Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 11/12/2020

Mẹ bị sôi bụng sau sinh, tham khảo ngay 3 cách này để trị bệnh

Mẹ bị sôi bụng sau sinh, tham khảo ngay 3 cách này để trị bệnh
Mẹ bị sôi bụng sau sinh là vấn đề khiến nhiều người lo lắng. Vậy, hiện tượng đó là do đâu? Bị sôi bụng sau sinh liệu có nguy hiểm và cách chữa sôi bụng sau sinh như thế nào? Tham khảo bài viết của MarryBaby để biết cách trị bệnh mẹ nhé!
Mẹ bị sôi bụng sau sinh
Mẹ bị sôi bụng sau sinh, trị thế nào?

Cha ông ta từng nói người chửa cửa mả. Điều đó quả là không sai. Chửa đẻ luôn đặt người phụ nữ trước cửa sinh và cửa tử, may mắn thì mẹ tròn con vuông, còn không may thì gặp các bất trắc. Chưa hết, sau sinh phụ nữ lại gặp vô số vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa.

Những rắc rối về tiêu hóa như sôi bụng, lạnh bụng, tiêu chảy, táo bón… luôn khiến bà đẻ phải phiền lòng. Trong đó, mẹ sau sinh hay bị sôi bụng nhất.

Sôi bụng là âm thanh “ùng ục” được tạo ra do sự di chuyển của thức ăn, khí và dịch vị trong ống tiêu hóa. Trên thực tế, âm thanh sôi bụng rất nhỏ, người bình thường không thể nghe được, phải dùng ống nghe chuyên dụng mới nghe được tiếng sôi. Đây được coi là hiện tượng tiêu hóa bình thường, không nguy hiểm, không gây hại cho sức khỏe.

Tuy nhiên, khi tiếng sôi bụng trở nên quá to, kéo dài kèm theo các triệu chứng khác, mẹ có thể đang gặp các vấn đề với hệ tiêu hóa.

Vậy, nguyên nhân nào gây sôi bụng ở phụ nữ sau khi sinh con?

Mẹ bị sôi bụng sau sinh do đâu?

Mẹ bị sôi bụng sau sinh do đâu?

Để có được các phương pháp trị chứng sôi bụng, mẹ cần biết nguyên nhân do đâu. Cụ thể, có các lý do sau:

  • Theo các bác sĩ, phụ nữ sau sinh thường bị sôi bụng là do sự thay đổi của cơ thể. Lúc này cơ thể yếu, sức đề kháng kém, dễ bị nhiễm bệnh.
  • Sôi bụng có thể do mẹ bị rối loạn hệ vi sinh đường ruột: có nghĩa là những vi khuẩn có hại lấn át vi khuẩn có lợi. Vì vậy, dạ dày không tiêu hóa được lượng thức ăn mà cơ thể nạp vào, gây tình trạng đầy hơi, sôi bụng.
  • Trong một vài trường hợp, sôi bụng sau sinh là do chế độ dinh dưỡng. Một chế độ ăn uống không phù hợp, kiêng khem quá mức; dung nạp quá nhiều mỡ, nhiều đường; đồ uống có chứa caffeine và carbohydrate; hoặc do việc thu nạp nhiều không khí khi mẹ ăn quá nhanh… sẽ khiến mẹ sau sinh dễ bị sôi bụng trong khi ở cữ.
  • Sôi bụng cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng hơn như rối loạn tiêu hóa hoặc viêm đại tràng, đau dạ dày.

Ngoài ra, mẹ bị sôi bụng sau sinh còn do các yếu tố khác như nịt bụng quá chặt, do ngồi sai tư thế hoặc do các vấn đề về sức khỏe tâm thần như mệt mỏi, lo lắng.

Mẹ bị sôi bụng sau sinh liệu có nguy hiểm?

Mẹ bị sôi bụng sau sinh liệu có nguy hiểm

Nếu mẹ bị sôi bụng không kèm các dấu hiệu bất thường khác, đó là một cơn sôi bụng sinh lý. Hiện tượng này xuất hiện khi mẹ bị đói và hoàn toàn bình thường, không phải là vấn đề của hậu sản nên không cần lo lắng.

Thế nhưng, sôi bụng kèm các vấn đề dưới đây thì cần quan tâm:

  • Đầy hơi
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Đi ngoài liên tục, đi ngoài ra nước
  • Ợ nóng, đánh hơi nhiều
  • Nóng rát thực quản
  • Đau thượng vị

Nếu tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và chất lượng sữa cho bé. Bởi khi hệ tiêu hóa vận hành không tốt, những thực phẩm mẹ ăn vào sẽ không tiêu hóa được và cơ thể không hấp thụ chất dinh dưỡng để cung cấp cho hoạt động của mẹ và sữa của bé.

Hơn nữa, nếu gặp các vấn đề như tiêu chảy liên tục, mẹ sẽ mất nước và suy nhược cơ thể. Không có các biện pháp can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Vì vậy, nếu mẹ bị sôi bụng kèm một trong những dấu hiệu trên, hãy cẩn thận và tìm các cách chữa trị nhé.

Mẹ bị sôi bụng sau sinh có nên cho con bú? Theo các chuyên gia y tế, khi mẹ bị sôi bụng vẫn có thể duy trì cho em bé bú mẹ. Mẹ đừng lo ngại trẻ cũng sẽ bị những vấn đề như mình mà cắt đi nguồn sữa ngọt ngào của con nhé. Bởi sức đề kháng trong sữa mẹ sẽ giúp bé khỏe mạnh và chống lại được bệnh tật.

