Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Lâm Nguyệt Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Phạm Trung Hiếu
Cập nhật 30/06/2023

Sau sinh ăn rau muống có tốt không và lời đáp từ chuyên gia

Sau sinh ăn rau muống có tốt không và lời đáp từ chuyên gia
Rau muống là loại rau quen thuộc đối với người Việt Nam. Mặc dù vậy, cũng có rất nhiều mẹ băn khoăn không biết ăn rau muống có mất sữa không. Để làm rõ vấn đề này cũng như đảm bảo sức khỏe cho mẹ sau sinh, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Sau sinh ăn rau muống có tốt không còn tùy thuộc vào thời điểm ăn. Việc ăn rau muống có thể gây sẹo lồi ở vết thương dù là sinh thường hay sinh mổ. Để làm rõ vấn đề này cũng như đảm bảo sức khỏe cho mẹ sau sinh, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Thành phần dinh dưỡng của rau muống

Trước khi biết sau sinh ăn rau muống có tốt không, bạn cần tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của loại rau này. Rau muống được cho rằng có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Ăn rau muống rất tốt cho sức khỏe do đây là loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Thành phần của rau muống có protit, gluxit, xenluloza, tro, nhiều loại muối khoáng với hàm lượng cao như canxi, photpho, sắt. Các vitamin gồm có carotene, vitamin C, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2. Ngoài ra còn chứa nhiều chất nhầy.

Sau sinh ăn rau muống có tốt không
Rau muống là một loại rau bổ dưỡng

Công dụng của rau muống

Rau muống có một số tác dụng tốt đối với sức khỏe con người như sau:

  • Làm chậm quá trình lão hóa: do thành phần có chứa vitamin C, vitamin E nên rau muống có khả năng chống lại sự oxi hóa. Ăn rau muống thường xuyên giúp làn da khỏe hơn, giảm nếp nhăn và hạn chế nổi mụn.
  • Trị táo bón và khó tiêu: do chứa nhiều chất xơ nên rau muống có tác dụng nhuận tràng.
  • Trị thiếu máu: trong rau muống có chất sắt, rất tốt cho những người bị thiếu máu.
  • Giúp ngăn ngừa bệnh tim: rau muống chứa folate, magie, đều là những khoáng chất có lợi cho tim.
  • Bổ mắt: hàm lượng carotenoid, vitamin A và lutein trong rau muống khá cao nên rất tốt cho mắt

Sau sinh ăn rau muống có tốt không?

Với những tác dụng tuyệt vời trên, rất nhiều sản phụ thắc mắc liệu có được ăn rau muống sau sinh hay không.

Rau muống có một đặc điểm là kích thích sinh collagen trong cơ thể người. Chính vì vậy, những người bị thương khi ăn rau muống thì vết thương sẽ nhanh lành.

Tuy nhiên, những sợi collagen này lại sắp xếp lộn xộn, hình thành sẹo lồi. Loại sẹo này sẽ không biến mất theo thời gian mà ngày càng chai cứng, vùng da xung quanh cũng thâm sạm theo.

Chính vì thế, các mẹ sau sinh, dù là sinh thường hay sinh mổ, cũng không nên ăn rau muống để tránh các vết thương biến thành sẹo lồi gây ngứa ngáy.

Người xưa còn quan niệm phụ nữ sau sinh ăn rau muống sẽ khó khép cổ tử cung để trở lại trạng thái như lúc chưa mang thai. Các mẹ sau sinh hãy kiêng rau muống ít nhất 3 tháng hoặc đợi đến khi các vết thương trên cơ thể lành hẳn hãy ăn loại rau này.

Sau sinh ăn rau muống có tốt không
Sau sinh ăn rau muống có tốt không? Mẹ nên kiêng ít nhất 1 tháng sau sinh

Mẹ sau sinh ăn rau muống có mất sữa không?

Chưa có một nghiên cứu và một chuyên gia nào chứng minh rằng ăn rau muống gây mất sữa mẹ. Trên thực tế ăn rau muống có bị mất sữa không, thì chưa có trường hợp mẹ sau sinh nào ăn rau muống khiến lượng sữa giảm. Vì thế, việc mẹ sau sinh ăn rau muống mất sữa là hoàn toàn sai sự thật.

Tuy nhiên vì vấn đề sức khỏe và thẩm mỹ kể trên, chị em không nên ăn rau muống trong tháng đầu sau sinh. Ngoài sản phụ mới sinh, những người bị viêm đau, nhức khớp, bị gout và các viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi thận, huyết áp cao, bệnh nhân đang điều trị nội, ngoại khoa cũng không nên ăn rau muống.

