Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 20/05/2016

Tuần 19: Mốc phát triển trí tuệ thứ 4 của bé

Tuần 19: Mốc phát triển trí tuệ thứ 4 của bé
Sau mốc phát triển trí tuệ thứ 4, bé yêu sẽ có sự thay đổi lớn lao trong nhận thức. Thế giới trong đôi mắt bé trở nên rõ nét và sinh động hơn bao giờ hết

Sự thay đổi trong nhận thức này sẽ dẫn đến những thay đổi trong kỹ năng và hoạt động sau đó. Con đã bắt đầu nhận ra rằng thế giới này được tạo thành từ những thứ mà có thể chúng ta không nhìn thấy và mọi thứ vận động và xâu chuỗi với nhau, nhẹ nhàng biến đổi từ kiểu này sang kiểu khác. Như tất cả các mốc phát triển trí tuệ khác, bạn sẽ cùng con trải qua các giai đoạn “bão tố” và “nắng đẹp”. Hãy chuẩn bị tinh thần để biến tất cả thành “tuần kỳ diệu” chứ không phải là “tuần khủng hoảng”.

Mốc phát triển trí tuệ 4
Mốc phát triển trí tuệ thứ 4 kéo dài từ khoảng tuần 14 đến 19

Những biểu hiện khó ở của con trong mốc phát triển trí tuệ thứ 4

Khoảng tuần thứ 14 đến 17, con sẽ bắt đầu những biểu hiện khó chịu, như một bước để học cách thích nghi và làm chủ những khả năng mới. Hãy theo dõi để phát hiện ra những tín hiệu con sắp bước vào một thế giới mới. Đó có thể là:

  • Hay khóc, tâm trạng xấu, mè nheo, đeo bám nhiều hơn
  • Muốn mẹ bày trò để chơi liên tục
  • Muốn được bế, ôm, vuốt ve nhiều hơn
  • Ngủ ít
  • Ăn ít
  • Sợ người lạ
  • Ít bi bô và hóng chuyện
  • Mút ngón tay thường xuyên

Về phía bố mẹ, bạn sẽ lại một lần nữa phải trải qua cảm giác căng thẳng và mệt mỏi đến kiệt sức khi con cứ không ngừng mè nheo và khóc lóc. Bạn cũng sẽ cảm thấy cáu kỉnh, thấy mình bị làm phiền ghê gớm và tha thiết mong chờ được ngả lưng để nghỉ ngơi trong yên bình. Bạn sẽ cần tập trung tinh thần cao độ để không bị mất kiểm soát.

Đón chào những kỹ năng mới

Đối với mốc phát triển trí tuệ này, hầu hết các bé đều trải qua giai đoạn nhảy vọt vào tuần thứ 19, khi đó, con đã cảm nhận được những chuyển động nhẹ nhàng của sự vật, sự việc xung quanh mình. Đó có thể là quả bóng đang lăn lăn trên sàn, là chiếc gối lõm lại khi bị chạm vào hay sự lên xuống trong tiết tấu của một giai điệu… Những biến đổi đơn giản và dễ nhận thấy của thế giới xung quanh lần đầu tiên được bé thu vào tầm mắt một cách rõ nét. Điều này sẽ khuyến khích con tiếp tục khám phá, nhất là khi các kỹ năng vận động mới được hình thành như khả năng với, chạm và nắm đồ vật, kết hợp với khả năng vặn hoặc xoay người…

Bạn cũng sẽ thấy rằng, ứng với mốc phát triển trí tuệ này, con sẽ có thể phát âm được nhiều nguyên âm và phụ âm khác nhau. Từ đây trở đi, bạn sẽ suốt ngày được nghe những tràng dài “baba mama” vui tai và đáng yêu vô cùng, nhưng phải chờ rất lâu nữa để con nói thứ ngôn ngữ mà cả hai đều hiểu!

Giúp con khám phá thế giới mới

Sau mỗi bước phát triển, thế giới của con đã thay đổi hoàn toàn, trở nên phong phú và đa dạng hơn, sống động hơn và đầy những điều mới mẻ. Con không có nhiều kinh nghiệm để hiểu quy luật vận động của mọi thứ, chẳng hạn khi một trái bóng bằng cao su được thả xuống, bé sẽ không biết rằng bóng sẽ nảy lên. Con cũng đang ở trong bước đầu tiên để khám phá những khả năng của mình, những thứ tưởng chừng đơn giản như cầm đồ vật, cho đồ vào miệng… Vì thế, bố mẹ cần biết cách khuyến khích việc thực hành các kỹ năng của con.

Trước hết, hãy khuyến khích con vận động: Giúp con tập lẫy từ trước ra sau và ngược lại, tập trườn về phía trước, tập sờ nắn, lắc, xoay đồ vật…

Tiếp đến, hãy chơi cùng con nhiều hơn: Những trò chơi và hoạt động lý tưởng cho mốc phát triển này bao gồm trò chuyện cùng con, hát, xem tranh, ú òa, soi gương…

Để con khám phá thế giới xung quanh mình, bố mẹ cũng cần chú ý đến sự an toàn xung quanh con. Hãy đảm bảo rằng những ổ điện đã được che lại, những đồ dễ vỡ được để trên cao, những vật góc cạnh không trong tầm với của con, bạn nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x