Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 30/05/2023

10+ cách chữa đau răng cho trẻ em tại nhà đơn giản và hiệu quả

10+ cách chữa đau răng cho trẻ em tại nhà đơn giản và hiệu quả
Sâu răng là một trong những căn bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ em. Tuy không quá nguy hiểm nhưng tình trạng đau răng kéo dài, viêm sưng nướu sẽ ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của trẻ. Nếu biết cách trị đau răng cho bé tại nhà mẹ sẽ giúp bé bớt khó chịu trong thời gian chờ đến gặp nha sĩ.

Nguyên nhân chính dẫn đến sâu, đau răng ở trẻ là do giữ vệ sinh răng miệng không đúng cách; không được chăm sóc nướu răng từ khi sinh ra; lười giữ vệ sinh răng miệng; ăn nhiều đồ ngọt; các loại bánh kẹo có nhiều đường. Vậy cách chữa đau răng cho trẻ em tại nhà là gì?

Trước hết, cha mẹ cần nhận biết khi con bị đau răng sẽ có những biểu hiện gì, thông qua ảnh hưởng của tình trạng này đến trẻ.

1. Đau răng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé như thế nào?

Đau răng ảnh hưởng đến mỗi trẻ một cách khác nhau, theo đó, một số ảnh hưởng khi bị đau răng bao gồm:

  • Sốt.
  • Đau hàm dẫn đến khó nhai.
  • Mệt mỏi, khó chịu âm ỉ vì đau răng.
  • Đau nhói liên tục ở răng, gây cảm giác khó chịu.
  • Giảm cảm giác ăn, đặc biệt đau khi ăn đồ nóng hoặc lạnh.

Đau răng làm trẻ mệt mỏi, sốt, biếng ăn, v.v. Do đó, nắm được một số cách chữa đau răng cho trẻ em tại nhà và đơn giản dưới đây; giúp các phụ huynh chăm sóc con hiệu quả hơn; nhất là những khi chưa kịp đưa con đến nha sĩ.

2. Cách chữa đau răng cho trẻ em tại nhà an toàn và hiệu quả

2.1 Chườm lạnh

Cách chữa đau răng cho trẻ 3 tuổi an toàn nhất là chườm đá bên ngoài khu vực sưng đau một thời gian ngắn từ 1 – 3 phút. Biện pháp đơn giản này giúp gây tê, giảm sưng và làm dịu cơn đau tức thì.

cách trị đau răng cho trẻ tại nhà 3

2.2 Sử dụng bột tỏi

Tỏi được biết đến với đặc tính kháng khuẩn; giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại gây ra mảng bám răng. Đồng thời, tỏi cũng đóng vai trò như một loại thuốc giảm đau.

Cách chữa đau răng cho trẻ em tại nhà bằng tỏi như sau:

  • Bước 1: Nghiên nát 1-2 nhánh tỏi đến khi hỗn hợp sệt.
  • Bước 2: Dùng tăm bông bôi lên vùng bị ảnh hưởng.
  • Bước 3: Thêm chút muối để giảm kích ứng do nhiễm trùng.

2.3 Dùng dầu đinh hương

Đã từ lâu tinh dầu đinh hương được biết đến như loại dược liều có tính kháng khuẩn, chống oxy hóa, kháng viêm cao. Do đó, cách trị đau răng cho trẻ em tại nhà mẹ nên thực hiện để giảm đau cho con là để bé cắn 1 cục bông gòn được ngâm qua dầu đinh hương đã pha loãng.

Không những giúp làm dịu cơn đau nhanh chóng, dầu đinh hương còn giúp thơm miệng, nếu nhỡ bé có nuốt vào tí dầu cũng không sao vì dầu đinh hương vốn dĩ rất an toàn.

>> Xem thêm: Cách trị ho cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm cực hay mẹ nên biết

cách trị đau răng cho trẻ tại nhà 2

2.4 Massage với gel lô hội

Gel lô hội có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên và có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn trong miệng gây sâu răng. Cách chữa đau răng ở trẻ em tại nhà đó là thoa gel lô hội lên vùng bị đau và xoa bóp nhẹ nhàng.

2.5 Dùng trà bạc hà túi lọc

Bạc hạ là một vị thuốc giúp giảm đau hiệu quả cho trẻ em. Mẹ có thể sử dụng trà bạc hà túi lọc để làm giảm cơn đau và làm dịu vùng nướu nhạy cảm.

Cách chữa đau răng cho trẻ em tại nhà bằng bạc hà là:

  • Bước 1: Cho túi trà bạc hà mới sử dụng vào ngăn đá tủ lạnh trong vài phút.
  • Bước 2: Sau đó đặt chúng giữa má và nướu của trẻ em để giảm đau răng.

2.6 Uống thuốc không kê đơn

Nếu cơn đau của trẻ âm ỉ, kéo dài (dưới 2 tuần); mẹ hãy cho bé uống các loại thuốc chống viêm không kê đơn như ibuprofen và acetaminophen để giúp làm dịu cơn đau. Mẹ đảm bảo cho trẻ uống đúng theo liều lượng khuyến cáo trên sản phẩm.

