Nếu không hiểu sự khác biệt của trẻ sơ sinh, bạn sẽ rất dễ bị "lạc điệu" với giờ giấc và những thói quen của bé. Để việc dỗ con ngủ không biến thành một cực hình, mẹ nên thấu hiểu 8 bí mật về giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Ban chắc chắn muốn đăng xuất?
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Nếu không hiểu sự khác biệt của trẻ sơ sinh, bạn sẽ rất dễ bị "lạc điệu" với giờ giấc và những thói quen của bé. Để việc dỗ con ngủ không biến thành một cực hình, mẹ nên thấu hiểu 8 bí mật về giấc ngủ của trẻ sơ sinh
1. Tổng thời gian ngủ mỗi ngày lên tới 14 tiếng
Thậm chí, con số này còn lên đến 18 tiếng. Và điều này khiến bạn thường tự hỏi liệu con đã ngủ đủ hay chưa. Để trả lời, bạn chỉ cần quan sát biểu hiện của bé trong ngày. Nếu con vui tươi, không quấy khóc, không dụi mắt… thì bé đã ngủ đủ, dù cho bạn chỉ ghi nhận được thời gian ngủ khoảng 10 – 11 tiếng.
2. Bé không phân biệt được ngày và đêm
Các bé mới sinh thường duy trì thói quen thức, ngủ trước đó trong bụng mẹ. Có thể mẹ chưa chú ý điều này: Phần lớn thai nhi đều hoạt động nhiều hơn vào ban đêm. Chính vì vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi bạn cứ bị tiếng khóc của bé đánh thức dậy hàng đêm và vất vả dỗ con ngủ lại.
Để giúp bé phân biệt rõ thời gian ban ngày và ban đêm, bạn nên để ánh sáng tự nhiên rọi vào phòng và cứ để những âm thanh có chút ồn ào của ban ngày khuấy động bé một chút. Ngược lại, vào ban đêm hãy tắt đèn, giữ không gian tĩnh lặng.
3. Bạn có thể tập thói quen ngủ cho bé
Tin vui là bạn có thể giúp bé điều chỉnh giờ giấc của mình bằng cách duy trì các hoạt động cố định trước khi đi ngủ như massage, tắm, hát ru, cho bé bú và đọc truyện. Dần dần bé sẽ nhận biết được khi các hoạt động này diễn ra là đã đến giờ đi ngủ.
4. Giấc ngủ của bé thay đổi sau vài tháng
Sau 4 tháng, bé có thể tự ngủ và ngay cả khi thức giấc vào ban đêm, bé vẫn tự ngủ lại được mà không cần mẹ phải dỗ dành như trước. Bạn có thể vẫn thực hành những bước dỗ ngủ nhưng nên bắt đầu khi bé đang còn tỉnh táo chứ không chờ đến khi con buồn ngủ. Việc bé thức dậy giữa chừng chỉ là để xem mọi thứ còn nguyên vẹn như trước khi ngủ hay không.
5. Bé thức và ngủ điều độ theo đồng hồ sinh học
Bạn biết không, khi được 9 tháng tuổi, phần lớn các bé sẽ ngủ vào 9 giờ tối và 2 giờ chiều. Nếu thấy con còn chưa vào “nề nếp”, bạn có thể tập cho con quen với một thời khóa biểu nhất định, nhưng điều này cũng không thể đảm bảo là bé sẽ duy trì được thói quen ngủ theo mong muốn của bạn. Mỗi bé có một đồng hồ sinh học riêng và bố mẹ nên tôn trọng điều này.
6. Không dễ thay đổi chỗ ngủ của bé
Chẳng hạn, khi bé ngủ chung với bố mẹ và bạn muốn chuyển bé sang ngủ nệm hay cũi riêng, có thể phải mất hàng tháng để bé quen với chỗ ngủ mới. Đầu tiên, để bé ngủ trong nôi. Khi bé thức dậy giữa chừng, bế bé vào giường ngủ cùng bố mẹ, sau đó lại đặt bé trở lại trong nôi.
7. Bé có thể bị ảnh hưởng bởi tâm trạng của mẹ
Nếu chưa có kinh nghiệm, mẹ có thể rất lo lắng về giấc ngủ của con. Nhưng mẹ cần biết, bé rất nhạy cảm và có thể nắm bắt được những lo âu và stress mà bạn đang mắc phải.
8. Con khóc một chút cũng không sao
Dù bé cần được dỗ dành, nhưng khi được 5 tháng, con đã có thể tự trấn tĩnh và nín khóc mà không cần bạn phải can thiệp. Nếu bạn cần phải dỗ bé, nên để cho bé chờ đợi khoảng 3 đến 5 phút thay vì đáp ứng con ngay lạp tức.
MarryBaby
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Bình luận
Đăng ký hoặc Đăng nhập để bình luận ngay!