành dị vật đường thở khiến trẻ tử vong nếu không được sơ cứu kịp thời. Vì vậy, hãy cập nhật ngày bí kíp để bé không lâm vào hoàn cảnh này, bạn nhé!

Vì sao sặc, nghẹn và hóc nguy hiểm cho con khi tập ăn dặm?

Trong quá trình tập cho bé ăn dặm, nếu con chưa sẵn sàng với việc tiếp nhận những đồ ăn mới, đặc biệt là đồ ăn thô và khả năng nuốt chưa tốt thì có thể dẫn đến việc bé bị sặc hoặc nghẹn thức ăn.

Thống kê ở Anh và xứ Wales cho thấy có 24 trẻ sơ sinh bị nghẹn hóc dẫn đến ngạt thở mỗi năm. Trên thực tế, nó là nguyên nhân phổ biến thứ ba gây tử vong cho trẻ sơ sinh.

Cuộc khảo sát của tổ chức St. John Ambulance tiết lộ rằng 40% cha mẹ đã chứng kiến con mình bị sặc. Tuy nhiên, hơn 80% các bậc cha mẹ này không biết phải làm gì trong tình huống như vậy.

Sự khác biệt giữa sặc và hóc nghẹn thức ăn có thể không đáng kể, và biết được đâu là nguyên nhân rất cần thiết để sơ cấp cứu cho bé khi cần. Vậy làm sao để các mẹ có thể biết được khi nào con bị sặc, và khi nào bị hóc nghẹn? Trong những tình huống này, mẹ nên xử lý ra sao?

Những loại thực phẩm dễ gây nghẹn thức ăn mẹ nên tránh

1. Thức ăn có kích cỡ to

Một mẫu thức ăn to hơn hạt đậu có thể làm nghẹt cổ họng của bé. Những loại rau củ như: cà rốt, cần tây, đậu nên cắt ra, băm nhỏ và nấu chín. Cắt nhỏ trái cây như: nho, cà chua, dưa hấu trước khi ăn. Cắt thịt và pho mát thành từng miếng nhỏ hoặc xé ra.

2. Thức ăn nhỏ, cứng

Kẹo cứng, kẹo giảm ho, thuốc dạng viên, các loại hạt, bắp rang là mối nguy hiểm tiềm tàng gây nghẹt thở. Các loại hạt nhỏ cũng có thể mắc kẹt trong đường thở của bé và gây nhiễm trùng. Vì vậy, khi bé bắt đầu ăn dặm, bé nên theo sát để bé không ăn nhầm thức ăn của người lớn, bé lớn.

3. Thức ăn mềm, dẻo, dễ dính

Gạo nếp, bánh dẻo có dính lại trong cổ họng của bé gây nên tình trạng nghẹn thức ăn.

4. Nghẹn thức ăn bởi bơ đậu phộng

Bơ đậu phộng và những bơ hạt dẻo, dính có thể gây ra khó khăn cho đứa trẻ nuốt một cách an toàn.

Dấu hiệu phân biệt bé bị sặc, nghẹn và hóc

Khi bé bị sặc

Sặc là biểu hiện có thể xảy ra ở trẻ trong quá trình bắt đầu ăn dặm, đó là phản xạ bình thường của cơ thể khi tiếp nhận đồ ăn thô. Khi bé ăn lượng đồ ăn quá nhiều, hoặc quá to, hành động sặc và nôn trớ ra đồ ăn có thể giúp bé học được cách nhai kỹ hơn và đưa lượng thức vừa đủ vào miệng trong những lần sau.

Dấu hiệu cho thấy bé đang sặc:

  • Mắt đẫm nước
  • Lưỡi chìa ra khỏi miệng
  • Bịt miệng muốn nôn hoặc nôn ra đồ ăn trong miệng

Khi bé bị sặc, điều nên làm là mẹ cần quan sát con một cách bình tĩnh. Nếu bé có khả năng tự nôn oẹ thức ăn ra, hay nuốt vào sau khi bị sặc thì mẹ không cần can thiệp. Đó là vì, nếu mẹ can thiệp đột ngột có thể gây tác dụng ngược, làm bé thêm sợ hãi khiến việc sặc càng trầm trọng hơn. Nên nhớ, đây là một phần bình thường và hữu ích trong tiến trình ăn dặm của con.

Khi bé bị nghẹn hóc

Trái ngược với sặc, nghẹn hóc xảy ra khi thức ăn chặn đường thở, thay vì đi xuống thực quản nó lại đi xuống khí quản. Thông thường, khi chúng ta ăn, uống và nuốt – nắp thanh quản che phủ phần trên của khí quản và ngăn không cho thức ăn vào bên trong. Trong trường hợp bé vừa ăn vừa nói chuyện, cười hoặc khóc, nắp thanh quản không thể bảo vệ khí quản, dẫn đến việc thức ăn dễ rơi vào trong.

Khi bị hóc nghẹn thức ăn, theo phản xạ của cơ thể, bé sẽ ho để tống thức ăn ra ngoài. Tuy nhiên, nếu đường thở bị tắc nghẽn hoàn toàn, bé sẽ không thể ho và im lặng. Đây là dấu hiệu cho thấy tình huống đã trở nên cực kỳ nghiêm trọng và nếu không được giúp đỡ, bé có thể tử vong.

