Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 08/10/2020

Bé khóc lặng: Nguy cơ tiềm ẩn!

Bé khóc lặng: Nguy cơ tiềm ẩn!
Mẹ có bao giờ nhận thấy bé khóc lặng người, tím tái mặt môi hay thậm chí ngất đi? Đây là một trong những trường hợp hiếm hoi, chỉ xảy ra ở 5% trẻ em trong giai đoạn từ 1 -3 tuổi, và thường không để lại ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp những cơn khóc ngất này có liên quan đến bệnh tim bẩm sinh hoặc bệnh động kinh

Bé khóc là nguyên do đâu? Khi gia đình có thêm một thiên thần nhỏ, bạn sẽ phải nghe rất nhiều tiếng khóc, thậm chí có khi nhiều hơn cả bạn tưởng. Trung bình một trẻ sơ sinh khóc 3 tiếng mỗi ngày, một số bé có thể khóc nhiều hơn thế. Theo sự phát triển, bé thường khóc từ khi 6-8 tuần tuổi, sau đó giảm xuống còn một tiếng mỗi ngày từ tuần tuổi 12 và ít dần đi.Bé khóc

Một trong những lý do mà bé khóc nhiều nhất là vấn đề liên quan đến tã (bỉm) của bé. Bạn cũng nên biết rằng một trong những cách để dỗ bé nín khóc hiệu quả nhất là một món đồ chơi phù hợp. Theo các chuyên gia, khóc chính là cách để các bé giao tiếp cho nhu cầu và sự thiếu thoải mái cần có sự can thiệp. Tuy vậy, việc tìm hiểu liệu thiên thần nhỏ của bạn muốn nói gì đòi hỏi thời gian, sự kiên nhẫn và quan sát cẩn thận. Dù vậy, rồi bạn cũng sẽ giải mã được những âm thanh khác biệt mà cục cưng của bạn tạo ra, cũng như nhận định xem liệu bé của bạn thuộc loại khó chịu hay dễ tính bẩm sinh. Sau đây là một vài cách để giúp bạn xác định bé muốn nói gì.

Nguyên nhân khiến em bé khóc

1. Em bé khóc nhè khi đói bụng

Từ khi sinh ra cho tới khoảng 3 tuần tuổi, trẻ sơ sinh khóc phần lớn thường do đói. Cho bé bú và ôm bé vào lòng có thể khiến bé nín khóc ngay lập tức. Kiểu khóc khi bé đói có thanh độ thấp, có nhịp điệu, và lặp theo khuôn mẫu là khóc ngắn, ngừng chút, khóc ngắn, ngừng và cứ thế. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý các tín hiệu hình ảnh: một đứa bé bị đói sẽ há miệng, mút ngón tay hoặc dò dẫm tìm vú mẹ khi được bồng trên tay.

2. Khi bé mệt

Thường các bé rất dễ “khò khò” khi cảm thấy buồn ngủ, nhưng một số bé có thể khiến bạn phát cáu khi bạn cần làm rất nhiều hoạt động để dỗ bé vào giấc mộng. Tiếng khóc khi bé mệt mỏi là tiếng khóc có cường độ và âm thanh run run. Ngoài ra, khi bé mệt sẽ có động thái ngáp va dụi mắt. Bạn cần chú ý kỹ đến những gợi ý hình thể từ bé, tránh làm bé mệt quá sức do để bé hoạt động nhiều. Nên nhớ, bé càng mệt thì bạn càng tốn nhiều thời gian hơn để “hạ nhiệt” cho bé. Tốt nhất bạn hãy đưa bé vào nơi yên tĩnh và ẵm bé, đung đưa bé và xoa bụng hoặc bên hông bé. Bạn hãy nhìn bé để bé nhìn thấy bạn và cảm thấy an toàn. Trong trường hợp bé vẫn không nguôi sau những gợi ý trên, bạn hãy thử cho bé tắm nước ấm để thư giãn.

