Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Tôi đồng ý tham gia Enfa A+ Smart Club cùng các điều khoản và chính sách của MJN và Marrybaby.
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Giai đoạn đầu sau khi sinh, cuống rốn của bé sơ sinh tự rụng sau từ 7 – 21 ngày. Nhưng việc chăm sóc rốn bé sơ sinh không hề đơn giản chút nào, chỉ cần một chút sơ suất nhẹ, chăm sóc cuống rốn không đúng cách sẽ khiến cuống rốn bị nhiễm trùng ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của bé.
Những sai lầm hay mắc phải trong việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh tại nhà: Gia đình chị A. đưa bé 10 ngày tuổi nhập viện vội vã khi bé đang trong tình trạng tím tái, ngưng thở. Các bác sĩ kiểm tra thì phát hiện dưới băng rốn có vật màu đen.. Lúc này người nhà mới bảo, do nghe theo lời người khác, đắp á phiện lên cuống rốn bé để cuống rốn mau khô và rụng sớm, khiến bé bị ngộ độc á phiện nặng. Vẫn còn may là phát hiện sớm và chữa trị kịp thời cho bé.
Vẫn còn nhiều trường hợp các mẹ bôi thuốc đỏ, đắp thuốc, rắc hạt tiêu, v..v.. một cách thiếu hiểu biết khiến rốn bé bị nhiễm trùng, gây ra các di chứng nghiêm trọng khác như nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ, vàng da,..v..v..
Việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh sẽ không còn khó khăn nếu mẹ tuân theo các nguyên tắc cơ bản
Những loại nhiễm trùng thường gặp khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh:
Viêm rốn có mủ: biểu hiện như rốn bé có phù nề, có mùi hôi, ẩm ướt, chảy mủ vàng, v..v..
Viêm mạch máu rốn: biểu hiện phù nề, có thể bé bị viêm tĩnh mạch rốn, chứng viêm tĩnh mạch rốn rất nguy hiểm, vì vi khuẩn dễ lay lan sang gan, mật, dẫn đến nhiễm trùng huyết
Uốn ván rốn: biểu hiện của bệnh là sốt cao, bỏ bú, cứng hàm, co thắt toàn thân, hai tay nắm chặt.. bệnh này khá nguy hiểm, có thể ảnh hường đến tính mạng của bé
Hạt u rốn: biểu hiện của cuống rốn đã rụng nhưng vẫn bi chảy nước vàng
Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách :
Cuống rốn bé cần phải được giữ sạch và khô thoáng. Tránh tuyệt đối nước, nước tiểu hoặc phân dính vào rốn bé.
Trước khi tắm, mẹ nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, sau đó cho bé tắm và vệ sinh cuống rốn. Nếu mẹ không đảm bảo vệ sinh hai tay trước khi chăm sóc bé sẽ dễ lây vi khuẩn sang rốn và gây bệnh uốn ván cho bé. Khi tắm bé, bế bé trên toàn bộ cánh tay và tắm cho bé từng bộ phận, từ đầu đến chân (không nên đặt bé vào thau). Sau đó, thay mới băng rốn cho bé bằng Povidine thấm tăm bông, lau từ đầu rốn đến chân rốn một cách nhẹ nhàng, và băng rốn mới lại.
• Lưu ý: Thời gian rụng rốn của các bé khác nhau, nên mẹ cần lưu ý không nên nôn nóng kiểm tra hoặc giật dây rốn lên một cách hiếu kỳ. Điều đặc biệt cần lưu ý khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh là không được rắc bất cứ thứ gì vào cuống rốn.
Chăm sóc rốn cho bé sơ sinh tưởng chừng như thật dễ nhưng khi bắt tay vào chăm sóc thực tế thì mới phát hiện ra có nhiều điều khó khăn. Vì thế, trong quá trình chăm sóc cuống rốn cho bé sơ sinh, nếu mẹ phát hiện ra những biểu hiện bất thường ở bé thì mẹ nên cho bé đến các bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời!
Minh Trang
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.