Khi thấy bé có những biểu hiện sau nghĩa là bé đang bị nghẹn thức ăn:

  • Không thở được, không nói được, không khóc được hoặc không thể phát ra âm thanh
  • Có thể thấy trẻ dùng một hoặc hai tay ôm lấy cổ
  • Ho yếu hoặc không thể ho
  • Trẻ hốt hoảng, kích thích, lo âu, da xanh tái
  • Bé khó thở – xương sườn và lồng ngực bị lõm vào trong
  • Mất ý thức (bé không có phản ứng) nếu đường thở bị tắc nghẽn quá lâu
  • Khi hít vào có tiếng the thé

Khi ấy, việc đầu tiên mẹ cần làm là giữ bình tĩnh và áp dụng phương pháp sơ cấp cứu càng sớm càng tốt. Nếu để lâu, việc hóc nghẹn có thể khiến não không đủ oxy và tế bào não bị phá hủy.

Cách sơ cấp cứu khi bé bị hóc, nghẹn thức ăn

  • Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5–7 cái vào lưng bé – chỗ giữa hai xương bả vai, hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài.
  • Sau khi làm xong nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái, cha mẹ cần đặt trẻ nằm ngửa, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột 5-7 cái vào xương ức của bé.
  • Nếu thấy cháo, sữa, canh… chảy ra từ mũi, miệng thì cha mẹ cần hút kỹ để thông đường thở cho con. Và cần làm sớm để tránh sữa không ứ đọng trong mũi, miệng.

Với bé dưới 1 tuổi, mẹ có thể dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực.

Với người lớn và trẻ lớn, chúng ta có thể áp dụng thủ thuật Heimlich như sau:

Trẻ còn tỉnh

  • Đứng sau lưng trẻ, vòng hai tay ôm lấy thắt lưng trẻ. Nắm chặt bàn tay làm thành một quả đấm đặt ở vùng thượng vị, ngay dưới chóp xương ức, phía trên rốn.
  • Ẩn 5 cái dứt khoát theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên, mạnh và nhanh. Có thể lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc la được

Trẻ hôn mê

  • Để trẻ nằm ngửa, quỳ xuống dạng 2 chân cạnh đùi nạn nhân.
  • Đặt gót một lòng bàn tay lên vùng thượng vị, dưới chóp xương ức, dưới chóp xương ức, đặt tiếp bàn tay thứ hai chồng lên bàn tay thứ nhất.
  • Ấn 5 cái dứt khoát, mạnh và nhanh vào bụng theo hướng từ dưới lên trên.
  • Có thể lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Bé bị nghẹn: Nguy hiểm khó lường

Những lưu ý mẹ cần biết trong quá trình sơ cứu cho con

  • Mẹ không được dùng tay mò mẫm dị vật trong miệng bé vì thức ăn sẽ bị đẩy xuống sâu hơn.
  • Tuyệt đối không cho bé uống nước bởi uống nước khiến dị vật càng đi xuống cuống họng bé.
  • Thời gian sơ cứu chỉ trong vòng 4 phút.
  • Nếu sau đó không có tiến triển gì, cha mẹ cần ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện để cấp cứu.

Làm gì để hạn chế bé không bị nghẹn thức ăn?

  • Khuyến khích bé ngồi yên trong bữa ăn, hay nói cách khác là không để bé vừa ăn vừa chạy loanh quanh. Bạn cũng không nên ép bé ăn nhiều hơn mức bé có thể.
  • Cắt thức ăn của bé thành nhiều miếng phù hợp với khuôn miệng nhỏ của bé và tránh các thực phẩm dễ gây nghẹn như cả trái nho, nho khô, các loại hạt và bắp rang. Một số bé thường gặp vấn đề khi ăn xúc xích thái lát.
  • Dạy cho bé thói quen ăn từng miếng một, nhai kỹ và nuốt trước khi ăn miếng khác.
  • Không để bé một mình trong khi ăn.
  • Nếu bé hay bị nghẹn khi vừa ăn vừa uống thì chỉ nên cho bé uống nước sau khi đã ăn xong.
  • Các bé sẽ sớm tìm ra cách để ăn mà không mắc nghẹn, tuy nhiên nếu bé thường xuyên mắc nghẹn hoặc nghẹt thở bởi thức ăn, bạn nên cho bé đi bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ là cẩm nang hữu ích giúp mẹ hiểu hơn về cách xử lý tình huống khi bé bị nghẹn thức ăn trong quá trình ăn dặm. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để đọc nhiều hơn những chia sẻ khác từ MarryBaby mẹ nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

 

1. Choking first aid – infant under 1 year – series—Part 1

https://medlineplus.gov/ency/presentations/100221_1.htm

Ngày truy cập: 27/11/2021

2. Choking first aid for babies under 12 months: in pictures

https://raisingchildren.net.au/babies/safety/choking-strangulation/choking-first-aid-pictures

Ngày truy cập: 27/11/2021

3. Learn first aid for a baby who is choking

https://www.redcross.org.uk/first-aid/learn-first-aid-for-babies-and-children/choking-baby

Ngày truy cập: 27/11/2021

4. Choking baby

https://www.sja.org.uk/get-advice/first-aid-advice/choking/baby-choking/

Ngày truy cập: 27/11/2021

5. How to stop a child from choking

https://www.nhs.uk/conditions/baby/first-aid-and-safety/first-aid/how-to-stop-a-child-from-choking/

Ngày truy cập: 27/11/2021

x