Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 18/12/2020

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là dấu hiệu đáng lo ngại?

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là dấu hiệu đáng lo ngại?
Trẻ sơ sinh thở mạnh nếu đi kèm những triệu chứng như sốt, nghẹt mũi, thở khò khè có thể là dấu hiệu cho thấy bé có vấn đề về hệ hô hấp. Mẹ cần lưu ý đặc biệt trong những trường hợp này.

Khác với người lớn, nhịp thở của trẻ sơ sinh sẽ có một chút sự khác biệt. Thay vì thở từ 12 đến 20 lần/phút như một người trưởng thành, nhịp thở của trẻ sơ sinh lại nằm ở mức cao hơn từ 40 đến 60 lần/phút. Chu kỳ thở bình thường của các bé sẽ sâu và nhanh lúc đầu rồi chậm dần và nông hơn.

Trẻ sơ sinh thở mạnh
Trẻ sơ sinh thở mạnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Bạn có thể chủ động đếm nhịp thở cho bé bằng cách ôm con vào lòng khi bé đang trạng thái thư giãn và không quấy khóc. Tiếp theo, các mẹ nhẹ nhàng vén áo bé lên khỏi phần ngực và theo dõi nhịp thở thông qua bụng hay ngực. Mỗi lần hít thở của con được tính là 1 nhịp, bạn từ từ đếm trong vòng 1 phút và có thể đếm lại từ 2 đến 3 lần để có được kết quả chính xác nhất.

Khi đếm, các mẹ cũng nên kiên nhẫn đếm đủ tất cả nhịp thở của bé trong vòng 1 phút và tránh trường hợp đếm được một nửa chặng đường rồi dừng lại và nhân lên. Hành động này sẽ cho ra kết quả thiếu chính xác vì nhịp thở của trẻ sơ sinh không phải lúc nào cũng lặp lại đều đặn. Nhịp thở của một em bé hoàn toàn khỏe mạnh là khoảng từ 40 đến 60 lần/phút trong giai đoạn 1 tháng tuổi và từ 35 đến 60 phút/lần với bé dưới 6 tháng tuổi.

Khi chìm vào giấc ngủ đêm, con cưng của bạn đôi khi sẽ thở mạnh, nhanh hay phát ra tiếng như thở khò khè, rên rỉ hay như tiếng còi… Nguyên nhân của hiện tượng này là do cấu trúc mũi của những bé mới sinh thường rất nhỏ và mũi dường như là đường hô hấp duy nhất nên bé yêu sẽ chưa thể chủ động điều chỉnh nhịp thở. Điều này sẽ dẫn đến trường hợp nghẹt mũi và cũng làm ảnh hưởng đến các bộ phân khác của hệ hô hấp.

Tuy nhiên, nếu thiên thần nhỏ của bạn vẫn ăn uống sinh hoạt bình thường, lên cân đều đặn và không có dấu hiệu quấy khóc hay khó chịu, các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm rằng trẻ sơ sinh thở mạnh và nhanh là dấu hiệu không đáng lo ngại.

Một số triệu chứng nguy hiểm khi trẻ sơ sinh thở mạnh

Trường hợp trẻ sơ sinh thở mạnh nếu không kèm theo bất kì dấu hiệu tiêu cực nào khác, mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh thở mạnh đi kèm những triệu chứng sau đây, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay.

  • Nghẹt mũi: Nguyên nhân phổ biến khiến con yêu thở mạnh là trường hợp nghẹt mũi. Phần lớn trẻ sẽ có hiện tượng chảy nhiều nước mũi, thở khò khẻ, nghẹt mũi. Nếu chỉ vừa mắc phải, các mẹ chỉ cần vệ sinh mũi cho bé cưng thường xuyên hay sử dụng các thuốc xịt mũi uy tín chuyên dùng cho trẻ nhỏ. Nếu sau 2 tuần, bạn vẫn không thấy các triệu chứng của bé có dấu hiệu thuyên giảm thì cần đưa con đi khám ngay.
  • Sốt: Bé cưng của bạn đang bị sốt cũng sẽ gặp phải trường hợp thở mạnh và nhanh. Hành động này sẽ làm xua tan đi cơn nóng của trẻ và giúp cơ thể mau phục hồi.
  • Vận động mạnh: Cũng tương tự như người lớn khi vận động mạnh, trẻ sẽ bắt đầu hít thở mạnh và nhanh để giúp cơ thể cung cấp nhiều oxi hơn cho các hoạt động của tế bào. Để giảm thiểu việc trẻ phải thở mạnh và nhanh do hít phải khói bụi, các mẹ nên lưu ý giữ cho môi trường vui chơi của con yêu luôn sạch sẽ và thông thoáng.
  • Thở khò khè hoặc kèm theo tiếng: Nếu con yêu mắc phải triệu chứng này có thể bé đang mắc phải bệnh hen suyễn hay do nhiễm vi rút. Việc thở mạnh và nhanh lúc này là do bé bị tắc nghẽn một khu vực nào đó trong đường thở dẫn đến trường hợp thở khò khè, phát ra tiếng. Mẹ có thể cho bé hít albuterol hay sử dụng máy phun sương để giúp con cải thiện tình trạng này.

Qua bài viết này, MarryBaby hy vọng đã giúp các mẹ giải tỏa những vướng mắc về trường hợp trẻ sơ sinh thở mạnh. Thêm vào đó, theo dõi thường xuyên nhịp thở của con yêu và giữ cho môi trường sinh hoạt của bé luôn sẽ sạch sẽ và thông thoáng sẽ là những gợi ý hữu ích giúp thiên thần nhỏ của bạn tránh được các bệnh liên quan đến hệ hô hấp.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x