Bé khóc
Khi trẻ mệt mỏi cũng dễ quấy khóc

3. Bé muốn được ôm

Liệu các bé có khóc vì chúng muốn được ẵm? Chắc là có. Nếu bé ngưng khóc ngay khi được bế lên, rất có thể bé thèm được va chạm tiếp xúc da. Điều này rất dễ lý giải, trong suốt 9 tháng bạn mang thai, bé đã được ôm lấy trong tử cung suốt thời gian đó, rất có thể bé của bạn đang nhớ cảm giác gần gũi đó. Vì vậy nếu trẻ sơ sinh hay khóc đòi bế thì mẹ đừng lo lắng rằng nếu bế con nhiều thì sẽ làm hư bé nhé.

Một vài bé chỉ cần được ôm ấp và vuốt ve thật nhiều. Nếu bé của bạn là một trong số đó, hãy thử địu bé phía trước để giữ bé gần gũi trong khi bạn làm việc khác.

Tuy vậy, các bé thường có đòi hỏi khác nhau về thời gian được ôm ấp. Bạn cần nhớ rằng, khi bé khóc, thông điệp thường là bé muốn thay đổi điều gì đó. Có thể bé muốn được ôm hoặc nếu bạn đang ôm bé thì có thể bé muốn được đặt xuống và nằm một mình. Do vậy, bạn hãy thử thay đổi tình trạng của bé để xem bé có nguôi khóc hay không.

4. Bé bị lạnh hoặc nóng

Đừng tin vào nhiệt độ ở tay và chân bé, vì tay và chân bé thường lạnh. Để kiểm tra nhiệt độ bé, bạn có thể kiểm tra sau gáy của bé hoặc vùng ngực để kiểm tra nhiệt độ và chỉnh trang quần áo hoặc điều chỉnh nhiệt độ phòng của bé cho phù hợp. Bé khóc khi tay và chân ẩm ướt và đổ mồ hôi là dấu hiệu bé đang nóng, bé lạnh khi có dấu hiệu tay và chân bé hơi đổi xanh.

5. Bé muốn thay tã

Nhiều bé thật ra không quan tâm nhiều về tã bẩn như cha mẹ bé để tâm. Một vài bé ghét tã bẩn và sẽ cho bạn biết ngay khi bé muốn được thay tã, số khác lại không chú ý đến bất kỳ sự thiếu thoải mái nào. Dù thế nào đi nữa thì đây cũng là trường hợp rất dễ để kiểm tra và xử lý.

Bé khóc
khi muốn thay tã bé cũng khóc

6. Khi gặp căng thẳng bé hay khóc đêm

Nếu bạn nhận thấy bé khó chịu bởi quá nhiều tác động môi trường như phòng quá sáng, những tiếng ồn ào, bị di chuyển bất ngờ, thậm chí bị đung đưa quá nhiều thì hãy xem xét lại những điều đó và điều chỉnh.

Cách làm giúp bé không khóc đêm là, những khi bé quấy khóc như thế, bạn hãy dỗ con bằng cách điều chỉnh môi trường xung quanh trẻ dịu hơn. Chẳng hạn như bạn giảm độ sáng của đèn, giảm tiếng ồn trong nhà xuống và nhẹ nhàng đung đưa bé trong vòng tay.

Các bé nhạy cảm cũng thường có xu hướng cảm thấy dễ chịu theo chuỗi công việc đều đặn hàng ngày. Bạn hãy thử lên kế hoạch giờ giấc hàng ngày đều đặn cho bé ăn, tắm, chơi và ngủ. Nếu bé dễ bị kích thích, hãy tập từng bước cho bé dần.

7. Bé cảm thấy buồn chán

Em bé 6 tuần tuổi có biết chán không? Câu trả lời là có. Nghiên cứu cho thấy, các bé hoạt bát có một ham muốn bẩm sinh được kết nối với người khác. Bé có thể “méc” cho bạn biết bé đang chán bằng tiếng khóc rền rĩ. Bé có lẽ chỉ muốn thấy bạn hoặc muốn thay đổi tình trạng hiện tại. Hãy thử những cách khác nhau để thu hút sự chú ý của bé như hát cho bé nghe, mở điện thoại di động hoặc chỉ đơn giản là chuyển bé sang một chỗ khác để bé có thể thưởng thức sự thay đổi cảnh vật.

