của bé
Ngay khi chào đời, xương sọ chưa nối liền với nhau mà giữa chúng có những khoảng không, gọi là khớp nối. Những điểm trũng giữa những khớp nối gọi là thóp. Với vị trí nhạy cảm, dễ tổn thương này, mẹ cần lưu ý những gì khi chăm sóc con?
Nội dung bài viết
Các em bé sinh ra có hai thóp. Thóp trước hình tứ giác được giới hạn bởi 2 xương đỉnh và 2 xương trán. Thóp sau hình tam giác giới hạn bởi 2 xương đỉnh và xương chẩm. Hai thóp này sẽ dần đóng kín khi trẻ được 24 tháng.
Vậy chức năng của thóp là gì, mẹ đã biết?
Thóp giúp xương sọ được mềm dẻo trong quá trình sinh nở và phù hợp với sự phát triển của xương sọ khi bé lớn dần lên. Hệ thống các thóp và đường nối đàn hồi giữa các xương hộp sọ thực hiện một chức năng vô cùng quan trọng: bảo vệ cho não bộ của bé trước áp suất bên ngoài. Khi đầu bé chui ra từ mẹ, nó bị ép chặt lại. Nếu không có các khoảng hở đàn hồi bé sẽ bị đau. Hơn nữa có thể nảy sinh việc chảy máu trong não, trong vùng mắt và màng xương.
Thóp có dễ bị tổn thương?
Thóp được bảo vệ bởi các mô mỏng, nằm dưới da đầu. Vì thế, cha mẹ không cần lo lắng tới mức tránh gội đầu cho bé bởi vì, thóp đã được bảo vệ vững chắc. Trường hợp thóp bị tổn thương do cha mẹ chạm vào là hầu như không có. Việc tắm gội, đội mũ hay tiếp xúc từ tay mẹ tới thóp của bé không thể gây tổn thương cho thóp…
Hiện tượng thóp phập phồng
Hiện tượng thóp phập phồng là do thóp là vùng não của bé tạm thời chưa được lấp kín bằng xương, được bảo vệ bằng 3 lớp vỏ bọc, giữa các lớp đó còn có các chất lỏng thực hiện vai trò giảm chấn động cho bé. Thóp phập phồng có thể gặp ở các bé có thóp rộng. Thóp rộng so với tuổi thường gặp trong bệnh còi xương.
Chăm sóc thóp bé sơ sinh
– Việc đội nón che thóp cho trẻ cũng bắt đầu từ truyền thuyết “gió máy” ngấm qua thóp làm trẻ bị cảm, cúm. Điều này cũng hoàn toàn sai, vì cảm hay cúm là do virus gây ra. Bảo vệ thóp cho trẻ là điều cần thiết, nhưng đó là việc tránh va đập mạnh ở phần đầu trẻ. Việc che thóp quá kỹ sẽ khiến bé bị chảy mồ hôi đầu – điều mà nhiều phụ huynh nghĩ rằng bé bị đổ mồ hôi trộm rồi lại cho rằng bé bị thiếu canxi. Do đó, đội nón trùm đầu không có tác dụng nhiều trong việc bảo vệ trẻ khỏi cảm cúm, thay vào đó mẹ nên áp dụng cách khác để giữ ấm thóp cho bé. Trong đó, có thể sử dụng dầu giữ ấm để chăm sóc vùng thóp trẻ sơ sinh. Dầu giữ ấm với chiết xuất từ các thành phần thảo mộc tự nhiên không chỉ giữ ấm vùng thóp mà có thể giúp bé giữ ấm toàn than, hơn nữa thoa quanh rốn có thể giúp chống đầy hơi, táo bón, đồng thời massage quanh chân còn hỗ trợ bé thêm khỏe mạnh.
– Cần khám bác sĩ để bổ sung vitamin D và canxi. Phòng còi xương nên cho trẻ tắm nắng buổi sáng để ánh nắng tiếp xúc trực tiếp với da của trẻ, trong 10 – 15 phút.