Cách chữa sôi bụng cho mẹ sau sinh

Với bà đẻ, khi bị sôi bụng, các mẹ luôn được khuyên sử dụng các phương pháp trị bệnh dân gian. Vì những cách này an toàn, không ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ. Các cách dưới đây rất hiệu quả, các mẹ hãy thực hiện nếu không may mình bị sôi bụng.

1. Chữa sôi bụng cho mẹ sau sinh bằng lá mơ

Chữa sôi bụng cho mẹ sau sinh bằng lá mơ

Lá mơ lành tính, mát, chứa nhiều vitamin C, protein, carotene, giúp giảm triệu chứng co thắt dạ dày, tá tràng.

Cách thực hiện chữa sôi bụng cho mẹ sau sinh bằng lá mơ như sau:

  • Sử dụng 50–60g lá mơ thái nhỏ trộn đều với hai lòng trắng trứng gà và đánh đều.
  • Làm nóng chảo, cho hỗn hợp lên trên lá chuối và chiên không dầu.
  • Ăn ngay khi nóng để lá mơ không bị đắng và phát huy tác dụng chữa sôi bụng.

2. Gừng tươi chữa sôi bụng cho mẹ sau sinh

Gừng tươi chữa sôi bụng cho mẹ sau sinh

Mẹ bị sôi bụng sau sinh có thể sử dụng gừng tươi, một loại gia vị luôn sẵn có trong bếp. Gừng có tính ấm, vị cay, thường được sử dụng để làm ấm bụng, kích thích tiêu hóa, tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ lạnh bụng, sôi bụng, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.

Cách chữa sôi bụng bằng gừng tươi vô cùng đơn giản, như sau:

  • Lấy 1 củ gừng tươi, rửa sạch, để cả vỏ và xắt thành từng lát nhỏ.
  • Cho gừng đã cắt lát vào cốc nhỏ và thêm nước nóng cùng 2-3 giọt tinh dầu (bạc hà, quế, sả…).
  • Uống từng ngụm nhỏ nước gừng.

Mẹ cũng có thể sử dụng gừng tươi trộn cùng mật ong và nước cốt chanh để uống vào mỗi buổi sáng cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa và hỗ trợ giảm cân. Lưu ý nếu mẹ bị đau dạ dày không nên uống quá nhiều chanh.

3. Chữa sôi bụng sau sinh bằng lá tía tô

Chữa sôi bụng sau sinh bằng lá tía tô

Tía tô là một loại rau gia vị rất tốt. Mẹ bị sôi bụng sau sinh có thể sử dụng loại lá này để nấu cháo. Cháo tía tô ăn lúc nóng không chỉ là một phương thuốc giải cảm được ông bà chúng ta sử dụng từ lâu đời mà còn rất tốt trong việc hỗ trợ tiêu hóa, chữa sôi bụng cho mẹ sau khi sinh con.

Cách chữa sôi bụng cho mẹ sau sinh bằng lá tía tô như sau:

  • Nấu gạo tẻ thành cháo (vài nắm gạo).
  • Cháo chín, cho hành hoa và lá tía tô đã rửa sạch, thái nhỏ vào cùng cháo, nêm gia vị, đun sôi lại cháo.
  • Mẹ ăn cháo ngay khi còn nóng.

Cháo tía tô có thể nấu cùng với thịt băm để tăng dinh dưỡng cho mẹ và bé. Nhưng lưu ý khi mẹ đang sôi bụng không nên ăn thịt mỡ, chỉ ăn thịt nạc.

Ngoài ba cách mà mẹ bị sôi bụng sau sinh có thể áp dụng như trên, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp khác. Ví dụ như chườm nóng, massage bụng; dùng nước gạo rang, trần bì, quế… Một khi tình trạng sôi bụng không giảm mà nặng hơn, lúc này mẹ nên đến các phòng khám hoặc bệnh viện để được các bác sĩ tư vấn. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho mẹ dùng thuốc tây. Tuyệt đối không tự mua thuốc tây về uống, vì có thể ảnh hưởng xấu tới em bé.

Lưu ý để tránh bị sôi bụng sau sinh

Lưu ý để tránh bị sôi bụng sau sinh

Mẹ bị sôi bụng sau sinh cần chú ý trong sinh hoạt và ăn uống để tình trạng này không xảy ra. Cụ thể:

  • Cần ăn chậm, nhai kỹ; không ăn quá nhanh vì ăn nhanh sẽ nuốt nhiều không khí.
  • Không để bụng quá đói hoặc ăn quá no.
  • Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều lần trong ngày.
  • Cần đảm bảo cung cấp cho cơ thể đủ bốn nhóm thực phẩm: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Hạn chế uống các đồ uống có cồn hoặc có ga.
  • Hạn chế thực phẩm nhiều đường, nhiều dầu mỡ hoặc nhiều gia vị cay nóng; ăn nhiều rau xanh, trái cây.
  • Tập luyện thể dục thể thao hằng ngày như đi bộ, yoga, đạp xe… để kích thích tiêu hóa.
  • Không mặc quần áo quá chật.
  • Theo dõi thực đơn ăn uống hàng ngày để biết món ăn nào gây sôi bụng và loại bỏ nó.

Mẹ bị sôi bụng sau sinh sẽ nhanh chóng được cải thiện nếu mẹ biết áp dụng những phương pháp trên cùng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Mong rằng bài viết của MarryBaby sẽ giúp mẹ tránh được những vấn đề rắc rối không mong muốn trong thời gian sau sinh.

Đan Nguyên

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x