Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hương Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 31/10/2021

Cảnh báo 7 tác hại khôn lường của thuốc giảm cân sau sinh

Cảnh báo 7 tác hại khôn lường của thuốc giảm cân sau sinh
Để nhanh lấy lại vóc dáng, nhiều mẹ tìm đến thuốc giảm cân sau sinh mà không lường trước những tác hại của nó. Ngoài ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, thuốc còn gây nguy hiểm cho sức khỏe người dùng.

Làm mẹ là thiên chức vô cùng thiêng liêng của người phụ nữ nhưng đi kèm với đó là những hy sinh lớn lao. Soi mình trong gương sau ca sinh nở thành công, không ít các bà mẹ phải bật khóc vì tủi thân trước thân hình quá khổ, sồ sề, bụng đầy mỡ. Do vậy, nhiều mẹ đã dùng thuốc giảm cân sau sinh với mong muốn nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon gọn của thời son rỗi. Tuy nhiên, các chuyên gia đều không khuyến khích cách làm đẹp này, đặc biệt là với các mẹ đang cho con bú.

Vậy uống thuốc giảm cân có ảnh hưởng gì không và đâu mới là phương pháp xuống cân, giảm mỡ an toàn mà mẹ nên áp dụng?

>>> Mẹ có thể xem thêm: Học “lỏm” bí quyết giảm cân sau sinh của các mỹ nhân Việt

“Điểm mặt” 7 tác hại của thuốc giảm cân

1. Gây ảnh hưởng đến tim mạch

Nhiều loại thuốc giảm cân chứa chất kích thích (có thành phần amphetamine hoặc caffeine, guarana…) làm tăng huyết áp và nhịp tim. Người mắc bệnh tim dùng thuốc có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Nếu lạm dụng thuốc giảm cân chứa các chất kích thích, mẹ có thể phải đối mặt với các tình trạng nguy hiểm như huyết áp cao, thở nhanh, đau tim, đột quỵ… thậm chí là tử vong.

Đây là một trong những tác hại khôn lường của thuốc giảm cân sau sinh. Vì vậy, mẹ cần hết sức cân nhắc trước khi áp dụng cách này tìm lại số cân mong muốn.

2. Tổn thương gan, thận

Hệ bài tiết bao gồm gan, thận chịu những hậu quả nặng nề nếu mẹ dùng thuốc giảm cân, nhất là thuốc giảm cân nhanh trong thời gian dài. Vì gan, thận phải làm việc hết công suất để phục vụ quá trình đào thải.

3. Gây khó chịu cho đường tiêu hóa

Nhiều loại thuốc trên thị trường hiện nay hoạt động bằng cơ chế ngăn chặn sự hấp thụ chất béo, từ đó gây ảnh hưởng đến các hoạt động của hệ tiêu hóa. Một số triệu chứng mẹ có thể gặp khi uống thuốc giảm cân như đầy hơi chướng bụng, tiêu chảy, buồn nôn, táo bón, co thắt dạ dày…

4. Gây mất ngủ

Chính vì chứa chất kích thích nên một số loại thuốc giảm cân sau sinh còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến mẹ không có cảm giác buồn ngủ vào ban đêm. Việc thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến mẹ mệt mỏi, thiếu năng lượng.

5. Gây căng thẳng, lo lắng

Đây là tác hại của thuốc giảm cân sau sinh mà ít ai nghĩ đến. Trên thực tế, thuốc giảm cân chứa chất kích thích sẽ ảnh hưởng đến tình thần, cảm xúc của mẹ nếu dùng trong thời gian dài.

Mẹ có thể cảm thấy kích động, cáu kỉnh, thường xuyên hồi hộp, tâm trạng thất thường, thậm chí bị hoang tưởng hoặc âu lo quá mức.

tác hại của thuốc giảm cân sau sinh

6. Gây suy giảm hệ miễn dịch

Thuốc giảm cân sau sinh có thể gây suy giảm hệ miễn dịch, khiến sức khỏe ngày càng yếu đi nếu lạm dụng thuốc trong thời gian dài.

7. Gây nghiện

Thuốc giảm cân có thể gây nghiện nếu dùng thường xuyên vì nó thường chứa các chất kích thích, chẳng hạn amphetamine từ lâu được xem là một dạng ma túy và bị cấm dùng.

Uống thuốc giảm cân có ảnh hưởng đến sữa mẹ?

Nhiều mẹ thắc mắc đang cho con bú uống thuốc giảm cân được không? Chắc chắn là không.

– Một số thành phân gây hại trong thuốc có thể lọt vào sữa mẹ và tác động lên cơ thể non nớt của bé.

– Thuốc còn gây chán ăn và giảm hấp thu chất dinh dưỡng. Thiếu hụt dinh dưỡng sẽ làm giảm chất lượng sữa mẹ.

– Thuốc giảm cân có thể gây mất nước trầm trọng. Mẹ thiếu hụt nước ít nhiều đều ảnh hưởng đến việc tiết sữa.