8. Bé bị đau

Thường thì tiếng khóc lớn và có cường độ càng lớn thì khả năng cao là do bé bị đau chứ không phải vì đói hay mệt. Bạn cần kiểm tra liệu bé yêu có đang ở tư thế không thoải mái không. Hãy bảo đảm là bé không bị sụp xuống trên chỗ ngồi hoặc chân của bé không bị mắc vào giá đỡ. Nếu bé vẫn tiếp tục khóc, hãy thử cởi hết đồ trên người bé ra và tìm nguyên nhân gây khó chịu cho bé, chẳng hạn quần áo của bé có quá chật hay có tóc quấn vào chân hay ngón tay bé thiếu sự lưu thông?

Bé khóc
Khi bị đau trong người bé cũng khóc

9. Bé bị bệnh

Hầu hết các bậc cha mẹ đều bằng trực giác nhận ra được có điều gì đó không ổn với bé. Tiếng khóc em bé bị bệnh khác biệt với tiếng khóc mọi ngày lúc con khỏe mạnh là nghe yếu ớt hơn nhiều so với tiếng khóc khi đòi bú. Nếu bé thật sự không nguôi, ăn uống không bình thường, có vẻ thiếu sức sống hoặc có biểu hiện những dấu hiệu bệnh khác như sốt, ói mửa, tiêu chảy, bạn cần đưa ngay bé đến gặp bác sĩ.

10. Mẹ làm bé căng thẳng

Chăm sóc khi bé khóc rất dễ khiến bất kỳ ai cũng căng thẳng và bực dọc nhưng bạn phải biết là bạn nổi nóng chỉ khiến tình hình thêm tệ mà thôi. Bởi lẽ, bé nhận ra sự căng thẳng và tâm trạng nặng nề của bạn sẽ càng khóc thêm. Mẹ có thể nhận biết trẻ bị căng thẳng thông qua dấu hiệu bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên.

Hãy nhớ, một trong những cách tốt nhất để chăm sóc bé là chăm sóc bản thân bạn thật tốt: Ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ và tự nuông chiều bản thân bất cứ khi nào có thể. Đừng bao giờ ngần ngại giao bé cho chồng bạn, một người bạn, một người thân hoặc một người trông trẻ đáng tin cậy khi bạn cần nghỉ ngơi. Vẻ tươi tỉnh và vui vẻ của bạn sẽ đem lại cho bé yêu nụ cười.

11. Bé quấy khóc trước khi ngủ

Đây là nguyên nhân rất phổ biến và hầu như mẹ khó có thể thay đổi được thói quen này của trẻ. Có những em bé rất dễ đi vào giấc ngủ, song cũng có bé gắt ngủ khóc thét lên cho tới khi mệt lử mới có thể ngủ được.

Giải pháp cho mẹ là khi trẻ có dấu hiệu buồn ngủ mẹ nên bế bồng, cho con bú, ru con ngủ trước khi bé khóc hờn nhé.

Bé khóc
Bé khóc gắt ngủ

12. Bé đi nhà trẻ khóc nhiều

Tình trạng bé đi nhà trẻ về khóc đêm hoặc bé khóc nhiều khi mới đi nhà trẻ cũng rất bình thường. Điều này là do con chưa thích nghi được với môi trường mới, tâm lý của trẻ cảm thấy lo sợ, căng thẳng xen lẫn cảm giác nhớ mẹ, nhớ nhà.

Để giúp bé đi học mầm non không nước mắt mẹ nên chuẩn bị tâm lý cho con từ trước, tìm môi trường học tốt với giáo viên tận tâm cho con nhé.

