Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Quỳnh Nhi
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 05/11/2015

Thời điểm thích hợp cai núm vú giả cho bé

Thời điểm thích hợp cai núm vú giả cho bé
Ngậm núm vú giả là biện pháp giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon, sâu giấc, đồng thời giảm thiểu nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Nhưng những nguy cơ của núm vú giả bắt đầu lấn lướt lợi ích của nó khi bé tiếp tục dùng ở độ tuổi lớn hơn

Vậy đâu là thời điểm thích hợp để cai núm vú giả cho bé? Cùng MarryBaby tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé!

1/ Những bất lợi khi cai núm vú giả trễ

– Tăng nguy cơ nhiễm trùng tai: Núm vú giả làm tăng nguy cơ viêm nhiễm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cho bé sử dụng núm vú giả cho đến khi được 6 tháng tuổi vì ở độ tuổi này trẻ có rất ít nguy cơ bị viêm tai giữa. Đồng thời, đây là thời gian nguy cơ đột tử trong lúc ngủ cao nhất và bé đang rất hứng thú với việc ngậm ti giả.

Nhưng dùng núm vú giả thường xuyên có thể là nguyên nhân của chứng bệnh viêm tai giữa sau khi bé lớn hơn. Một nghiên cứu cho thấy rằng, những bé đã ngưng sử dụng núm vú giả sau 6 tháng tuổi có số ca viêm tai thấp hơn 1/3 so với các trường hợp vẫn tiếp tục thói quen này.

Cai núm vú giả cho bé khi nào?
Cai núm vú giả kịp thời giúp trẻ tránh được ảnh hưởng không tốt về sức khoẻ và sự phát triển

– Gây rắc rối cho răng miệng: Cho bé dùng núm vú giả trong 1 năm đầu đời sẽ không làm ảnh hưởng quá lớn đến cấu tạo hàm cũng như sự phát triển răng miệng. Tuy nhiên, nếu duy trì thói quen ngậm núm vú giả trong một thời gian dài, sẽ có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của răng, tăng nguy cơ răng của bé bị mọc xiên xẹo, lệch khớp cắn, răng hàm dưới bị chìa ra, hàm răng không khít.

– Cản trở phát triển ngôn ngữ: Một số chuyên gia cho rằng, núm vú giả có thể ngăn cản đến sự phát triển ngôn ngữ. Bởi vào thời điểm bắt đầu tập nói, tập phát âm, nếu trẻ cứ “bận rộn” với một chiếc ti giả trong miệng, sẽ làm biếng nói cũng như phát âm không chuẩn.

2/ Khi nào cần cai núm vú giả cho bé?

Theo các chuyên gia của Học viện Nhi khoa Mỹ, sau 6 tháng, những hữu ích của việc cho bé ngậm núm vú giả giảm đi, thay thế vào đó là nhiều ảnh hưởng không tốt như tăng nguy cơ nhiễm trùng tai, gây rắc rối cho răng miệng, phát triển ngôn ngữ,… Nên 6 -12 tháng là thời điểm tốt nhất để bắt đầu hạn chế và cai núm vú giả, đặc biệt với những trẻ dễ bị nhiễm trùng tai.

Nhưng đó cũng không phải là quy tắc quá cứng nhắc. Đối với một số trẻ, việc ngậm núm vú giả có thể giúp giảm căng thẳng, thích nghi với tình huống, thách thức mới như bắt đầu đi nhà trẻ, tham gia một chuyến đi dài,.. hoặc nếu trẻ cảm thấy cực kỳ thoải mái, hứng thú khi dùng núm vú giả thì bố mẹ có thể xem xét cho bé tiếp tục sử dụng thêm một thời gian nữa. Tuy nhiên, không nên để quá trễ, qua độ tuổi 3-4.

Và dẫu sao đi nữa, phụ huynh cũng nên cân nhắc, xem xét giúp bé tạm biệt “người bạn” đặc biệt này vào thời điểm thích hợp càng sớm càng tốt. Bởi ngoài những ảnh hưởng không mong muốn thì “nghiện” ti giả rất khó cai nếu để trẻ dùng trong thời gian dài. Nếu bé không tự mình từ bỏ, bố mẹ bằng cách nào đó nên giúp bé nói lời tạm biệt khi núm vú giả không còn là “bạn tốt” nữa nhé!

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x