– Cơ thể cần mỡ để đảm bảo cho quá trình sản xuất sữa mẹ. Tuy nhiên thuốc giảm cân hầu hết đều nhằm vào mục đích giảm mỡ.

Tại sao uống thuốc giảm cân mà không giảm?

Dùng thuốc giảm cân sau sinh để nhanh chóng lấy lại vóc dáng mơ ước nhưng trên thực tế đa số các trường hợp dùng mà không giảm. Vậy tại sao uống thuốc giảm cân mà không giảm?

Nguyên nhân là do thuốc làm giảm cảm giác thèm ăn, từ đó mà giảm lượng thực phẩm tiêu thụ. Nhưng nếu lượng calo tính trên thực phẩm ăn vào không giảm thì không thể đem lại hiệu quả giảm béo.

Ngoài ra, phần lớn thuốc có tác dụng chống hấp thụ mỡ nên chỉ ngăn được khoảng 30% chất béo đưa vào cơ thể. Nếu uống thuốc mà vẫn ăn nhiều thì cũng không thể giảm cân.

Theo các chuyên gia, thuốc giảm cân nói chung và thuốc giảm cân sau sinh nói riêng chỉ có tác dụng hỗ trợ. Thuốc sẽ không thể phát huy tác dụng nếu người dùng không kết hợp cùng chế độ tập luyện, ăn uống khoa học.

Cách giảm cân nhanh nhất không dùng thuốc

Giải pháp giảm cân sau sinh an toàn, hiệu quả nhất là một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh và tập thể dục điều độ.

1. Bổ sung những thực phẩm giúp tan mỡ

Những thực phẩm chứa protein, chất xơ và chất béo lành mạnh có thể giúp mẹ đánh bay mỡ sau sinh hiệu quả lại an toàn. Theo đó, mẹ hãy thêm vào chế độ ăn các thực phẩm sau: trứng, thịt nạc, cá, trái cây màu đỏ, dầu oliu, đậu, gạo lứt, yến mạch, rau lá xanh, trà xanh và các loại rau có màu sắc rực rỡ…

>>> Mẹ có thể xem thêm: 20 loại thức ăn giảm cân mà bạn không thể bỏ qua

2. Cho con bú sữa mẹ

Cho con bú sữa mẹ là một cách giảm cân hiệu quả nhờ vào cơ chế đốt cháy calo thông qua việc cung cấp dinh dưỡng cho bé. Ước tính việc cho con bú có thể giúp tiêu hao khoảng 500 calo mỗi ngày, tương đương 1 giờ tập thể dục với cường độ trung bình.

3. Tập thể dục

Thay vì dùng thuốc giảm cân sau sinh, mẹ hãy tìm kiếm một số bài tập giúp đốt cháy calo, tăng cường thể chất hiệu quả. Đặc biệt, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thời điểm nào sau sinh an toàn để bắt đầu tập luyện mẹ nhé.

Cách giảm cân nhanh nhất không dùng thuốc

4. Nói “không” với các thực phẩm không lành mạnh

Bánh ngọt, bánh quy, kem, kẹo, thức ăn nhanh, thực phẩm chiên rán… chứa nhiều đường, chất béo bão hòa và calo, làm cho chỉ số cân nặng tăng lên thay vì giảm xuống. Hãy bắt đầu nói “không” với chúng nếu mẹ muốn nhanh chóng tìm lại vóc dáng đẹp.

5. Theo dõi lượng calo dung nạp

Việc kiểm soát lượng calo trong thức ăn chính là chìa khóa để giảm cân thành công. Dựa vào đó, mẹ sẽ có những điều chỉnh cần thiết để xây dựng cho mình thực đơn giảm cân hiệu quả nhất.

Mẹ có thể tham khảo cách tính lượng calo cơ thể cần mỗi ngày tại đây.

Sở hữu vóc dáng thon gọn là điều ai cũng mong muốn, đặc biệt là với các mẹ sau sinh. Nhưng đừng vì tâm lý nóng vội mà giảm cân sai cách gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Thay vì dùng thuốc giảm cân sau sinh, mẹ nên lựa chọn những cách giảm cân khoa học không dùng thuốc trên đây. Chúc mẹ sớm lấy lại vóc dáng mơ ước nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Vegetarian diet: How to get the best nutrition https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/vegetarian-diet/art-20046446?pg=2 Ngày truy cập: 31/10/2021.

2. Weight-loss drugs and your heart https://www.health.harvard.edu/staying-healthy/weight-loss-drugs-and-your-heart Ngày truy cập: 31/10/2021.

3. Weight loss that works: A true story https://www.health.harvard.edu/blog/weight-loss-that-works-a-true-story-2017030111218 Ngày truy cập: 31/10/2021.

4. Weight loss and fad diets https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/weight-loss-and-fad-diets Ngày truy cập: 31/10/2021.

5. Diet and heart disease risk https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/heart-disease-and-food Ngày truy cập: 31/10/2021.

x