Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 09/10/2020

Xử trí khi trẻ bỏ giấc trưa và đột nhiên bé không chịu ngủ một mình

Xử trí khi trẻ bỏ giấc trưa và đột nhiên bé không chịu ngủ một mình
Hầu hết trẻ em chuyển từ ngủ hai giấc thành một giấc từ 12 đến 18 tháng tuổi. Độ tuổi bỏ ngủ trưa hoàn toàn khác nhau ở mỗi trẻ.

Khi trẻ bỏ giấc trưa

Theo thống kê, có khoảng 80% trẻ 2 tuổi vẫn ngủ trưa. Đến 3 tuổi, con số này giảm xuống còn khoảng 60%, nhưng có 1/4 trẻ 4 tuổi và thậm chí khoảng 10-15% trẻ 5 tuổi vẫn ngủ trưa mỗi ngày. Do thể chất mỗi trẻ khác biệt nên điều quan trọng là cha mẹ phải “đọc” được tín hiệu của trẻ chớ đừng áp đặt tuổi “đúng” hoặc theo cách “tốt nhất”.

Bảng tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn nhận ra các dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng để bỏ giấc ngủ trưa:

  • Tự tỉnh giấc trong một tâm trạng tốt.
  • Buồn ngủ vào ban đêm và duy trì giấc ngủ.
  • Ngủ khoảng 11 đến 12 tiếng một đêm.
  • Có hành vi tỉnh táo trong cả ngày, ngay cả khi không ngủ trưa.

“Cuộc chiến” để ép con bạn ngủ trưa càng mệt mỏi hơn khi bạn nghĩ trẻ luôn cần một giấc ngủ trưa mà bé không chịu ngủ. Và có phài trẻ luôn cần 1 giấc ngủ như thế?

1. Giai đoạn chuyển tiếp giờ ngủ trưa

Theo tiến sĩ Laura Jana, bác sĩ khoa nhi tại Omaha, Nebraska, nước Mỹ thì có một giai đoạn chuyển tiếp. Theo cô, trong khi nhiều trẻ vẫn ổn khi không ngủ trưa vài ngày thì có những trẻ sẽ mệt mỏi và trở nên cáu kỉnh. Một số trẻ dù đã quá 4 tuổi nhưng vẫn cần ngủ trưa để có sức khỏe tốt hơn.

Một số trẻ em, thường từ 2 tuổi, độ tuổi mà cha mẹ cho rằng không cần phải ngủ trưa, nhưng cơ thể bé thực chất vẫn cần hưởng lợi từ giấc ngủ ngắn này. Khi bỏ qua quá giấc trưa như vậy, trẻ dễ trở nên cáu kỉnh, mệt mỏi vào đầu giờ chiều.

Theo các chuyên gia, giai đoạn chuyển tiếp có thể kéo dài khoảng 6 tháng. Đây thật sự là khoảng thời gian dài có thể khiến các bậc cha mẹ cảm giác như tận 6 năm! Tuy vậy, bạn nên cho bé có một giấc trưa thường xuyên ngay sau bữa ăn, đây là lúc cơ thể có sự giảm nhiệt độ tư nhiên nên dễ buồn ngủ hơn. Lúc này, bạn hãy cùng con lên giường, đọc những truyện kể cho bé nghe, rồi ôm con vào lòng, mát-xa nhẹ hoặc xoa nhẹ vào lưng để làm dịu trẻ. Bạn đừng quên giảm ánh sáng, đóng các màn cửa, tắt ti-vi, dọn dẹp đồ chơi… Nếu bé không chịu ngủ trong vòng 45 phút, giấc trưa đã qua và bạn sẽ cần yêu cầu trẻ ngủ đêm sớm để đủ 11 đến 12 tiếng vào đêm hôm đó.

em_be_ngu
Cần cho trẻ ngủ đêm sớm cho đủ giấc nếu trẻ bỏ giấc ngủ trưa

2. Xử trí khi bé không chịu ngủ trưa

Nếu sau tất cả những cố gắng đó mà bé không chịu ngủ trưa, cha mẹ không nên xem đó là thái độ xấu. Thay vào đó, hãy xem đó là hành vi có thể đoán trước dù bạn có thể rất bực bội. Khi nhìn sự việc theo hướng này, bạn sẽ có thể lên kế hoạch và giải quyết hậu quả, chẳng hạn như cho trẻ đi ngủ sớm buổi tối.

Dù bé không chịu ngủ giấc trưa nhiều ngày liên tiếp, nhưng điều đó không có nghĩa là trẻ đã sẵn sàng để bỏ hẳn giấc trưa. Bạn cần xem xét liệu hành vi này có xảy ra thường xuyên hơn qua nhiều tuần liền hay không. Một vài trẻ cũng có thể tạm thời ngủ trưa lại sau một thời gian gián đoạn nếu bạn thấy trẻ thiếu tỉnh táo vào buổi chiều.

Khi bỏ hẳn giấc ngủ trưa, trẻ cũng cần một khoảng thời gian chuyển tiếp. Bạn hãy thử bắt đầu một thói quen cùng với trẻ trong thời gian này như dùng sách màu, câu đố và đồ chơi để con tự giải trí nhẹ nhàng. Bằng cách này, bạn cũng được nghỉ xả hơi.

Theo các chuyên gia, một giấc ngủ ngắn khoảng 20 phút là đủ tốt cho tất cả chúng ta. Đây là thời gian nghỉ ngơi vừa đủ, cho phép não bắt đầu tích hợp các dữ liệu vào bộ nhớ dài hạn và cung cấp năng lượng cho nửa sau của ngày. Vì vậy, một giấc ngủ trưa ở mọi lứa tuổi là điều được các chuyên gia thường khuyến khích.

