của bé
Khả năng giải quyết vấn đề rất quan trọng trong việc quyết định sự thành công khi trẻ đến tuổi đi học và cả ra khi trẻ bước vào đời. Khi bạn thấy con mình đang làm một hành động nào đó, điều đó có nghĩa là bé đang giải quyết vấn đề, đang mày mò khám phá cách thức thế giới chung quanh hoạt động ra sao.
Ở độ tuổi này trẻ thường sử dụng ngôn ngữ cơ thể và tư duy để suy tính một kế hoạch nhằm đạt đến mục tiêu của mình. Chẳng hạn như, bé lật ngược một tách nước để xem nước đó chảy đi đâu – đó cũng là cách những em bé mới tập đi đang giải quyết vấn đề.
Trẻ cũng biết giải quyết vấn đề bằng cách vận dụng kinh nghiệm đã qua để giúp hiểu thêm những tình huống mới. Chẳng hạn như, con bạn có thể bắt đầu ném mọi thứ vào thùng rác – có cái đúng là rác và có cái không phải rác. Đó là do trẻ nhớ lại: Khi mình bỏ hủ sữa chua sau khi ăn hết xong vào thùng rác thì mẹ đã tỏ vẻ vui sướng ra sao. Chỉ là trẻ chưa học được cái nào nên hoặc không nên quẳng đi mà thôi!
Trẻ cũng học cách giải quyết vấn đề bằng cách bắt chước theo hành động của bố mẹ và những người thân trong gia đình. Vì thế khi trẻ thấy người lớn biết giữ bình tĩnh và không hề bỏ cuộc khi đối mặt với một thử thách nào đó, trẻ sẽ học theo.
Bạn có thể làm gì
Hỗ trợ để trẻ đạt được mục tiêu. Quan sát con bạn khi chồng những khối lắp ráp lên cao mà cứ bị đổ xuống hoài, bé có thể mất bình tĩnh, bực bội hoặc ném hết đồ chơi của mình ra xa. Hãy nhẹ nhàng chỉ bé cách lắp ráp sao cho không đổ (giữ sao cân bằng, thay vì chồng tiếp lên trên thì hãy gắn thêm từ dưới đáy). Điều quan trọng là giúp bé tập thói quen không đầu hàng khi đương đầu với thử thách.
Làm việc nhà với nhau. Cho bé một cây chổi nhỏ để giúp trẻ biết giải quyết vấn đề như làm thế nào để quét chổi cho sạch bụi dưới sàn nhà.

Cùng con làm những việc nhỏ trong nhà để gắn kết yêu thương
Dạy cho trẻ cách biết xin giúp đỡ. Khi thấy con bạn có vẻ nản chí khi làm một việc gì đó mà không xong, bạn có thể nói: Con có muốn mẹ giúp con không? hoặc Để bố phụ con nhé?
Hãy làm gương. Bạn cần chú ý những hành động của mình khi giải quyết một vấn đề nào đó. Bé có thể đang nhìn và học theo bạn. Nếu đứng trước một khó khăn, bạn bình tĩnh xử trí mọi thứ thì bé sẽ bắt chước được những thái độ tích cực đó khi sau này lâm vào những khó khăn của riêng mình.
Bạn có biết?
Trẻ 18 tháng tuổi bắt đầu biết cảm nhận và đồng cảm với những cảm giác của người khác.
Điều đó có ý nghĩa gì đối với bạn :
Khi được 18 tháng tuổi, trẻ bắt đầu phát triển ý thức tự nhận thức. Đầu tiên là trẻ nhận thức được bản thân mình – đó là những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ, điều mình yêu thích hoặc ghét. Sau đó, trẻ nhận thức được những điều tương tự từ người khác. Điều này giúp trẻ học cách đồng cảm. Trẻ có thể tưởng tượng cách người khác cảm giác ra sao. Để giúp trẻ biết đồng cảm, bạn nên:
Nói về những cảm xúc của người khác. Bạn Titi đang buồn vì con đã lấy búp bê của bạn ấy. Hay là mình trả lại búp bê cho Titi, rồi sau đó mình chọn món đồ chơi khác, con nhé?
Gợi ý cho trẻ cách tỏ ra đồng cảm. Bạn Titi té đau kìa. Mình hãy xoa xoa cho bạn hết đau nhe!
Đồng cảm với con bạn. Con đang sợ chú chó đó phải không? Chú dễ thương lắm nhưng lại đang sủa ầm ĩ. Sợ quá đi thôi. Mẹ sẽ bế con đợi cho chú chó đi qua nhé!
15-18 tháng tuổi là giai đoạn quan trọng hình thành những tính cách đầu đời của bé. Vì thế rèn luyện cho bé những thói quen tốt, những lối suy nghĩ tích cực, tư duy độc lập, biết cảm thông, chia sẻ là bạn đã giáo dục bé có được những kỹ năng sống làm hành trang bước vào đời.
MarryBABY
-
Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ nhỏ: Trẻ 18 tháng tuổiNgoài các kiểm tra các chỉ số cơ bản và tiêm phòng miễn dịch, khi khám sức khỏe cho trẻ 18 tháng tuổi bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm tầm soát thiếu máu và nhiễm độc chì. Mẹ cũng nên trao đổi...
-
Có nên phạt bé ngồi yên một chỗ?Liệu ba mẹ có nên áp dụng hình thức ngồi yên 1 chỗ với bé từ 18 tháng tuổi được không, hay là bé còn quá nhỏ?
-
Tháng thứ 19: Tuần 2Sau khi đã đi vững, bỗng dưng bé lại muốn được ẵm bồng. Mẹ cần động viên để bé không sợ hãi, hoặc mang theo xe đẩy những lúc bé thấy mệt. Khi ra đường bạn lưu ý bảo vệ da bé khỏi tác động xấu của...
-
Sự phát triển của bé từ 15 đến 18 tháng tuổiTrong giai đoạn này bé biết vận dụng những kỹ năng mới từ những thao tác của cơ thể, lối suy nghĩ và ngôn ngữ để cố gắng giải quyết vấn đề. Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi nhìn thấy cu cậu biết đẩy một...
-
Tháng thứ 15 đến 19 tháng tuổi: Trẻ tự giải quyết vấn đề và hiếu động hơn bạn tưởngNhững bé yêu vừa vào cột mốc 15-19 tháng sẽ có một sự bứt phá về cả thể chất và tinh thần trong tháng này. Con tràn đầy năng lượng và hiếu động hơn bao giờ hết. Mẹ hãy kiên nhẫn tìm những hoạt...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!