Uống thuốc không kê đơn
Uống thuốc không kê đơn là cách chữa đau răng cho trẻ em tại nhà

2.7 Sử dụng nước muối ấm cho trẻ

Mẹ thường làm gì khi con xị mặt, một tay ôm một bên má nhăn nhó? Phải chăng là bảo con đi đánh răng ngay lập tức? Tuy nhiên có một cách chữa đau răng cho trẻ em tại nhà hiệu quả dễ làm đó là sử dụng nước muối ấm.

Cách chữa đau răng cho trẻ em tại nhà bằng nước muối ấm như sau:

  • Bước 1: Mẹ pha cho bé 1 cốc nước muối ấm.
  • Bước 2: Lấy cho trẻ súc miệng và ngậm trong vài phút.

Nước muối ấm giúp giảm nhiễm trùng và làm giảm đau nhanh chóng; hạn chế viêm nhiễm đến các khu vực xung quanh.

2.8 Rửa bằng oxy già pha loãng

Nước oxy già pha loãng (3%) giúp diệt khuẩn và làm bé dễ chịu ngay lập tức chỉ sau vài lần súc miệng và ngậm từ 1-2 phút. Đừng quên bắt trẻ súc miệng sạch lại bằng nước sạch nhé!

2.9 Sử dụng nước súc miệng cỏ xạ hương

Cỏ xạ hương có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa giúp giảm đau răng ở trẻ em.

Cách chữa đau răng cho trẻ em tại nhà bằng nước súc miệng:

  • Bước 1: Đun sôi một cốc nước và cho lá húng tây vào để tạo thành hỗn hợp.
  • Bước 2: Để nguội và sau đó cho trẻ sử dụng như một loại nước súc miệng.

Một cách khác: mẹ chấm một vài giọt tinh dầu cỏ xạ hương và nước lên miếng bông gòn; rồi thoa lên vùng răng trẻ bị đau nhức.

Dùng cỏ xạ hương chữa đau răng
Dùng cỏ xạ hương chữa đau răng cho trẻ em tại nhà đúng cách

2.10 Dùng gừng để chữa nhức răng

Gừng có tính cay nóng, kháng viêm. Cách chữa nhức răng cho trẻ bằng gừng có thể được tiến hành bằng 1 vài lát gừng giã nát, đắp lên vùng răng bị sâu sẽ hiệu quả.

>> Xem thêm: Các dấu hiệu và triệu chứng trẻ mọc răng chính xác

2.11 Cách chữa đau răng tại nhà với lá trầu không

Mẹ cũng có thể thử cách này: Lấy 2-3 lá trầu không, giã nát cùng vài hạt muối, hòa một ít rượu vào, để 10 phút xong gạn lấy nước. Chia 2 lần súc miệng rồi nhổ hết ra (cách nhau 5 phút) là khỏi.

Cách chữa trị đau răng cho trẻ em tại nhà bằng lá trầu không và muối hạt có thể nói là cách hiệu quả nhất được truyền miệng qua bao thế hệ. Nếu tạm thời chưa thể đưa con đến nha sĩ; mẹ hãy thử áp dụng xem sao.

3. Sơ cứu khi bé bị gãy răng, răng lung lay sắp rụng

Bé rụng răng sữa thường không bị đau và thậm chí cả 2 mẹ con đều không biết răng rụng lúc nào. Nhưng nếu là răng vĩnh viễn (ở trẻ từ 6 tuổi); mẹ nên sơ cứu gấp trong vòng 15 phút.

  • Bước 1: Đeo găng tay y tế.
  • Bước 2: Cho trẻ súc miệng bằng nước ấm.
  • Bước 3: Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ bất kỳ thức ăn nào có thể bị kẹt giữa các răng và gây đau.
  • Bước 4: Tìm vết sưng hoặc “mụn nhọt” quanh răng; đó có thể là dấu hiệu của áp xe răng. Kiểm tra xem răng có lung lay không.

Trên đây là cách chữa trị đau răng cho trẻ em tại nhà đơn giản dễ thực hiện. Tuy nhiên đây chỉ là những giải pháp tạm thời; không thể điều trị dứt điểm. Nếu bé đau răng kéo dài; mẹ nên đưa con đến gặp nha sĩ để được tư vấn và chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách.

Ngoài ra cũng đừng quên hướng dẫn bé phương pháp đánh răng hằng ngày hiệu quả; hạn chế ăn ngọt và nhớ súc miệng sau mỗi bữa ăn để duy trì hàm răng khỏe đẹp.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Toothaches in Children
https://www.healthychildren.org/English/health-issues/injuries-emergencies/Pages/Toothaches-in-Children.aspx
Ngày truy cập: 30.05.2023

2. Toothache (Pulpitis) in Children
https://www.nationwidechildrens.org/conditions/health-library/toothache-pulpitis-in-children
Ngày truy cập: 30.05.2023

3. 9 Home Remedies for Toothaches in Children
https://www.dentistryondusk.com/home-remedies-for-toothache-children/
Ngày truy cập: 30.05.2023

4. Toothache
https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/toothache/
Ngày truy cập: 30.05.2023

5. Toothache
https://www.nhs.uk/conditions/toothache/
Ngày truy cập: 30.05.2023

x