– Không tắm nắng sau 9 giờ sáng vì có nhiều tia cực tím, có hại cho trẻ, không để trẻ nhìn về phía mặt trời. Không cho trẻ ăn dặm quá sớm, khi trẻ đến tuổi ăn dặm, cho trẻ ăn đầy đủ các chất trong ô vuông thức ăn. Bảo vệ thóp không có gì đặc biệt. Chú ý không để vật nhọn chạm vào thóp bé.

Rạn da khi mang thai - Vết dấu của tình yêu thương vĩ đại 80% mẹ bầu bị rạn da khi mang thai. Mỗi ngày cùng với sự lớn lên của con, những vết rạn xuất hiện như chứng tích của tình yêu thương và hạnh phúc làm mẹ.
-
Thóp của trẻ sơ sinh lõm sâu hay đầy đặn đều đáng lo!Tuy chỉ là một bộ phận nhỏ trên cơ thể nhưng phần thóp trẻ sơ sinh lại khiến các mẹ hết sức lưu tâm, thậm chí lo lắng. Thực tế, thóp đầu của trẻ sơ sinh cần được bảo vệ tới mức nào? Có thể nhận...
-
10 biểu hiện lạ nhưng không nguy ở trẻ sơ sinhLần đầu làm mẹ, hẳn bạn sẽ cảm thấy đứng ngồi không yêu khi nhận thấy bé cưng có những triệu chứng "đáng ngờ" như có máu trong tã, trẻ sơ sinh hắt hơi liên tục, mắt bé bị lé, bộ... Làm sao đây mẹ...
-
14 quan niệm lỗi thời trong chăm sóc trẻ sơ sinhTrẻ sơ sinh cần được chăm sóc đúng cách để bé khỏe mạnh và phát triển bình thường như những đứa trẻ khác
Trầm cảm sau sinh là căn bệnh thường hay gắn liền với phụ nữ, đặc biệt nhất đối với người lần đầu làm mẹ. Theo đó, người mẹ sẽ trải qua hàng loạt những cảm xúc như hạnh phúc, vui mừng, lo lắng, buồn rầu, khóc lóc kéo dài…
Trầm cảm sau sinh từ sự vô tâm của chồng
-
Bé sơ sinh cần được bổ sung canxi đúng cáchCanxi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Thiếu...
-
Miền Bắc rét đậm đến Tết Nguyên đán,...Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin, từ nay đến Tết...
-
"Cứu nguy" cho mẹ bị bệnh trĩ khi mang thaiThông thường, khi mang thai thường có tình trạng bà bầu bị trĩ, đặc biệt...
-
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu3 tháng đầu thai kỳ là thời gian dễ xảy ra các tai biến nhất, do đó, mẹ bầu...
-
Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ?Không ít mẹ thắc mắc sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ, hay cứ chọn ngày mổ...
-
Công chúng Anh chỉ trích thời trang bầu...Thời trang bầu của Meghan Markle rất tôn dáng, sang trọng và tinh tế. Tuy...
-
Đây là lý do, Lâm Khánh Chi quyết định...Hình ảnh cận mặt đáng yêu của quý tử đầu lòng nhà "mỹ nhân chuyển giới" Lâm...
-
Con gái mỹ nhân đẹp nhất Philippines...Marian Rivera và tài tử Dingdong Dantes đã tổ chức tiệc đón chào đứa con thứ...
-
Trịnh Gia Dĩnh và vợ hoa hậu vừa đón...Trang On đưa tin vào ngày 15-2 vừa qua, diễn viên Trịnh Gia Dĩnh có con trai...
-
Phát hiện một ca sinh 7 hiếm gặp ở IraqTheo Healthmedicinet, đây là trường hợp sinh 7 đầu tiên vừa xảy ra tại Bệnh...
kt_pham
Dầu giữ ấm này sử dụng thoa thóp cho bé như thế nào nhỉ, có mẹ nào dùng rồi tư vấn cho các mẹ biết với.
kt_pham
Chăm sóc bé trong những năm đầu đời, mẹ nào cũng lo lắng nhất là vùng thóp của bé, nhiều bé có hiện tượng," cứt trâu" trên thóp sau khi chào đời không lâu, không biết có tác dụng hay ảnh hưởng gì không?