Khi ăn rau muống, các mẹ nên tìm nguồn cung cấp uy tín bởi đây là loại rau thường được phun thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng, rất nguy hiểm nếu bị ngộ độc. Tác hại khi bị ngộ độc là giãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Ngoài ra thì môi trường sinh trưởng của rau muống thường là những nơi dễ bị xâm nhập bởi các loại ký sinh trùng. Khi dùng rau muống tươi sống không qua chế biến sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh đường ruột như giun sán, tiêu chảy,..

Mẹ cần chú ý khi chế biến loại rau này cần rửa sạch, ngâm muối để sát khuẩn. Tốt nhất là nấu chín để đảm bảo an toàn nhé!

Sau sinh ăn rau muống có tốt không
Rau muống không gây mất sữa như lời đồn

Những loại rau bà đẻ sau sinh nên kiêng

Ăn uống đúng cách sau sinh mổ và sinh thường là một vấn đề quan trọng, cần được các bà đẻ để ý và tuân thủ cho đúng. Nhất là nên tránh các loại thực phẩm gây mất sữa, hạn chế việc phục hồi thể trạng của mẹ hoặc gây ảnh hưởng tới bé.

Bên cạnh sau sinh ăn rau muống có tốt không thì MarrryBaby bổ sung thêm một trong số những loại rau bà đẻ không nên ăn vì hoàn toàn có thể gây ra thực trạng mất sữa ở mẹ khi đang cho con bú như sau:

  • Măng không chỉ là thực phẩm nếu ăn không đúng cách hoàn toàn có thể gây hại cho cả người thông thường mà đặc biệt quan trọng phụ nữ sau sinh không nên ăn măng.
  • Cải bắp là thực phẩm lành mạnh nhiều người sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, mẹ sau sinh không nên ăn cải bắp vì mẹ sau sinh bị mất sữa.
  • Rau răm có tính năng điều kinh, bổ huyết và chữa rong huyết hiệu suất cao. Nhưng rau răm lại là loại rau có tính hàn, thế cho nên mẹ sau sinh sử dụng sẽ bị mất sữa nếu dùng rau răm tiếp tục hoặc ăn với số lượng nhiều.
  • Rau cần tây, đây là loại thực phẩm được những mẹ chuyên sử dụng trong những món xào đặc biệt quan trọng dùng để xào thịt bò. Dù mùi vị mê hoặc giống như bắp cải nhưng hoàn toàn có thể gây thực trạng mất sữa và tăng tiết sữa ở một số ít người.
  • Lá lốt là một trong số những loại rau bà đẻ không nên ăn vì lá lốt được xem là thực phẩm số 1 trong việc hủy hoại nguồn sữa mẹ .
  • Bạc hà là loại rau thơm thường được dùng ăn sống hoặc là nguyên liệu pha chế trong nhiều loại đồ uống. Nhưng đây cũng là một trong các loại rau bà đẻ không nên ăn vì bạc hà được sếp vào nhóm antigalactagogues, điều này đồng nghĩa với việc liều lượng cao ở chúng có thể gây ra tình trạng giảm tiết sữa mẹ.
  • Rau mùi ta, rau mùi tàu tựa như như rau bạc hà cũng là những loại rau bà đẻ không nên ăn vì hoàn toàn có thể khiến mẹ giảm sữa.

Có rất nhiều loại rau tốt như rau ngót, rau dền đỏ, các trái cây… chị em nên sử dụng để nhanh chóng hồi phục cơ thể. Trên đây là một số những đóng góp về vấn đề sau sinh ăn rau muống có tốt không. Hy vọng bài viết đã đem tới thông tin hữu ích cho gia đình bạn và chúc gia đình luôn mạnh khỏe, bình an.

Xem thêm:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Your Postpartum Nutrition Guide

https://www.whattoexpect.com/first-year/postpartum/postpartum-diet-nutrition-questions-answered/

Truy cập ngày 13/4/2022

Postnatal Diet – Foods You Should Eat and Avoid After Delivery

https://parenting.firstcry.com/articles/postnatal-diet-foods-to-eat-after-delivery/

Truy cập ngày 13/4/2022

What should you eat after childbirth

https://timesofindia.indiatimes.com/life-style/food-news/what-should-you-eat-after-childbirth/photostory/71955575.cms

Truy cập ngày 13/4/2022

Ultimate Diet Guide for C-Section Delivery Mothers

https://www.daytoday.health/blog/ultimate-diet-guide-for-c-section-delivery-mothers

Truy cập ngày 13/4/2022

Health benefits of kangkong, Kangkung, ong choy or water spinach During Pregnancy (Women Pregnant )

https://baseonhealthy.blogspot.com/2015/06/health-benefits-of-kangkong-kangkung.html

Truy cập ngày 13/4/2022

x