3. Linh hoạt

Chìa khóa thực sự để đối phó với một đứa trẻ trong quá trình bỏ giấc trưa là phải linh hoạt với thời gian biểu. Nếu bé không chịu ngủ trưa, bạn nên cố gắng xoa dịu trẻ. Hãy điều chỉnh thời gian nghỉ trưa và để ý các dấu hiệu buồn ngủ của trẻ.

Bé không chịu ngủ 1 mình, mẹ phải “cương – nhu” kết hợp

Đừng lo lắng nếu con bạn đột nhiên không chịu ngủ 1 mình trong những năm đầu đời. Có nhiều lý do cho điều này, và đây là một số gợi ý thực tế để giúp bạn giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả.

1. Con sợ bóng tối và muốn được quay vào phòng ngủ chung với ba mẹ

Trẻ từ chối để bạn tắt đèn ngủ và khóc khi bạn vẫn muốn thực hiện điều này.

bé không chịu ngủ
Càng lớn bé càng có nhiều lý do để không đi ngủ sớm

Để giúp con yên tâm ngủ một mình, đầu tiên, bạn có thể lắp một công tắc điều chỉnh độ sáng cho ánh sáng phòng ngủ của bé. Tức là cho phép bạn dần dần làm tối căn phòng nhiều hơn một chút mỗi đêm.

Thứ hai, bạn có thể ngồi với trẻ cho đến khi bé ngủ – mặc dù điều đó có thể sớm trở thành thói quen khó sửa.

2. Sau khi thức dậy vào nửa đêm, trẻ không thể ngủ lại được nữa

Bạn đang ngủ say thì đột nhiên cục cưng đang nằm bên cạnh mình, tỉnh táo và khuôn mặt thể hiện sự cô đơn. Bé nói rằng không thể ngủ lại và muốn được ở bên mẹ, được ăn món nào đó.

Lúc này, bạn đưa con trở lại giường, hôn trẻ một cách âu yếm và rời khỏi phòng. Kiên quyết từ chối khi bé đòi ăn, đòi chơi. Bạn nói rõ ràng với bé rằng đây không phải là thời gian để vui chơi và ăn uống. Bạn làm điều này mỗi lần bé thức dậy vào ban đêm cho đến khi bé ổn định tâm lý, ngủ ngon giấc.

3. Trẻ lo lắng về chuyện nho nhỏ nào đó. Chính điều này tác động đến giấc ngủ của bé khiến trẻ sợ phải ngủ một mình.

Trẻ vẫn đi ngủ trong khoảng thời gian quy định như mọi ngày mà không thể hiện bất kỳ sự khó chịu nào. Nhưng bạn có thể nghe thấy tiến động nho nhỏ từ trong phòng. Bé trở mình liên tục, thức giấc nhiều giờ sau đó. Điều này cũng tương tự như khi bạn có chuyện gì phải suy nghĩ, thức dậy vào nửa đêm và không muốn tự mình trở lại.

Bạn vào phòng và trò chuyện với bé rằng dù có chuyện đã xảy ra trong ngày chăng nữa thì cũng cần phải ngủ ngon ngày mai mới giải quyết tốt hơn được. Không có gì con phải quá lo lắng. Nhớ bảo con trẻ nằm trên giường khi bạn nói những điều này.

Ngày hôm sau, cha mẹ hãy suy nghĩ kỹ về những vấn đề có thể khiến bé mệt mỏi. Có thể chiều hôm trước bé đã gây lộn với bạn hàng xóm, hoặc ở trường mẫu giáo bị cô phạt hay chơi đùa quá trớn với anh/chị em của mình. Cố gắng làm những gì bạn có thể để hỗ trợ bé vượt qua căng thẳng để ngủ ngon giấc.

4. Cái gọi là nỗi sợ khi ngủ một mình thực ra chỉ là hành vi tìm kiếm sự chú ý từ cha mẹ của bé.

Trẻ không muốn bạn rời đi và để bé lại một mình trong phòng. Bé lý giải rất nhiều lý do về nỗi sợ hãi nhưng chỉ cần nghe tiếng bước chân mẹ quay trở lại là trẻ vui vẻ và muốn cha mẹ tham gia một trò chơi nho nhỏ nào đó ngay lập tức.

bé không chịu ngủ
Bé không chịu ngủ đôi khi chỉ là muốn tìm kiếm sự chú ý

Hãy cố gắng kiểm soát tình thân ngay lúc này. Ví dụ như cố gắng phớt lờ khi trẻ nhắn nhủ “Mẹ ơi, con không muốn ngủ một mình – và nếu bạn cảm thấy phải đi gặp hãy nói chuyện ngắn gọn, kết thúc nhanh để đưa bé đi vào giấc ngủ.

Ngoài ra, bạn nên dành cho bé sự chú ý đặc biệt mỗi buổi sáng thức dậy và nói rằng: “Mẹ cảm thấy rất vui và tự hào khi con có thể tự ngủ một mình. Con đã mạnh mẽ như một chú rồng rồi nè!”

Để trẻ có 1 giấc ngủ ngon, không có gì là quá khó. Bạn chỉ cần quan sát và chăm sóc trẻ đúng cách khi bé không chịu ngủ là con sẽ thích nghi với lịch sinh hoạt của mẹ “dàn xếp” ngay thôi!

Linh Lan

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x