Bé khóc lặng: Nguy cơ tiềm ẩn

Theo các bác sĩ khoa nhi, một cơn khóc lặng hay khóc ngất, lả người đi được định nghĩa là một tình trạng khóc bất thường, không có nguyên nhân rõ ràng ở một đứa trẻ khỏe mạnh. Trẻ thường có biểu hiện hít vào một hơi rồi nín lặng, không thở ra. Miệng trẻ há rộng như muốn khóc, nhưng không phát ra tiếng động. Thông thường, những cơn khóc dạng này sẽ làm co thắt các vùng cơ vùng hầu họng khiến trẻ lặng đi, tím tái người, thậm chí có thể giật nhẹ tay chân. Tất cả những trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi đều có nguy cơ gặp phải cơn khóc lặng này. Đặc biệt, 1-3 tuổi là giai đoạn các bé dễ khóc lặng nhất.

Các cơn khóc ngất có thể khác nhau về mức độ và tần xuất. Chúng có thể xảy ra thường xuyên vài lần mỗi ngày hoặc chỉ thưa thớt vài lần mỗi năm. Tuy các cơn này thường rất ngắn, chỉ kéo dài chưa tới 1 phút, nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại nhiều di chứng cho sức khỏe, thậm chí gây tử vong cho trẻ.

1. Biểu hiện của cơn khóc lặng

Có 2 dạng khóc lặng và mẹ có thể phân biệt chúng dựa vào những đặc điểm sau:

♦ Cơn xanh tím: Thường xuất hiện khi trẻ bực bội hay tức giận chuyện gì đó, cơn khóc bắt đầu do thay đổi kiểu thở. Bé hít vào một hơi rồi nín thở, rồi trở nên xanh tím, nhất là khu vực quanh miệng.

♦ Cơn nhợt nhạt: Không phổ biến bằng cơn xanh tím, cơn nhợt nhạt xuất hiện do nhịp tim của trẻ bị chậm lại, và thường xảy ra khi trẻ bị đau đớn. Sau khi hít vào một hơi và nín thở, nhịp tim của trẻ có xu hướng chậm lại, da nhợt nhạt hơn, mồ hôi ra nhiều, và bé sẽ cảm thấy mệt hơn khi dứt cơn. Những bé từng có cơn nhợt nhạt thường có xu hướng bị ngất khi lớn lên.

Bé khóc
Bé khóc lặng

2. Làm gì khi bé có cơn khóc lặng?

  • Giữ bình tĩnh, thường những cơn khóc lặng sẽ nhanh chóng kết thúc. Việc mẹ hoảng loạn, la hét có thể khiến trẻ trở nên hoảng sợ hơn.
  • Đặt bé nằm nghiêng cho tới khi dứt cơn.
  • Không đưa bất kỳ vật nào, kể cả ngón tay vào miệng của bé. Trong trường hợp bé có biểu hiện co giật, mẹ có thể giữ đầu, tay, chân của trẻ. Tránh để những vật cứng, sắt nhọn làm con bị thương.
  • Không lay, lắc người hoặc hắt nước vào người bé
  • Đưa bé đi bác sĩ nếu khi ngờ bé bị chấn thương

3. Khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ?

  • Lần đầu tiên trẻ khóc lặng, mẹ nên đưa bé đi khám để loại trừ các nguyên nhân bệnh lý liên quan đến tim mạch hoặc thần kinh.
  • Trẻ dưới 6 tuổi nếu khóc lặng cần được đưa đi bác sĩ ngay.
  • Những cơn khóc lặng xảy ra liên tục, nhất là những cơn xảy ra thường xuyên trên 1 lần/ tuần
  • Trẻ co giật, người cứng đơ kéo dài

Bé khóc là một bản năng bình thường để thể hiện nhu cầu, cảm xúc của bản thân trong khi con không thể nói được. Tiếng khóc của em bé có thể cho mẹ biết được các nguyên nhân cụ thể vì sao con khóc, vì vậy việc nhận biết các dấu hiệu về tình trạng của trẻ từ tiếng bé khóc nhè vô cùng quan trọng để giúp mẹ chăm sóc con nhỏ tốt hơn đấy.

Marry Baby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x